string(0) ""

Bệnh Ho Là gì? Nguyên Nhân Gây Ho Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Bệnh ho là tình trạng thường gặp mỗi người, không phân biệt đối tượng và lứa tuổi. Ho là biểu hiện khi sức khỏe gặp các vấn đề về viêm nhiễm đường hô hấp, đường tiêu hóa, thậm chí là tim mạch. Những cơn ho kéo dài gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt, sức khỏe của người bệnh. Vậy nguyên nhân gây ra bệnh ho là gì? Làm sao để điều trị dứt điểm bệnh ho?

>>> TÌM HIỂU NGAY: Chuyên gia CẢNH BÁO sai lầm tai hại trong trị ho khiến bệnh trở nặng

Bệnh ho là gì? Triệu chứng điển hình của bệnh

Ho là phản xạ có điều kiện, thường xảy ra đột ngột và lặp lại nhiều lần nhằm loại bỏ các chất gây kích thích, nội tiết, các dị vật, hoặc vi khuẩn bên ngoài môi trường xâm nhập vào đường hô hấp.

Bệnh ho là tình trạng thường gặp mỗi người
Bệnh ho là tình trạng thường gặp mỗi người

Có 3 giai đoạn hình thành nên phản xạ ho:

  • Đầu tiên là hít vào. Trong lúc này bạn có thể đã hít vào dị vật hoặc vi khuẩn
  • Lượng khí được hít vào gây sức ép lên thanh môn đang đóng kín
  • Không khí trong phổi được giải phóng ra ngoài với tốc độ mạnh khi thanh môn mở ra. Cùng với áp lực lớn, âm thanh thoát ra ngoài lớn và được gọi là ho.

Các triệu chứng điển hình của bệnh ho như:

  • Người bệnh thường ho nhiều vào buổi sáng
  • Ho vài tiếng hoặc cơn ho kéo dài
  • Ho có đờm hoặc ho ra máu
  • Cổ họng ngứa, rát
  • Căng tức ngực, khó thở
  • Vùng bụng bị co thắt, đau âm ỉ
  • Buồn nôn, nôn ói
  • Sổ mũi
  • Đau đầu
  • Bệnh ho có nhiều loại, vì vậy tùy từng loại ho mà triệu chứng của mỗi người mắc bệnh sẽ khác nhau.

Nguyên nhân bị ho thường gặp

Bệnh ho là căn bệnh thường gặp và được chia ra làm 2 dạng: Ho cấp tính và ho mãn tính. Theo đó, mỗi loại sẽ có những nguyên nhân gây ho khác nhau.

Nguyên nhân ho cấp tính

Ho cấp tính là tình trạng người bệnh có những cơn ho đột ngột, hoặc cơn ho kéo dài dưới 3 tuần. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng ho cấp tính như:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên (cảm lạnh, cảm cúm, viêm thanh quản): Đây là nguyên nhân thường gặp nhất của ho cấp tính do virus gây ra. Người bệnh bị nhiễm trùng đường hô hấp trên có các biểu hiện như sốt cao, chảy nước mũi và đau họng, ho. Tình trạng bệnh kéo dài đến 7 ngày.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp dưới (viêm phế quản, viêm phổi): Là tình trạng nhiễm trùng ở phần dưới cổ họng, và có thể gây viêm phổi, viêm phế quản. Người bệnh bị nhiễm trùng đường hô hấp dưới thường bị sốt và ho.
  • Hít phải chất kích thích: Khi cơ thể hít phải một số chất kích thích dẫn đến viêm họng và ho.
  • Ứ máu ở phổi: Đây là tình trạng cục máu đông di chuyển đến phổi và gây ra tình trạng khó thở, ho.
  • Tràn dịch màng phổi: Tình trạng này có thể do chấn thương gây nên. Những người hay hút thuốc dễ gặp tình trạng này. Người bệnh sẽ có các biểu hiện như khó thời, đột nhiên đau ngực và ho khan.

Ngoài các nguyên nhân trên, ho cấp tính có thể hình thành do hen suyễn, viêm họng, viêm tai, viêm xoang.

Ho cấp tính là một dạng của bệnh ho
Ho cấp tính là một dạng của bệnh ho

Triệu chứng điển hình của bệnh ho cấp tính như:

  • Hơi thở khò khè và thở nông
  • Sổ mũi
  • Viêm họng
  • Sốt cao, ớn lạnh
  • Người mệt mỏi, thường đổ mồ hôi khi về đêm
  • Sụt cân
  • Nhai nuốt khó khăn, ho khi nuốt

TRAO ĐỔI TÌNH TRẠNG BỆNH – NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA

 

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
Thầy thuốc Ưu tú - BSCKII Lê Phương

Thầy thuốc Ưu tú - BSCKII Lê Phương

- Được nhà nước trao tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú

- PGĐ chuyên môn Nhất Nam Y Viện

- Hơn 40 năm kinh nghiệm điều trị bệnh ho

Triệu chứng của bạn?

Các nguyên nhân gây ho mãn tính

Ho mãn tính là tình trạng người bệnh có những cơn ho kéo dài khoảng 2 tháng, hoặc có thể nhiều hơn. Đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc một số bệnh lý nguy hiểm.

Một số bệnh lý gây ra ho mãn tính như:

  • Hen suyễn: Hen suyễn hình thành do nhiễm trùng đường hô hấp trên. Bệnh cũng có thể xảy ra khi tiếp xúc với nước hoa, hóa chất, hoặc khi thời tiết chuyển lạnh. Ho chính là triệu chứng điển hình của bệnh hen suyễn.
  • Dạ dày trào ngược: Axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản và dẫn đến ho. Tuy nhiên ho cũng khiến bệnh trào ngược dạ dày trở nên nặng hơn.
  • Viêm mũi dị ứng: Bệnh này có các biểu hiện giống với cảm lạnh thông thường. Viêm mũi dị ứng thường do các tác nhân trong môi trường gây ra. Khi bị viêm mũi dị ứng người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, ho khan, sổ mũi và hắt hơi liên tục.
  • Suy tim: Trái tim của người bị suy tim thường rất yếu. Đây là nguyên nhân khiến dịch dịch tích tụ trong phổi và gây ho. Người bệnh bị suy tim thường cảm thấy khó thở.

Ngoài ra, các bệnh như: Lao, nhiễm nấm phổi, ung thư phổi, giãn phế quản, xơ nang, hoặc dị ứng thuốc, hút thuốc lá quá nhiều cũng là nguyên nhân gây ho mãn tính.

Triệu chứng ho mãn tính là:

  • Sổ mũi, nghẹt mũi
  • Luôn cảm giác có chất dịch chảy xuống cổ họng
  • Cổ họng đau rát
  • Thở khó, thở khò khè, thở dốc
  • Ho ra máu
  • Ợ nóng, ợ chua
  • Khàn tiếng
Ho dai dẳng kéo dài có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư phổi
Ho dai dẳng kéo dài có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư phổi

Bệnh ho có nguy hiểm không? Biến chứng nguy hại

Ho là phản xạ có điều kiện giúp cơ thể loại bỏ các chất dịch, vi khuẩn có hại. Nếu các cơn ho chỉ kéo dài khoảng 3 ngày và không kèm theo các triệu chứng như: Ho ra máu, đau tức ngực, nôn ói,… sẽ không gây nguy hiểm.

Ngược lại, bệnh ho sẽ thực sự nguy hiểm nếu tình trạng ho kéo dài trên 3 tuần và kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng. Hoặc ở một số trường hợp, cơn ho do cảm cúm thông thường nhưng không được điều trị cũng có thể biến chứng và gây nguy hiểm.

Các biến chứng nguy hiểm do bệnh ho gây ra như:

  • Toàn thân: Ho dai dẳng khiến người bệnh mất ngủ, toàn thân mệt mỏi, suy sụp tinh thần.
  • Tiêu hóa: Ho dai dẳng có thể khiến người bệnh luôn có cảm giác buồn nôn, thậm chí là nôn ói.
  • Tai mũi họng: Ho nhiều gây kích thích, tổn thương cổ họng dẫn đến đau khi nhai nuốt, chán ăn.
  • Phổi: Ho nhiều có nguy cơ tràn khí màng phổi, vỡ phế nang,…
  • Tim mạch: Ho có thể dẫn đến các cơn đau tim, tăng huyết áp, hoặc vỡ mạch máu ở kết mạc mắt,…
  • Với người bị bệnh loãng xương ho dai dẳng có thể biến chứng khiến gãy xương sườn.
  • Một số biến chứng nguy hiểm khác như: Sinh non, tụ máu thành bụng, tiểu són, thoát vị bẹn, són phân, ngất xỉu.

Chính vì vậy để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình, ngay khi bị ho, người bệnh nên đến bệnh viện để thăm khám và điều trị, tránh những biến chứng nguy hiểm kể trên.

Các loại bệnh ho thường gặp

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, dựa trên các triệu chứng lâm sàng mà bệnh ho được chia ra thành nhiều loại khác nhau. Một số loại bệnh ho chúng ta thường gặp như:

Ho gà

Ho gà là loại ho thường gặp nhất và chủ yếu xảy ra ở trẻ em. Đây là căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra. Ho gà là căn bệnh rất dễ lây nhiễm qua nước bọt hoặc dịch tiết.

Khi bị mắc bệnh ho gà, người bệnh thường có những cơn ho dữ dội và kéo dài và khó kiểm soát. Cơn ho gây áp lực lên lồng ngực khiến người bệnh cảm thấy đau đớn và mệt mỏi. Ở một số trường hợp xuất hiện thêm triệu chứng vùng bụng co thắt.

Một số triệu chứng khác của bệnh ho gà như:

  • Môi tím tái, mặt đỏ bừng
  • Mắt sưng và chảy nước mắt
  • Sốt nhẹ
  • Khó thở
  • Tiếng ho và hít thở như gà gáy

Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, tuy nhiên trẻ em có nguy cơ mắc cao hơn cả. Theo số liệu của Trung Tâm Kiểm Soát và Ngừa Bệnh Hoa Kỳ, ho gà là một trong những căn bệnh nguy hiểm gây tử vong cho trẻ em tại đất nước này.

Chính vì vậy bố mẹ nên lưu ý và tiêm phòng cho trẻ ở độ tuổi 2 tháng để phòng bệnh tốt nhất. Ngoài ra những người đang mắc phải bệnh ho gà nên điều trị sớm trước khi bệnh biến chứng nghiêm trọng.

Ho gà là loại ho thường gặp nhất và chủ yếu xảy ra ở trẻ em
Ho gà là loại ho thường gặp nhất và chủ yếu xảy ra ở trẻ em

Ho khan

Ho khan là căn bệnh rối loạn đường hô hấp do cảm cúm hoặc cảm lạnh thông thường gây ra. Ngoài ra, ho khan còn do một số nguyên nhân khác như: Hen suyễn, trào ngược dạ dày, ung thư phổi, dị ứng, nhiễm virus,…

Bệnh ho khan kéo dài, không được điều trị có thể biến chứng thành viêm thanh quản, ung thư vòm họng, hoặc nhiễm trùng tai,…

Một số triệu chứng bệnh ho khan như:

  • Ho kéo dài và không kèm theo đờm, chất nhầy
  • Đau họng
  • Hơi thở khò khè
  • Khó thở
  • Mất giọng

Ho có đờm

Ho có đờm là tình trạng cơn ho kéo dài và có chất nhầy, đờm. Nguyên nhân gây ra bệnh ho có đờm như: Cảm cúm, cảm lạnh, viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn, viêm xoang, ung thư phổi,…

Triệu chứng của bệnh ho có đờm như:

  • Cơn ho xuất hiện chất nhầy, đờm
  • Người mệt mỏi
  • Sổ mũi
  • Cảm thấy có chất dịch chảy mũi sau
  • Tức ngực
  • Khó thở, nghẹt thở

Ho ra máu

Ho ra máu là tình trạng đáng báo động. Điều này có nghĩa bạn đang mắc một số bệnh lý về đường hô hấp ở mức nguy hiểm. Lượng máu bạn ho ra nhiều hay ít phụ thuộc vào tình trạng của bệnh. Đến ngay bệnh viện để thăm khám và điều trị là điều bạn cần làm khi gặp tình trạng này.

Nguyên nhân gây ho ra máu có thể là: Bệnh lao phổi, ung thư phổi, nhiễm trùng đường hô hấp hoặc giãn phế quản.

Một số triệu chứng của bệnh ho ra máu như:

  • Ho ra máu. Máu có thể chảy ra từ mũi, miệng
  • Trong máu có thêm chất đờm
  • Người mệt mỏi
Ho ra máu là dấu hiệu bạn đang mắc một số bệnh lý về đường hô hấp ở mức nguy hiểm
Ho ra máu là dấu hiệu bạn đang mắc một số bệnh lý về đường hô hấp ở mức nguy hiểm

Ho cảm lạnh

Ho cảm lạnh do virus cảm lạnh gây ra. Đây là tình trạng rất phổ biến, người bệnh có một số triệu chứng sau:

  • Ho ra chất dịch nhầy
  • Sổ mũi
  • Người mệt mỏi, sốt nhẹ
  • Viêm họng, ngứa họng

Ho cảm lạnh là tình trạng phổ biến tuy nhiên người bệnh không nên chủ quan vì nó có thể biến chứng thành mãn tính.

Cách điều trị bệnh ho hiệu quả, an toàn

Bệnh ho là bệnh thường gặp ở mỗi người. Nếu cơn ho chỉ kéo dài khoảng 3 ngày và không kèm theo các triệu chứng khác, người bệnh không cần sử dụng thuốc để điều trị. Vì đây có thể là do họng bị kích thích sinh ra ho để loại bỏ các dị vật, vi khuẩn. Trong trường hợp này, người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc dân gian để tăng cường đề kháng cho họng, giúp họng hoạt động trơn tru hơn.

Nếu người bệnh ho dai dẳng kéo dài hơn 3 tuần, đồng thời kèm theo các triệu chứng bất thường như: Ho ra máu, ho ra đờm có màu lạ, đau tức ngực kèm khó thở,… cần đến bệnh viện để kiểm tra. Bởi đây có thể là triệu chứng của các bệnh như: Lao phổi, ung thư phổi, viêm phế quản, hen suyễn,… Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp và hiệu quả.

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị bệnh ho hiệu quả, như: Sử dụng phương pháp Tây y, mẹo dân gian, hoặc bài thuốc Đông y. Tuy nhiên, trước khi lựa chọn phương pháp điều trị bạn cần xác định nguyên nhân và loại bệnh mà mắc phải. Việc xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh khiến cho việc điều trị bệnh hiệu quả hơn, thời gian chữa cũng được rút ngắn.

Các mẹo dân gian trị ho lành tính

Mẹo dân gian là phương pháp được nhiều người bệnh chọn bởi lành tính, đơn giản dễ thực hiện và tiết kiệm chi phí. Đồng thời ít gây ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như sức khỏe của người bệnh.

Một số mẹo dân gian lành tính trị ho người bệnh có thể tham khảo:

Chanh mật ong chữa bệnh ho hiệu quả

Mật ong có tính kháng khuẩn rất cao, giúp loại bỏ các vi khuẩn có hại. Ngoài ra, trong mật ong có chứa nhiều chất dinh dưỡng như canxi, kali,… Chanh là thực phẩm có chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa.

Sự kết hợp của chanh và mật ong giúp loại bỏ các chất nhầy ra khỏi cơ thể, kháng khuẩn và tăng khả năng miễn dịch. Uống nước mật ong chanh giúp người bệnh dịu cơn ho, thông đường thở.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị: 3 thìa mật ong nguyên chất, 3 thìa nước cốt chanh, cùng với 1 ít nước ấm.
  • Trộn đều các loại nguyên liệu đã chuẩn bị và uống, ngày uống 2 lần.

Trị bệnh ho bằng gừng

Gừng không chỉ là gia vị trong nấu ăn, nó còn là vị thuốc giúp điều trị bệnh ho hiệu quả. Gừng có tác dụng tiêu đờm, giải độc, chống nôn,… Ngoài ra, trong gừng còn có tác dụng chữa cảm lạnh rất tốt. Với những trường hợp ho do cảm lạnh có thể tham khảo bài thuốc từ gừng, hoặc có thể kết hợp mật ong.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị gừng và mật ong
  • Rửa sạch gừng và cạo bỏ vỏ. Đem gừng đã chế biến đi xay nhuyễn hoặc giã nhỏ, đun với nửa lít nước.
  • Lọc bỏ phần bã gừng, nước thu được hòa chung với mật ong. Chia đều làm 2 phần, uống sáng tối.
Gừng là vị thuốc giúp điều trị bệnh ho hiệu quả
Gừng là vị thuốc giúp điều trị bệnh ho hiệu quả

Vỏ quýt trị ho

Ít ai biết rằng vỏ quýt cũng có công dụng chữa bệnh, nhất là bệnh ho. Trong vỏ quýt có tác dụng giúp lưu thông khí huyết, tiêu đờm, trị ho.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị vỏ quýt khoảng 12g, rửa sạch
  • Đem vỏ quýt đã rửa sạch đun với khoảng 200ml nước cho đến khi cô lại còn 100ml.
  • Phần nước thu được hòa chung với mật ong hoặc đường và uống.

Trị ho bằng lá hẹ

Trong lá hẹ có rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, chống oxy hóa và ức chế vi khuẩn phát triển. Vì thế mà lá hẹ được nhiều người bệnh sử dụng để chữa bệnh ho.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị lá hẹ tươi và đường phèn. Rửa sạch lá hẹ tươi.
  • Cho đường phèn và lá hẹ vào bát và hấp cách thủy. Phần nước thu được chia làm 2 phần, uống trong ngày. Người lớn có thể ăn cả lá hẹ để chữa ho.

Hỗn hợp húng chanh, quất, đường phèn

Hỗn hợp húng chanh, quất, đường phèn có công dụng chữa bệnh ho rất hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị: 1 nắm lá húng chanh, 5 quả quất và đường phèn.
  • Rửa sạch lá húng chanh. Húng chanh và quất đem xay nhuyễn.
  • Lọc bỏ phần bã của húng chanh và quất. Phần nước cho thêm đường phèn và hấp cách thủy. Uống 2 lần/ngày.

Công dụng bất ngờ của tỏi trong điều trị bệnh ho

Tỏi cũng là một gia vị trong nấu ăn, đồng thời nó cũng là một vị thuốc giúp trị ho hiệu quả. Trong tỏi có chứa nhiều chất dinh dưỡng và hoạt chất giúp loại bỏ độc tố, giảm viêm, làm dịu cổ họng.

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị: Một vài nhánh tỏi ta.
  • Nướng chín tỏi và xay nhuyễn. Pha cùng với nước ấm và uống mỗi ngày 2 lần.

Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng một số loại nước ép để cải thiện tình trạng ho. Một số loại nước ép như:

  • Nước ép nho mật ong giúp long đờm, tăng cường hiệu quả hoạt động của phổi.
  • Nước ép hành tây mật ong cũng chữa ho rất tốt.
  • Nước cam trị ho rất hiệu quả.

Điều trị bệnh ho bằng phương pháp Tây y

Tây y là phương pháp sử dụng các loại thuốc kháng sinh để điều trị bệnh. Tuy nhiên để áp dụng phương pháp này người bệnh cần thực hiện thăm khám lâm sàng, hoặc một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân và tình trạng bệnh. Một số loại thuốc thường được sử dụng trong Tây y trị ho như:

  • Nếu người bệnh bị ho do kích ứng, sổ mũi kèm dịch trắng: Các loại thuốc được chỉ định như thuốc kháng Histamin, thuốc chống sung huyết.
  • Người bệnh bị ho do hen suyễn: Các loại thuốc được chỉ định giúp giảm viêm nhiễm và khai thông đường thở. Thuốc thường ở dạng xịt.
  • Người bệnh bị nhiễm khuẩn: Các loại thuốc trong được chỉ định giúp kháng khuẩn, sạch họng, và giảm ho.
  • Thuốc giảm ho và ức chế cơn ho: Dextromethorphan, Codein,… ức chế cơn ho.
  • Thuốc tan đờm: Carbocystein, Bromhexin, Eprazinon, Acetylcystein, Ambroxol,…

Ngoài ra, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng các loại nước muối để rửa mũi, giúp kháng khuẩn và giảm dịch nhầy. Đối với người bệnh là trẻ em, bác sĩ sẽ cân nhắc việc sử dụng thuốc Codein vì nó có thể gây nguy hiểm cho bé.

Tây y là phương pháp sử dụng các loại thuốc kháng sinh để điều trị bệnh
Tây y là phương pháp sử dụng các loại thuốc kháng sinh để điều trị bệnh

Bài thuốc Đông y trị bệnh ho hiệu quả

Đông y là một trong những phương pháp chữa ho được nhiều người tin dùng bởi tính an toàn và hiệu quả của nó. Các bài thuốc Đông y không chỉ điều trị bệnh ho, nó còn giúp bồi bổ cơ thể và tăng cường sức đề kháng cho người bệnh.

Ngoài ra, sử dụng các bài thuốc Đông trị ho cũng giúp hạn chế nguy cơ biến chứng của bệnh. Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y trị ho dưới đây:

Bài thuốc số 1:

Chuẩn bị:

  • Trần bì và Ngân hoa mỗi loại 10g.
  • Xương bồ, Mạch môn và Liên kiều mỗi loại 12g.
  • Thiên môn và Tía tô mỗi loại 16g.
  • Tang diệp và Cỏ mực mỗi loại 20g.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các loại thảo dược trên và phơi khô.
  • Các loại thảo dược trên đem đun với khoảng 500ml nước. Đun lửa nhỏ khoảng 30 phút.
  • Khi nước cô lại còn khoảng ½ (250ml) tắt bếp.
  • Để nước nguội và chia đều thành nhiều lần, uống trong ngày.

Bài thuốc số 1 giúp làm dịu họng, giảm các cơn ho, tránh những tác động khiến cổ họng tổn thương, tăng khả năng kháng khuẩn.

Bài thuốc số 2

Chuẩn bị:

  • 10g Thủy ngọc, cùng với Quất hồng bì, Mơ muối, Rễ chanh và Cam thảo mỗi loại 12g.
  • Sâm đại hành, Xa tiền thảo, Bạch dược, Nam dương sâm và Bạch mao căn mỗi loại 16g.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các loại thảo dược và phơi khô, sau đó đem sao vàng hạ thổ.
  • Các loại thảo dược trên đem đun với khoản 400ml nước.
  • Đun đến khi nước thuốc cô lại còn 1 nửa.
  • Chia đôi phần nước thuốc thu được và uống dần trong ngày.

Bài thuốc số 2 giúp long đờm, dịu cổ họng và giảm ho. Ngoài ra bài thuốc giúp bỏ phế, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Bài thuốc số 3

Chuẩn bị:

  • 8g Vỏ quế và Bạch cự, Ngũ mai tử, Thiên niên kiện mỗi loại 10g.
  • Tục huyền, Xà hưu thảo, Độc diệp thảo, Cam thảo mỗi loại 12g.
  • Mã kế, Khương giới, Đương quy, Giao đằng, Xương bồ và Cát cánh mỗi loại 16g.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các loại thảo dược và đun với 3 bát nước to. Đun thuốc với lửa nhỏ trong vòng 50 phút.
  • Đun đến khi nước thuốc cô lại còn khoảng 1 bát. Chia số nước này làm 3 phần và uống trong ngày (sáng-trưa-tối).

Bài thuốc số 3 có tác dụng chữa các bệnh ho do cảm lạnh, ho có đờm, làm dịu cổ họng. Điều trị các triệu chứng sốt cao, khàn tiếng và đau mỏi khi ho. Giống như các bài thuốc khác, bài thuốc số 3 cũng giúp người bệnh tăng cường sức đề kháng và bồi bổ cơ thể. Trong thuốc có cam thảo nên có vị ngọt nên rất dễ uống.

Bài thuốc số 4

Chuẩn bị:

  • Phòng phong, Ngân hoa, Bán hạ và Trần bì mỗi loại 10g.
  • Liên kiều, Huyền sâm và Cam thảo mỗi loại 12g.
  • Cùng với: Lá húng chanh, Kinh giới, Tía tô mỗi loại 16g.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch và phơi khô tất cả các loại thảo dược đã kể trên.
  • Đem các thảo dược đã phơi khô trên đun với khoảng 300-400ml nước.
  • Đun đến khi nước thuốc còn khoảng 200ml nước.
  • Nước thuốc thu được uống đều trong ngày.

Bài thuốc số 4 có tác dụng điều trị các bệnh ho khan, ho dai dẳng lâu ngày. Bài thuốc giúp tiêu viêm, giảm ho, giảm sưng họng, giảm sốt.

Các bài thuốc Đông y không chỉ điều trị bệnh ho, nó còn giúp bồi bổ cơ thể và tăng cường sức đề kháng
Các bài thuốc Đông y không chỉ điều trị bệnh ho, nó còn giúp bồi bổ cơ thể và tăng cường sức đề kháng

Bài thuốc số 5

Chuẩn bị:

  • 5g Sinh khương, Tang diệp 20g và Trần bì, Phục linh, Thổ bối mẫu mỗi loại 10g.
  • Cam thảo bắc, Sa sâm, Huyền sâm mỗi loại 12g.
  • Dương cửu, Bạch dược, Nam dương sâm mỗi loại 16g.

Cách thực hiện:

  • Các loại thảo dược trên rửa sạch và đem sắc với nước. Đun khoảng 1 tiếng.
  • Chia nước thuốc làm 3 phần và uống sáng – trưa – tối.

Bài thuốc số 5 điều trị các cơn ho dai dẳng, long đờm bổ phế. Đồng thời giảm các kích ứng ở cổ họng và chống viêm, làm ấm họng. Bài thuốc giúp tăng cường thể lực và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.

Bài thuốc số 6

Chuẩn bị:

  • 5g Sinh khương và Đại táo, Thủy ngọc, Xà hưu thảo, Bạch phi, Cam thảo mỗi loại 10g.
  • Tế tân, Trần bì mỗi loại 12g.
  • Kinh giới, Ngải diệp, Đương quy, Thổ hào sâm mỗi loại 16g.

Cách thực hiện:

  • Các loại thảo dược đem rửa sạch và sắc với nước.
  • Lượng nước thu được chia 3 phần và uống trong ngày, không nên để nước thuốc qua đêm.

Bài thuốc số 6 điều trị các bệnh ho do cảm lạnh. Bài thuốc giúp giảm các cơn đau rát ở cổ họng, long đờm, giải cảm.

Bài thuốc số 7

Chuẩn bị:

  • Hạnh nhân, Bách bộ, Tử uyển, Cát cánh mỗi loại 9g.
  • La bạc tử, Bạch tử giới, Khoản đông hoa mỗi loại 12g.

Cách thực hiện:

  • Các loại thảo dược rửa sạch và đun với nước.
  • Nước thuốc chia làm 3 phần và uống hết trong ngày

Bài thuốc số 7 trị bệnh ho cảm lạnh và có đờm.

Bài thuốc số 8

Chuẩn bị:

  • Hạnh nhân, Lá tía tô mỗi loại 9g. Cùng với 6g Cát cánh và 3g Bạc hà.

Cách thực hiện:

  • Các loại thảo dược đã chuẩn bị đem rửa sạch và sắc nước uống. Chia đều nước thuốc, uống ngày 2 lần (sáng – tối).

Bài thuốc số 8 trị bệnh ho có đờm loãng.

Các bài thuốc Đông trị ho cũng giúp hạn chế nguy cơ biến chứng của bệnh
Các bài thuốc Đông trị ho cũng giúp hạn chế nguy cơ biến chứng của bệnh

Bài thuốc số 9

Chuẩn bị:

  • 12g Xích phục linh, cùng với Quế tâm, Bán hạ và Cam thảo mỗi thứ 8g.
  • Nhân sâm, Toàn phúc hoa, Cát cánh, Thược dược, Trần bì và Tế tân mỗi loại 20g.
  • Gừng tươi

Cách thực hiện:

  • Thảo dược đem rửa sạch, phơi khô và tán thành bột.
  • Đun gừng tươi với 1 bát nước. Lấy khoảng 12g bột thảo dược hòa với nước gừng tươi đã đun và uống.
  • Người bệnh nên uống khi ấm và uống ngày 2-3 lần.

Bài thuốc số 9 trị các bệnh ho có nhiều đờm kèm theo triệu chứng đau tức ngực.

Bài thuốc số 10

Chuẩn bị:

  • 9g Bách hợp và 9g Khoản đông hoa.

Cách thực hiện:

  • Bách hợp và Khoản đông hoa rửa sạch, phơi khô và tán thành bột.
  • Nặn hỗn hợp nành thành viên nén và uống. Ngày uống 4 viên, chia 2 lần.
  • Người bệnh lưu ý, uống thuốc sau ăn no.

Bài thuốc số 10 trị ho cảm lạnh. Người già yếu khi mắc bệnh cũng có thể dùng bài thuốc này.

Trước khi sử dụng các bài thuốc Đông y trị ho, người bệnh nên xin chỉ định của các thầy thuốc chuyên khoa y học cổ truyền, đặc biệt với phụ nữ đang cho con bú. Phương pháp Đông y do lành tính nên thời gian đạt kết quả lâu hơn, vì vậy người bệnh cần kiên trì sử dụng thuốc, không bỏ dở liệu trình.

Trong quá trình sử dụng thuốc Đông y, người bệnh nên kết hợp tập thể dục và thay đổi chế độ ăn uống để đẩy nhanh quá trình điều trị. Một điều đáng lưu ý nữa đó là tuyệt đối không sử dụng thuốc đã để qua đêm. Bởi thuốc có thể đã bị thay đổi thành phần, biến thành độc tố và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh.

Bị ho nên ăn gì, kiêng gì để mau khỏi?

Một trong những nguyên nhân khiến bệnh ho kéo dài và mãi không khỏi đó chính là chế độ ăn uống. Bởi có một số thức ăn khi nạp vào cơ thể sẽ khiến cho họng bị kích thích, gây ngứa, dẫn đến tình trạng ho kéo dài. Vậy người bị ho nên ăn và kiêng gì để mau khỏi bệnh?

Người bị ho nên ăn gì?

  • Đảm bảo đủ chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn, giúp người bệnh tăng cường đề kháng
  • Bổ sung vitamin C, kẽm, sắt giúp sức đề kháng tốt hơn
  • Ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi, nước ép hoa quả
  • Nên ăn trứng khi bị ho
  • Ăn thịt bò
  • Ăn thịt gà, súp gà
  • Ăn thực phẩm mềm và dễ tiêu hóa
  • Uống nhiều nước giúp cân bằng độ ẩm cho cổ họng, tránh được tình trạng ho do khô rát họng
  • Uống mật ong vào mỗi buổi sáng
  • Uống trà gừng
Người bị ho nên ăn các loại rau xanh và hoa quả
Người bị ho nên ăn các loại rau xanh và hoa quả

Những thực phẩm cần tránh để bệnh ho mau khỏi

  • Người bệnh cần đặc biệt tránh các loại thực phẩm lạnh, cay nóng, đồ ăn có gia vị gây kích thích
  • Kiêng bia, rượu, đây là những thực phẩm khiến tình trạng ho nặng hơn, giảm sức đề kháng của cơ thể
  • Khi bị ho không nên ăn hải sản
  • Kiêng các đồ ăn tanh như cá
  • Không nên ăn thực phẩm chiên rán, hoặc quá mặn, quá ngọt
  • Không nên uống nước dừa
  • Không uống nước có gas như coca, pepsi

Ngoài việc nên ăn gì và kiêng gì, người bị ho nên xây dựng cho bản thân một lối sống lành mạnh với những thói quen tốt như:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Ít nhất ngày 2 lần đánh răng sáng và tối
  • Luyện tập thể dục nâng cao sức khỏe, sức đề kháng
  • Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, lạnh hoặc ngồi điều hòa quá lâu
  • Xông mũi và rửa mũi bằng nước muối sinh lý
  • Súc miệng bằng nước muối
  • Giữ ấm cơ thể, nhất là lòng bàn chân và vùng cổ, ngực
  • Không hút thuốc
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để vi khuẩn không có môi trường trú ngụ
  • Khi đi ngủ, người bệnh có thể gối cao đầu để tránh các cơn ho do bệnh trào ngược dạ dày, thực quản
  • Đi ra ngoài nên đeo khẩu trang, tránh vi khuẩn xâm nhập
  • Thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ

Trên đây là những thông tin về các loại bệnh ho, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả. Nếu bạn đang gặp tình trạng này không nên chủ quan vì đây có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích để chăm sóc sức khỏe bản thân cũng như gia đình mình.

Lời khuyên của chuyên gia khi điều trị ho tại nhà

Theo Thầy thuốc Ưu tú Lê Phương, chuyên gia có hơn 40 năm kinh nghiệm điều trị ho cho biết:

“Các cách điều trị ho tại nhà rất tiện lợi và đơn giản, ai cũng có thể áp dụng được. Những cách chữa này có thể giúp hầu họng đỡ đau nhức hơn. Tuy nhiên tự chữa ho tại nhà chỉ phù giúp làm giảm cảm giác khó chịu tại họng, giảm các cơn ho. Trong những trường hợp ho nhiều, ho dai dẳng, ho mãn tính liên quan đến các bệnh lý hầu họng, phế phổi khác, người bệnh không nên lạm dụng các mẹo chữa dân gian tại nhà. Thay vào đó bệnh nhân nên đi khám và điều trị bằng các biện pháp đặc trị hơn để xử lý bệnh tận gốc”.

Hiện nay một trong những giải pháp điều trị ho vừa đảm bảo độ an toàn lành tính, vừa xử lý bệnh tận gốc là giải pháp đặc trị ho của Nhất Nam Y Viện.

Hiện nay có rất nhiều cách trị bệnh ho, trong đó ứng dụng YHCT cũng là một giải pháp hữu hiệu được nhiều người sử dụng. Thuốc YHCT được bào chế từ các thảo dược thiên nhiên an toàn, lành tính mà vẫn có công dụng trị ho không kém gì thuốc Tây. Tiêu biểu phải kể đến bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang của Nhất Nam Y Viện.

Thanh Hầu Bổ Phế Thang: Điều trị triệt để ho lâu ngày không cần kháng sinh, hiệu quả tức thì chỉ sau 1 liệu trình 

Thanh Hầu Bổ Phế Thang là bài thuốc ĐẶC TRỊ MỌI THỂ HO nhờ kế thừa tinh hoa YHCT 150 năm của Thái y viện triều Nguyễn. Cụ thể, trên nền tảng 30 phương thuốc trị bệnh hô hấp của Ngự y triều Nguyễn, các chuyên gia tại Nhất Nam Y Viện đã tiến hành nghiên cứu thành phần thảo dược, cơ chế trị bệnh, cách kết hợp dược liệu, từ đó hoàn thiện và cải tiến Thanh hầu bổ phế thang phù hợp nhất với mọi đối tượng bệnh nhân. Từ người bị ho do viêm họng, viêm amidan cho đến viêm phế quản,...(Xem chi tiết).

Trước hết, Thanh Hầu Bổ Phế Thang được đánh cao bởi khả năng loại bỏ triệt để các tình trạng ho. Chẳng hạn như: ho đờm vướng họng, ho khan tức ngực, ho ngứa họng, đồng thời phòng ngừa bệnh tái phát trở lại. 

Công dụng này chính là nhờ sở hữu “bảng thành phần vàng”gồm 32 nam dược quý hiếm, nổi bật như: Bạch cương tàm, kiết cánh, xích thược, liên kiều, quất hồng bì, bạc hà, phật thủ, thiên hoa phấn, hạnh nhân, xạ can, trần bì, kha tử, đại thanh diệp, sơn trà,… Các vị thuốc đều có công dụng đa dạng và bổ trợ lẫn nhau giúp cải thiện nhanh các triệu chứng tại họng.

Tuy nhiên, khác với những bài thuốc cho hiệu quả chậm, từ từ, Thanh Hầu Bổ Phế Thang có thể LÀM DỊU HỌNG NGAY LẬP TỨC. Bởi bài thuốc có công thức thảo dược độc đáo, kết hợp nhuần nhuyễn giữa các vị thuốc bổ giúp phục hồi tổn thương từ bên trong và các vị thuốc KHÁNG SINH TỰ NHIÊN trực tiếp tiêu diệt tác nhân gây bệnh. Khi dùng Thanh Hầu Bổ Phế Thang trị ho, người bệnh có thể thấy ngay hiệu quả:

  • Hết nhanh các cơn ho dai dẳng, làm tan đờm giúp họng thông thoáng, cổ họng hết sưng viêm, đau nhức.
  • Bổ phế, kiện tỳ, lưu thông khí huyết, đào thải độc tố, phục hồi chức năng tạng phủ, giúp cơ thể lấy trạng thái cân bằng.
  • Tăng sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh tái phát.

Bên cạnh bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang, Nhất Nam Y Viện còn nghiên cứu và bổ sung vào liệu trình trị ho hai bài thuốc là Nhất Nam Giải độc hoàn và Cao ngậm họng. Hai bài thuốc này có công dụng cụ thể như sau:

  • Nhất nam giải độc hoàn: Thành phần gồm nhiều dược liệu quý như: Diệp hạ châu, kim ngân hoa, đan sâm, thục địa, hương nhu,… Công dụng chính là giúp cơ thể thanh nhiệt, đào thải độc tố tích tụ lâu ngày trong phủ tạng, giúp hấp thu bài thuốc chủ tốt hơn, đồng thời bồi bổ khí huyết, nâng cao sức đề kháng cho người bệnh.
  • Cao ngậm họng: Thành phần chính gồm những thảo dược có công dụng kháng viêm tự nhiên như: Kha tử, tang bạch bì, xuyên bối mẫu, tử uyển, khoản đông hoa, qua lâu nhân,…. Cao ngậm chủ yếu hỗ trợ cải thiện các triệu chứng, giúp người bệnh làm dịu họng, giảm ho rát, ngứa họng, tiêu đờm đặc, chữa khàn tiếng.

Nhìn chung, với liệu trình kết hợp 3 loại thuốc như trên, các triệu chứng được cải thiện rõ rệt. Chỉ sau 7-14 ngày, các cơn ho giảm đáng kể, người bệnh có thể ngủ liền giấc đêm mà không bị cơn ho làm phiền. Sau từ 1-3 tháng dùng thuốc, phế tạng được phục hồi, khí huyết lưu thông, căn nguyên gây ra ho cũng hoàn toàn biến mất. Đồng thời sức đề kháng của người bệnh được nâng cao sẽ là “hãng rào kiên cố” giúp cơ thể ngăn ngừa bệnh ho tái phát. 

>>> Xem chi tiết: Bài thuốc thanh hầu bổ phế thang chữa bệnh gì? Hiệu quả có tốt không? Giá bao nhiêu?

Đặc biệt, Thanh hầu bổ phế thang có thành phần là nam dược tương thích cao với cơ địa người Việt nên hạn chế được nguy cơ ngộ độc. Toàn bộ thảo dược đều có nguồn gốc từ các vườn dược liệu đạt chuẩn GACP – WHO do chính Nhất Nam Y Viện trực tiếp ươm trồng và chăm sóc. 

Đơn vị cũng ứng dụng công nghệ trồng cây sinh học, sử dụng phương pháp bắt sâu thủ công, nói không với phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản hóa học. Ngoài ra, thảo dược còn được kiểm định độc tính cấp diễn, bán trường diễn thường xuyên tại cơ quan chuyên môn nên người bệnh hoàn toàn an tâm khi sử dụng.

>>>Xem video vườn thảo dược sạch của Nhất Nam Y Viện

Bên cạnh đó, Phác đồ trị ho với Thanh hầu bổ phế thang được điều chỉnh linh hoạt theo độ tuổi và cơ địa của từng người bệnh. Nhờ đó không những hiệu quả điều trị được nâng cao mà còn hạn chế được nguy cơ sốc thuốc, dị ứng thành phần thuốc. Người bệnh có thể sử dụng thuốc trong thời gian dài mà không lo gặp các tác dụng phụ không mong muốn.

Có thể khẳng định, Thanh hầu bổ phế thang là giải pháp trị ho dành cho mọi đối tượng. Thuốc phù hợp với các bệnh nhân bị ho do dị ứng thời tiết, ho do bệnh lý hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản lâu năm,… 

Với thành phần là thảo dược thiên nhiên lành tính và bổ dưỡng, bài thuốc đặc biệt phù hợp với người có thể trạng yếu dễ mắc các bệnh hô hấp như: trẻ nhỏ, bà bầu, phụ nữ sau sinh, người cao tuổi,… Với những đối tượng này, bác sĩ sẽ điều chỉnh thành phần thảo dược để vừa đáp ứng mục đích trị ho, vừa bồi bổ sức khỏe, tăng cường đề kháng. Cụ thể: 

  • Với trẻ nhỏ, hệ hô hấp chưa ổn định, đề kháng yếu: Bác sĩ sẽ gia tăng thêm một số vị thuốc giúp trẻ ăn ngon, hấp thu dinh dưỡng tốt, tăng cường miễn dịch, ngừa ốm vặt như: Trần bì, cam thảo, ý dĩ,… 
  • Với phụ nữ có thai: Bà bầu thường thiếu máu, nội tiết tố thay đổi khiến cơ thể bốc hỏa, mệt mỏi nên đơn thuốc sẽ được gia tăng các thảo dược bổ khí huyết, giúp an thai như: Thục địa, hoài sơn, sa nhân, trần bì, gai vị, ý dĩ, … 
  • Trường hợp phụ nữ sau sinh cơ thể suy nhược: Phác đồ thuốc được bổ sung thêm một số thảo dược có công dụng bổ huyết, thanh nhiệt, lợi sữa như: Thông thảo, đinh lăng, bồ công anh, đăng tâm, ý dĩ, hoài sơn, …
  • Người cao tuổi: Các bác sĩ sẽ thêm các vị thuốc ích khí, cân bằng âm dương, nâng cao sức khỏe như: Đinh lăng, đẳng sâm, đương quy, hoàng kỳ… 

>>>Tìm hiểu ngay: Bài nam dược Thanh hầu bổ phế thang dùng cho đối tượng nào?

Dưới góc nhìn chuyên môn, Thanh hầu bổ phế thang được rất nhiều chuyên gia YHCT đánh giá cao nhờ hiệu quả trị ho toàn diện, an toàn với sức khỏe. Thầy thuốc ưu tú Lê Hữu Tuấn – PGĐ Bệnh viện YHCT Trung ương cho biết:

“Có nhiều bài thuốc điều trị bệnh ho bằng YHCT. Tuy nhiên, xét về mức độ hiệu quả, an toàn đối với đa phần người bệnh, tôi và nhiều đồng nghiệp đánh giá cao bài thuốc Thanh Hầu Bổ Phế Thang. Các thành phần của bài thuốc như Liên kiều, Cát cánh, Kha tử, Bạch cương tàm, Sơn trà,… được chọn lọc kỹ lưỡng từ các phương thuốc của Ngự y. Thảo dược được phối hợp theo tỷ lệ Vàng giúp làm chậm sự phát triển và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh.

Bên cạnh đó, bài thuốc còn giúp làm lành tổn thương niêm mạc họng, tăng cường sức đề kháng, cải thiện chức năng tạng phủ và nâng cao hệ miễn dịch, phòng chống bệnh tái phát hiệu quả.”

Đồng quan điểm với bác sĩ Tuấn, bác sĩ Tuyết Lan cho biết:
>>> Xem thêm: Góc nhìn chuyên gia và người bệnh về bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang

Với những điểm sáng trên, Thanh hầu bổ phế thang ngày càng nhận được sự quan tâm của đông đảo bệnh nhân trên toàn quốc. Đến nay đã có hơn 40.000 bệnh nhân sử dụng bài thuốc và đều nhận được kết quả điều trị tốt. Rất nhiều bệnh nhân chia sẻ rất tốt về bài thuốc trên các diễn đàn và mạng xã hội:

Cô Nguyễn Thanh Hương (55 tuổi), sống tại Hà Nội là bệnh nhân bị ho mãn tính lâu năm. Dù đã sử dụng rất nhiều loại thuốc và các phương pháp trị liệu nhưng bệnh ho của cô vẫn không thuyên giảm. Sau khi được con gái giới thiệu về bài thuốc Thanh Hầu bổ phế thang của Nhất NamY Viện, cô Hương khá bất ngờ khi các cơn ho gần như dứt hẳn dù mới dùng thuốc được hơn 1 tháng. Xem ngay những CHIA SẺ THỰC TẾ của cô Hương qua video sau:

Dưới đây là những phản hồi của những bệnh nhân khác về hiệu quả của Thanh hầu bổ phế thang: 

Để chấm dứt những cơn ho dai dẳng, ho nổ cổ, quý bạn đọc đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với Nhất Nam Y Viện theo thông tin bên dưới để được tư vấn sớm nhất bởi các chuyên gia YHCT hàng đầu tại Việt Nam:

NHẤT NAM Y VIỆN
Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 024.8585.11020888.598.102
Zalo: https://zalo.me/0888598102
Fanpage: Nhất Nam Y Viện
Website: www.nhatnamyvien.com
Đặt lịch khám: https://nhatnamyvien.com/dat-lich-kham-benh

Giải pháp CẮT NHANH cơn ho, an toàn, hiệu quả với bài thuốc Nam gia truyền Đỗ Minh Đường

Thuốc ho của Đỗ Minh Đường là bài thuốc được bào chế từ hơn 50 vị Nam dược do các lương y Đỗ Minh xây dựng thành công từ hơn 1 thể kỷ trước. Với công dụng vượt trội, đặc trị cách chứng bệnh ho khan, ho gió, ho có đờm, viêm họng,… bài thuốc ngày càng được đông đảo người bệnh biết đến và trở thành giải pháp SỐ 1 hiện nay.

Theo đó, cơ chế điều trị của bài thuốc chữa ho củ Đỗ Minh Đường là BỔ CHÍNH – KHU TÀ, tác động trực tiếp tới căn nguyên gây ho, đồng thời bồi bổ cơ thể, tiêu viêm với 2 phương thuốc nhỏ trong 1 liệu trình gồm: Thuốc đặc trị bệnh ho và Thuốc giải độc, chống viêm. Chính vì vậy, bài thuốc mang lại hiệu quả dứt điểm bệnh, không tái phát.

XEM NGAY: Chi tiết thành phần, công dụng bài thuốc đặc trị bệnh ho của Đỗ Minh Đường

Đặc biệt, hơn 90% số thảo dược trong bài thuốc trị ho Đỗ Minh được nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường ươm trồng tại 3 vườn dược liệu sạch đạt chuẩn GACP-WHO ở Hòa Bình, Hưng Yên và Gia Lâm (Hà Nội). Sau khi thu hái dược liệu, các lương y nhà thuốc sẽ tiến hành sơ chế và hòa trộn với nhau theo Tỷ lệ vàng bí truyền để tạo nên bài thuốc có tác dụng trị bệnh từ gốc đến ngọn.

Lương y Đỗ Minh Tuấn – GĐ chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường cho biết, tùy vào tình trạng bệnh, tình hình sức khỏe của bệnh nhân, sau khi thăm khám, các lương y, bác sĩ nhà thuốc sẽ kê số liệu trình thuốc phù hợp. Người bệnh sử dụng thuốc theo đúng chỉ định sẽ cảm nhận rõ hiệu quả theo từng giai đoạn cụ thể như sau:

  • Giai đoạn 1 – Thẩm thấu: Thuốc sẽ thẩm thấu sâu vào cơ thể, khu phong, tán hàn, giải độc tiêu viêm, cân bằng âm dương.
  • Giai đoạn 2 – Triệt tiêu triệu chứng: Chính khí được tăng cường, tình trạng viêm sưng, tổn thương tại vùng họng sẽ được giải quyết, tái tạo và phục hồi dần.
  • Giai đoạn 3 – Bồi bổ, ngừa bệnh tái phát: Tình trạng ho, ngứa rát họng chấm dứt hoàn toàn, chức năng tạng phế, can thận được tăng cường; đồng thời tăng sức đề kháng, bảo vệ họng và cơ thể trước các tác nhân gây bệnh, ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại.

Hiệu quả chữa ho của bài thuốc Nam gia truyền Đỗ Minh Đường đã được rất nhiều người bệnh kiểm chứng và cho đánh giá tích cực.

XEM THÊM: Hàng ngàn người bệnh chiến thắng ho, viêm họng nhờ bài thuốc nam Đỗ Minh Đường

Nếu bạn quan tâm bài thuốc của Đỗ Minh Đường, dứt điểm cơn ho hãy liên hệ trực tiếp tới Nhà thuốc Đỗ Minh Đường để được tư vấn.

Với những thông tin được cung cấp trong bài viết trên mong rằng bạn đọc đã biết được nhiều hơn về các cách trị ho nhanh và hiệu quả tại nhà, lựa chọn phương thức chữa trị ho bằng bài thuốc dân gian phù hợp và xử lý bằng phương pháp y học hiện đại đúng lúc, kịp thời.

Người bệnh có bất kì thắc mắc, cần chuyên gia giải đáp, tư vấn vui lòng liên hệ:

>> NHIỀU BẠN ĐỌC QUAN TÂM:

Cập nhật lúc: 2:25 Chiều , 15/05/2023

Tin liên quan

bệnh ho gà ở trẻ em

Bệnh ho gà ở trẻ em: Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa

Bệnh ho gà ở trẻ em thường xảy ra do nhiễm trùng vi khuẩn Bordetella pertussis thể cấp tính. Ho gà có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi khác...

Cảnh Giác Khi Trẻ Em Ho Ra Máu, Cha Mẹ Cần Lưu Ý

Trẻ em ho ra máu thường khiến cha mẹ lo lắng bởi đây là dấu hiệu nguy hiểm, cảnh báo nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân này do...

Ho kéo dài uống thuốc không khỏi có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân

Ho kéo dài uống thuốc không khỏi là mắc bệnh gì? Cách xử lý

Ho kéo dài uống thuốc không khỏi chắc chắn là điều mà bệnh nhân rất lo lắng khi mắc phải. Ho kéo dài sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau...

Những cơn ho khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe

18 Cách Trị Ho Cho Người Lớn Hiệu Quả Nhất Ngay Tại Nhà

Ho dai dẳng không dứt gây ra những khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Những cách trị ho cho người lớn hiệu quả nhất...

bài thuốc trị ho lâu ngày không khỏi

8 bài thuốc trị ho lâu ngày không khỏi cực hiệu nghiệm

Các bài thuốc trị ho lâu ngày không khỏi là giải pháp được rất nhiều người bệnh quan tâm. Bên cạnh tính hiệu quả, để loại bỏ hoàn toàn tình...

Trẻ ho lâu ngày không khỏi là tình trạng thường gặp ở nhiều trẻ em do sức đề kháng yếu

Trẻ ho lâu ngày không khỏi là bệnh gì? Cách điều trị an toàn, hiệu quả

Trẻ ho lâu ngày không khỏi là tình trạng thường gặp ở nhiều trẻ em do sức đề kháng yếu, nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết,... Tuy...

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *