string(0) ""

Đau lưng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Phòng Ngừa, Địa Chỉ Điều Trị

Bài thuốc Cốt Vương thần hiệu thang là bài thuốc nam độc quyền điều trị xương khớp tại Nhất Nam Y Viện – “Thái y viện triều Nguyễn thu nhỏ”.

Nhiều người bệnh thường lầm tưởng các cơn ĐAU LƯNG chỉ là do làm việc quá sức, chỉ cần nghỉ ngơi là sẽ thuyên giảm. Tuy nhiên, không ít trường hợp cơn đau kéo dài liên tục, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống. Nguyên nhân gây đau có thể đến từ nhiều bệnh lý nguy hiểm và nếu không được điều trị sớm người bệnh có thể đối mặt với các biến chứng khó lường và suy giảm nghiêm trọng khả năng vận động.

TIN VUI >>> [Feedback] Bệnh nhân hết đau nhức hoàn toàn nhờ trị liệu chữa đau lưng tại Đông phương Y pháp

Tổng quan

Đau lưng là căn bệnh gặp phổ biến ở nhiều người. Lưng là một cấu trúc phức tạp, cấu thành bởi xương, cơ, khớp và dây thần kinh. Do cột sống thắt lưng là bộ phận nâng đỡ sức nặng của phần trên cơ thể nên rất dễ bị đau bởi các chấn thương mô mềm hay xương sống. Đau lưng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau, vì vậy, nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây ra tổn thương cho hệ thống xương khớp, cột sống, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Đau lưng là căn bệnh gặp phổ biến ở nhiều người

Đau lưng là căn bệnh gặp phổ biến ở nhiều người

Trong gần 40 sự nghiệp chữa bệnh cứu người, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh dành phần lớn thời gian để nghiên cứu giải pháp điều trị xương khớp của các Ngự Y triều Nguyễn, nhằm phát triển bài thuốc điều trị xương khớp TOÀN DIỆN, dứt điểm cho người bệnh.

Nguyên nhân gây đau lưng

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất của đau lưng, cụ thể như sau:

  • Căng cơ quá mức: Các cơ bị căng thường gây ra đau lưng. Căng cơ quá mức thường xảy ra khi nâng vật nặng ở tư thế không phù hợp và chuyển động bất ngờ đột ngột. Căng cơ quá mức cũng có thể do hoạt động quá sức. Ví dụ như cảm giác đau nhức và cứng khớp xảy ra sau vài giờ làm việc trên sân hoặc chơi một môn thể thao.
  • Do thương tích hoặc bong gân: Khi bị bong gân hay chấn thương tủy sống người bệnh có thể không cảm thấy đau ngay lập tức. Người bệnh có thể bị đau nhiều sau mang vác nặng, đó có thể do bong gân hoặc giãn dây chằng do chấn thương. Tuy nhiên trên lâm sàng, những vết thương cũ hoặc bị thương dẫn đến bong gân được cho là nguyên nhân phổ biến của chứng đau lưng này.
  • Bị thoát vị đĩa đệm: Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống, thường xảy ra sau các sang chấn hoặc trên nền đĩa đệm bị thoái hóa, nứt rách, người bệnh thường xuất hiện chứng đau lưng. Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn nào của cột sống, nhưng hay gặp nhất là thoát vị đĩa đệm ở vị trí thấp của lưng, trong trường hợp này sẽ gây ra chứng đau lưng. Nhiều khi thoát vị đè vào dây thần kinh làm đau lan xuống chân.
  • Gãy xương: Gãy xương ở cột sống có thể là một trong những nguyên nhân nổi bật của bệnh đau lưng. Tuy nhiên cơn đau do gãy xương thường khác hẳn với đau lưng mạn tính, nó thường có cảm giác đau buốt. Nếu chỉ bị rạn xương sẽ đau âm ỉ kéo dài, người bệnh trẻ tuổi thường bỏ qua triệu chứng này vì nghĩ nó là hậu quả do một tai nạn chẳng hạn. Nhưng đối với người lớn tuổi, việc liền xương rất khó và mất thời gian, cần phải bó cố định hoặc bó bột. Những bệnh nhân bị gãy xương ở cột sống thường trở thành bệnh nhân đau lưng mạn tính ngay cả sau khi phẫu thuật hoặc điều trị.
  • Viêm xương khớp: Viêm xương khớp là một vấn đề thường gặp ở tuổi trung niên, chủ yếu thường xuất hiện ở phụ nữ hơn nam giới. Bệnh có đến hàng chục loại, nhưng chủ yếu là viêm khớp do thoái hóa và viêm khớp do viêm. Tình trạng này xảy ra do thoái hóa khớp, dịch khớp đông lại nhất là vào mùa lạnh làm chứng đau khớp, viêm khớp tăng lên. Để điều trị các chứng viêm khớp tùy thuộc vào căn nguyên gây bệnh có thể được bác sĩ cho dùng thuốc, vật lý trị liệu hoặc phải phẫu thuật.
  • Mang thai: Phụ nữ trong kỳ có kinh hoặc có thai thường đau ở vùng lưng là chuyện bình thường. Do áp lực quá mức trên cột sống, đau lưng rất phổ biến với nhiều phụ nữ mang thai đặc biệt là ở giai đoạn cuối của thai kỳ. Ngoài ra các bệnh nhiễm trùng đường ruột, ở thận, niệu quản, bàng quang người bệnh cũng cảm thấy đau lưng cấp hoặc mạn.
  • Hội chứng đau cơ xơ hoá (Fibromyalgia): Đây là một yếu tố hàng đầu gây đau lưng, nặng có thể gây đau toàn thân. Hội chứng đau cơ xơ hoá là một tình trạng đau mạn tính trong cơ, dây chằng, gân và các tổ chức phần mềm của cơ thể. Đau cơ xơ hoá thường kèm theo cảm giác mệt mỏi, mất ngủ, hoặc trầm cảm nhưng không có tổn thương thực thể tại cơ, xương, khớp. Đau thường tăng lên sau quá trình làm việc nặng kéo dài, bệnh không ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. 
  • Béo phì: Nếu bị béo phì, bạn cũng có nguy cơ cao bị đau lưng. Khi lượng chất béo tích tụ ngày càng nhiều trong cơ thể sẽ tạo ra một áp lực lên cột sống, khiến xuất hiện bệnh đau lưng. Biện pháp khắc phục duy nhất cho loại bệnh này là giảm cân. Cần duy trì chế độ ăn giảm chất béo, năng vận động để đưa cân nặng về con số thích hợp. Cần lưu ý rằng việc giảm cân đối với người bị béo phì phải từ từ, tránh đột ngột vì nếu giảm cân quá mức lại khiến đau lưng tăng lên.

  • Do lo âu và căng thẳng: Cuộc sống hiện đại làm con người gia tăng các mối lo và căng thẳng. Hơn nữa, lối sống và chế độ ăn uống không đúng cách gây ra nhiều rối loạn về sức khỏe trong đó có cả chứng đau lưng. Bệnh thường xảy ra khi các dây thần kinh bên trong cột sống không được cung cấp đủ lượng oxy do căng thẳng quá mức, hay việc sử dụng thuốc giảm đau mà không có tác dụng khiến người bệnh lo lắng, đã đau càng thêm đau.

  • Ngủ không đúng tư thế: Đôi khi những tư thế ngủ bất thường có thể là một trong những nguyên nhân gây đau lưng. Ví dụ như ngủ nằm úp bụng hay khi ngủ đầu không thẳng với cổ , nó làm cho cột sống phải chịu thêm áp lực. Những chứng đau do ngủ sai tư thế chỉ xảy ra tạm thời, nhưng nó sẽ trở thành mạn tính nếu bạn không thay đổi tư thế ngủ của mình. Cách tốt nhất khi ngủ là nằm thẳng lưng, nằm ngửa là tư thế tốt nhất cho hệ xương khớp.

  • Ngồi quá nhiều: Thói quen ngồi nhiều trong một thời gian dài rất phổ biến nhất là đối với những người làm việc văn phòng. Điều này có thể rất có hại cho sức khỏe và chức năng hoạt động cột sống của bạn. Bạn nên nghỉ ngơi ít nhất 10 phút mỗi giờ và di chuyển xung quanh để tránh mắc bệnh đau lưng.

Một số nguyên nhân gây đau lưng phổ biến nhất hiện nay

Một số nguyên nhân gây đau lưng phổ biến nhất hiện nay

ĐỪNG ĐỂ ĐAU LƯNG LÀM CUỘC SỐNG CỦA BẠN THÊM KHÓ KHĂN

KẾT NỐI BÁC SĨ TƯ VẤN MIỄN PHÍ!

Triệu chứng khi đau lưng

Triệu chứng đầu tiên của bệnh đau lưng là những cơn đau xuất phát từ thắt lưng và lan dọc theo cột sống hoặc lan xuống một hoặc cả 2 chân. Các hoạt động cúi, nghiêng, nâng vác đồ vật, ho hoặc hắt hơi đều có thể khiến các cơn đau tăng; Lưng cứng sẽ khiến người bệnh khó khăn trong cử động, cần thời gian nghỉ ngơi mới đi lại được; Khi các cơn đau đã trở thành mạn tính, người bệnh sẽ bị đau âm ỉ cả ngày, buổi sáng bị cứng xương, cản trở hoạt động đi đứng thường ngày.

Triệu chứng khi đau lưng

Triệu chứng khi đau lưng

Các vị trí đau lưng cảnh báo bệnh nguy hiểm

Nếu nói đau lưng chung chung, chúng ta khó có thể phân biệt nguyên nhân do đâu mà ra, nhưng khi mô tả từng vị trí, chúng ta có thể dễ dàng phân loại được các nhóm bệnh lý kèm theo. Dưới đây là 3 vị trí đau lưng thường gặp chủ yếu.

Vị trí đau lưng bên trên, đau lưng bên dưới

Đây là 2 vị trí đau lưng thường gặp ở nhiều người. Đau lưng trên thường liên quan đến tư thế sai, hoạt động quá mức hoặc chấn thương. Trong trường hợp này, các biện pháp điều trị có thể bao gồm các biện pháp tự chăm sóc, chẳng hạn như nghỉ ngơi và thực hiện các bài tập nhẹ nhàng.

Ngoài ra, phần lưng trên là vùng giữa cổ và đáy lồng ngực, bao gồm 12 đốt sống. Do đó, đau lưng trên đôi khi có thể liên quan đến một số bệnh lý tiềm ẩn, chẳng hạn như:

  • Thoát vị đĩa đệm
  • Dây thần kinh bị chèn ép
  • Viêm xương khớp
  • Nhiễm trùng cột sống
  • Ung thư phổi

Đau lưng dưới thường là kết quả của chấn thương, chẳng hạn như bong gân, căng cơ hoặc chuyển động đột ngột khi nâng vật nặng. Ngoài ra, đau thắt lưng cũng có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như:

  • Chấn thương đĩa đệm
  • Đau thần kinh tọa
  • Hẹp ống sống
  • Cột sống cong bất thường
  • Viêm cột sống dính khớp
  • U nang buồng trứng
  • Lạc nội mạc tử cung
  • Đau cơ xơ hóa

Vị trí đau lưng bên trên, đau lưng bên dưới

Vị trí đau lưng bên trên, đau lưng bên dưới

Vị trí đau lưng trái, đau lưng phải

Nếu một ngày bạn thấy đau âm ỉ vùng lưng bên trái, kèm theo là tiểu nhiều, tiểu rắt ra máu thì hãy cẩn thận vì đó là dấu hiệu bệnh lý về thận. Có thể bạn đã bị viêm cầu thận, suy thận hoặc sỏi thận. Hãy chú ý đến sức khỏe bản thân để thăm khám kịp thời.

Các vị trí đau lưng bên phải có thể là do chấn thương, căng cơ, lạm dụng hoặc viêm khớp. Tuy nhiên, tình trạng này đôi khi có thể liên quan đến một số nguyên nhân nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như:

  • Viêm ruột thừa
  • Nhiễm trùng thận
  • Viêm vùng chậu

Các vị trí đau lưng bên trái, bên phải đều biểu hiện cho các bệnh khá nguy hiểm. Vì vậy, bạn cần theo dõi sức khỏe thường xuyên để phát bệnh sớm nhất và có phương án điều trị phù hợp.

Vị trí đau lưng trái, đau lưng phảiVị trí đau lưng trái, đau lưng phải

Vị trí đau vùng thắt lưng

Đau ngang thắt lưng cũng là một vùng nên chú ý. Đau thắt lưng là triệu chứng thường gặp ở mọi độ tuổi, do nhiều nguyên nhân:

  • Bệnh lý xương khớp
  • Đường tiết niệu
  • Thói quen sinh hoạt, làm việc không khoa học trong thời gian dài

Đau thắt lưng được biểu hiện bằng các vị trí đau khác nhau như đau thắt lưng bên trái, bên phải hay đau thắt lưng trên, dưới. Việc bạn cần làm là chú ý đến các biểu hiện kèm theo để xác định được bệnh lý mình mắc phải.

Vị trí đau vùng thắt lưng

Vị trí đau vùng thắt lưng

Ngoài ra, cơn đau lưng còn xuất hiện ở nhiều vị trí tiềm ẩn nguy cơ bệnh lý như:

  • Đau lưng, bụng, khung chậu: Những cơn đau ở lưng, bụng, khung chậu cảnh báo có thể bạn đang gặp vấn đề về thận. Khi đó bạn sẽ chịu đựng những cơn đau ở vùng lưng dưới 2 bên sườn, ở dưới xương sườn.
  • Đau toàn bộ lưng: Đây là tình trạng toàn bộ vùng lưng bị đau, chúng có thể xuất hiện tại vùng lưng trên, lưng dưới, bên trái, bên phải. Các vị trí đau lưng thay đổi theo thời gian, chúng đến bất chợt và mất đi sau vài ngày.
  • Đau vùng tay trái hoặc phần giữa phía trên lưng: Nếu bạn đang gặp các vấn đề về tim mạch thì bạn sẽ cảm thấy đau xung quanh vùng ngực. Tuy nhiên, nếu cơn đau thường xuyên ở vùng tay trái hoặc phần giữa phía lưng trên cũng là biểu hiện của bệnh tim.
  • Đau lưng và đau bụng: Nến bạn thường xuyên đau lưng và bụng thì có thể là dâu hiệu của bệnh dạ dày và tuyến tụy. Theo một nghiên cứu, khoảng 50% bệnh nhân viêm tụy cấp thường xuất hiện cơn đau ở lưng. Ngoài ra, họ có thể gặp các triệu chứng đau bụng, ở các góc phần tư phía trên.

Các vị trí đau lưng cảnh báo bệnh nguy hiểm

Các vị trí đau lưng cảnh báo bệnh nguy hiểm

ĐỌC NGAY: Cô Nguyễn Thị Nhẫn Và Hành Trình Thoát Khỏi Đau Nhức Lưng, Đau Chân Do Thoái Hóa

Cách phòng ngừa và hạn chế đau lưng 

Một trong những cách phòng ngừa đau lưng cấp, đau lưng tái phát hiệu quả là giữ cho cơ thể, đặc biệt là cột sống ở tư thế đúng trong lao động và sinh hoạt hàng ngày. Sau đây là một số hướng dẫn cụ thể:

  • Đứng: Khi đứng cần phải đứng thẳng, cân xứng hai bên, trọng lượng cơ thể dồn đều lên 2 chân, không ưỡn bụng và thắt lưng, cần giữ độ cong bình thường của cột sống. Không nên đứng ở những tư thế cố làm cho thân mình dài ra đặc biệt là dùng giày hoặc guốc cao gót. Khi đứng cần phải đứng thẳng, cân xứng hai bên, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai chân
  • Ngồi: Khi ngồi nên ngồi trên ghế có chiều cao phù hợp để hai bàn chân đặt sát trên sàn nhà, khớp cổ chân, khớp gối, khớp háng vuông góc, lưng thẳng, tựa đều vào thành ghế phía sau, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai bên mông và hai chân. Có thể kê một gối mỏng vùng thắt lưng để giữ đường cong bình thường của đoạn cột sống này.
  • Bê hoặc nâng đồ vật lên: Khi muốn bê hoặc nâng một vật từ dưới đất lên cần đặc biệt chú ý đến tư thế của cột sống và thân mình, khoảng cách giữa đồ vật đó với cơ thể và sự phối hợp nhịp nhàng của động tác, cụ thể như sau: Hai bàn chân cách nhau một khoảng rộng để tạo chân đế vững chắc: Ngồi xổm xuống (gấp khớp gối và khớp háng, không cúi gấp cột sống), bê đồ vật vào sát bụng, căng cơ bụng ra. Nâng đồ vật lên bằng cách đứng dậy (không dùng cơ thắt lưng để nâng). Giữ cho cột sống thẳng, không xoắn vặn. Độ ưỡn của đoạn thắt lưng vẫn được duy trì ở mức bình thường
  • Lấy đồ vật ở trên cao: Khi muốn lấy đồ vật nào đó ở độ cao trên vai trở lên thì cần lưu ý: Nếu đồ vật để cao quá nên dùng bục, ghế hoặc thang để đứng lên. Không cố để với lấy đồ vật bằng cách kiễng chân lên.
  • Kéo hoặc đẩy đồ vật đi: Nếu có thể chọn nên dùng cách đẩy hơn là kéo, nhất là với những đồ vật to, nặng. Khi kéo hoặc đẩy cũng cần lưu ý: Hai chân đứng cách nhau một khoảng rộng để tạo chân đế vững chắc. Hai gối hơi gấp. Kéo hoặc đẩy trọng lượng của cơ thể trên hai chân để tạo nên lực kéo hoặc đẩy đồ vật đó đi. Không đẩy hoặc kéo đồ vật đó bằng cơ lưng. Giữ độ ưỡn của đoạn thắt lưng ở mức bình thường.

Cách phòng ngừa đau lưng

Cách phòng ngừa đau lưng

Ngoài ra, để phòng ngừa cơn đau lưng hiệu quả cần phân bổ thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh ngồi quá lâu hay thường xuyên cúi người. Dành 30 phút mỗi ngày để luyện tập thể dục thể thao vừa sức. Kiểm soát cân nặng để tránh bị thừa cân, tạo nên áp lực cho cột sống lưng. Thường xuyên kiểm tra sức khoẻ định kì nhằm nhận biết các dấu hiệu sớm của bệnh. 

Bác sĩ chuyên khoa tư vấn thêm cho bạn:

Cách điều trị đau lưng hiệu quả

Đau lưng là một vấn đề phức tạp do nhiều nguyên nhân khác nhau nên việc điều trị cơ bản là tìm được nguyên nhân và điều trị theo nguyên nhân. Có nhiều biện pháp điều trị đau lưng như:

  • Dùng thuốc Tây y: Thuốc giảm đau không kê đơn thường là thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Trong đó, thuốc chứa ibuprofen là loại phổ biến nhất dùng để cắt cơn đau lưng ngay. Vì hiệu quả nhanh nên nhiều người có thói quen lạm dụng, tự ý dùng và tăng liều khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Người bệnh cần hiểu rằng các loại thuốc này chỉ xoa dịu triệu chứng tạm thời chứ không điều trị tận gốc nguyên nhân gây ra đau lưng. Điều đáng lo hơn là thuốc đau lưng gây ra nhiều tác dụng phụ nếu sử dụng kéo dài (như viêm loét, xuất huyết đường tiêu hóa, tổn thương gan, tổn thương thận, huyết áp cao…).
  • Chườm lạnh: Đây là cách giảm đau lưng tại nhà đơn giản, phù hợp với triệu chứng đau kèm theo sưng, viêm. Sau khi chườm lạnh, bạn có thể chườm nóng để cột sống được thư giãn. Thế nhưng, dù áp dụng chườm nóng hay lạnh, bạn cũng không nên thực hiện quá 20 phút.
  • Vật lý trị liệu: Ngoài việc sử dụng các biện pháp tây y để chữa trị đau lưng có thể mang lại tác dụng phụ không mong muốn thì các biện pháp vật lý trị liệu của đông y được nhiều người tìm đến để chữa trị đau lưng bởi độ an toàn và hiệu quả cao. Trong đông y các bác sĩ sẽ dùng các biện pháp để chữa trị như: xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, giác hơi, cứu ngải,… Không chỉ điều trị bệnh, các biện pháp này còn giúp nâng cao sức khỏe, cải thiện chức năng suy giảm và kích thích sản sinh các kháng thể tự nhiên phòng ngừa các tác nhân gây bệnh khác, đồng thời hạn chế bệnh quay trở lại.

>>> VẬT LÝ TRỊ LIỆU là phương pháp làm mạnh các cơ bảo vệ và hỗ trợ cột sống, một trong các biện pháp hiệu quả nên sử dụng. Vấn đề cơ bản và quan trọng của điều trị vật lý trị liệu là phục hồi chức năng vận động của vùng lưng và phòng ngừa đau tái phát.

Khi thấy triệu chứng đau lưng xuất hiện không rõ nguyên nhân và kéo dài nên đi khám sớm để được kiểm tra, chẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời. Với các trường hợp đau lưng trầm trọng lan rộng đến chân kèm theo các triệu chứng tê chân, mất kiểm soát cơ thể cần ngay lập tức đi khám vì đây là dấu hiệu cảnh báo biến chứng nghiêm trọng của bệnh. Người bệnh có thể tham khảo cơ sở điều trị thắt lưng uy tín với đội ngũ các bác sĩ giỏi tại các bệnh viện tuyến đầu ngay dưới đây.

Đông Phương Y Pháp – Chấm dứt Đau Lưng AN TOÀN, HIỆU QUẢ bằng Vật Lý Trị Liệu 

Đông Phương Y Pháp là một trong số ít đơn vị tiên phong đầu tiên chữa bệnh xương khớp bằng các phương pháp vật lý trị liệu tự nhiên được nghiên cứu bài bản, khoa học. Với đội ngũ bác sĩ gạo cội, là chuyên gia trong ngành cùng phác đồ độc đáo, trung tâm đã đồng hành cùng hàng nghìn người “chấm dứt” cơn đau lưng ở nhiều mức độ khác nhau. 

Hội tụ đội ngũ bác sĩ giỏi  – Chuyên gia xương khớp đầu ngành 

Trung tâm Đông Phương Y Pháp quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi từng công tác tại các bệnh viện tuyến đầu trên cả nước. Với kinh nghiệm thực tế hơn 30, 40 năm, từng xử lý hàng nghìn ca bệnh đau lưng trước đó, các bác sĩ tại đây có khả năng bắt bệnh chuẩn xác, tay nghề trị liệu thuần thục, với nhiều thành tích vượt trội trong chữa bệnh xương khớp. Tiêu đề phải kể tới: 

  • Thầy thuốc Ưu tú, Bác sĩ Chuyên khoa 1 Doãn Hồng Phương: Nguyên Phó trưởng khoa Nội BV Châm cứu Trung ương.
  • Thầy thuốc Ưu tú – Bác sĩ Chuyên khoa 2 Lê Hữu Tuấn: Nguyên Phó Giám đốc chuyên môn bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.
  • Bác sĩ Chuyên khoa 2 Trần Thị Hương Lan: Nguyên Phó trưởng khoa Phụ trách khoa Khoa Nội tổng hợp châm cứu- dưỡng sinh – Viện Y dược học dân tộc, Phó trưởng khoa Khoa Nội nội Cơ xương khớp – Viện Y dược học dân tộc.
  • Lương y Phùng Hải Đăng: Chuyên khoa xương khớp, đã có hơn 20 năm khám chữa bệnh xương khớp bằng y học cổ truyền, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng.

Đội ngũ bác sĩ chữa đau lưng

Đội ngũ bác sĩ đầu ngành chữa đau lưng bằng vật lý trị liệu 

Phác đồ chữa bệnh Đa Trị Liệu – Cá Nhân Hóa 

Trị liệu đau lưng tại Đông Phương Y Pháp, người bệnh được áp dụng theo phác đồ riêng biệt theo nguyên tắc “ĐA TRỊ LIỆU” kết hợp với CÁ NHÂN HÓA. 

Đa Trị Liệu

Bác sĩ trị liệu sẽ kết hợp vật lý trị liệu thụ động và chủ động

  • Chữa bệnh thụ động: Người bệnh được kết hợp các kỹ thuật như châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, hơ ngải, giác hơi, cấy chỉ,… Theo nhận định của chuyên gia y tế, kết hợp linh hoạt nhiều phương pháp trị liệu là xu hướng tất yếu của vật lý trị liệu vì nó có vai trò hiệp đồng, bổ trợ tác dụng lẫn nhau, nâng cao hiệu quả chữa bệnh. 
  • Chữa đau lưng chủ động: Bác sĩ trị liệu sẽ tư vấn, hướng dẫn bệnh nhân các tư thế sinh hoạt, bài tập vận động phù hợp để hỗ trợ cải thiện đau lưng. 

Cá Nhân Hóa

Vì mỗi người bệnh là một cơ thể riêng với cơ địa, tình trạng sức khỏe, khả năng đáp ứng với từng kỹ thuật là khác nhau. Chính vì vậy, ứng dụng ưu điểm của vật lý trị liệu, bác sĩ sẽ khéo léo phối chế các kỹ thuật trên một cách phù hợp nhất cho từng người theo các giai đoạn khác nhau. Cá nhân hóa điều trị cũng là biện pháp chữa bệnh trở thành xu hướng ở thế kỷ 21, nâng cao hiệu quả, tính an toàn. 

3 Tầng chữa đau lưng CHUYÊN SÂU, HOÀN CHỈNH 

Với sự ĐỘC ĐÁO về mô hình chữa bệnh ĐA TRỊ LIỆU kết hợp với CÁ NHÂN HÓA, phương pháp chữa đau lưng tại Đông Phương Y Pháp giải quyết bệnh theo 3 giai đoạn CHUYÊN SÂU, HOÀN CHỈNH cụ thể như sau: 

  • Giải quyết cơn đau Nhanh Chóng
  • Tác động vào đúng Căn Nguyên
  • Ngăn ngừa Tái Phát 

Theo khảo sát trên 2300 người đã điều trị bệnh đau lưng tại Đông Phương Y Pháp, có tới 91,7% ( tương đương 2111 người) khỏi đau lưng chỉ sau 1- 2 liệu trình tuân thủ điều trị, trong đó khả năng khỏi bệnh lên tới 90%. 

Giới chuyên gia khen ngợi, người bệnh phản hồi tích cực 

Nói về chữa đau lưng tại Đông Phương Y Pháp, giới chuyên gia nhận định rất tốt về trung tâm với một số ưu điểm như: 

  • Phương pháp chữa bệnh an toàn, hiệu quả cao, ít gây tác dụng phụ
  • Bác sĩ chuyên môn giỏi, tay nghề cao cùng tấm lòng y đức rộng mở
  • Hiệu quả đã được kiểm chứng trên hàng nghìn người bệnh 

Nhiều đầu báo uy tín khen ngợi

Nhiều đầu báo uy tín khen ngợi khả năng chữa đau lưng tại Đông Phương Y Pháp 

Nghệ sĩ Phú Thăng – Thoát khỏi đau lưng do thoát vị đĩa đệm L4, L5 chỉ qua 5 buổi kiên trì cấy chỉ. 

Cô Nguyễn Thị Nhẫn – May mắn khỏi đau lưng, đau chân do thoái hóa toàn bộ đốt sống lưng chỉ qua 3 tuần kiên trì trị liệu. 

Chị Hồng Bị đau thắt lưng sau sinh, thử chữa bằng vật lý trị liệu nhưng khỏi hoàn toàn chỉ sau 5 buổi kiên trì cấy chỉ.

Liên Hệ Ngay Để Được Bác Sĩ Đầu Ngành Tư Vấn Miễn Phí

 

Cập nhật lúc: 10:40 Sáng , 26/04/2023

Tin liên quan

Đau Lưng Trên: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Đau lưng trên thường là kết quả của tư thế sai, hoạt động quá mức cơ hoặc chấn thương. Khi gặp trường hợp đau lưng trên người bệnh sẽ cảm...

Đau Lưng Mỏi Gối Tê Tay Cảnh Báo Bệnh Gì? Biện Pháp Phòng Ngừa

Tình trạng đau lưng mỏi gối tê tay gây nên những cơn đau từ lưng xuống chân hoặc nhức mỏi toàn thân kéo theo sự khó chịu, mệt mỏi. Nhiều...

Đau Lưng Dưới: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Điều Trị Hiệu Quả

Đau lưng dưới là căn bệnh phổ biến hiện nay, gây ra không ít phiền toái cho người bệnh trong công việc và sinh hoạt thường ngày. Bệnh cũng tiềm...

đau lưng dưới gần mông

Đau Lưng Dưới Gần Mông Là Gì? Biện Pháp Và Địa Chỉ Điều Trị

Các cơn đau lưng dưới gần mông luôn mang tới những phiền toái và mệt mỏi cho người bệnh. Việc tìm hiểu nguyên nhân, điều trị bệnh đúng hướng để...

Cách Khắc Phục Đau Lưng Giãn Dây Chằng Hiệu Quả Bạn Cần Biết

Cách Khắc Phục Đau Lưng Giãn Dây Chằng Hiệu Quả Bạn Cần Biết

Đau lưng giãn dây chằng là tình trạng phổ biến và thường xuyên xảy ra trong cuộc sống hằng ngày. Đau lưng giãn dây chằng có thể gặp ở mọi...

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *