Chữa vảy nến bằng lá lốt là phương pháp an toàn hiệu quả được nhiều người lựa chọn. Lá lốt là dược liệu tự nhiên quen thuộc có chứa nhiều hoạt chất giúp kháng viêm, diệt khuẩn, kháng nấm mạnh mẽ. Cùng chúng tôi tìm hiểu về 6 mẹo dùng lá lốt chữa bệnh vảy nến tại nhà dưới đây.
6 cách chữa vảy nến bằng lá lốt bạn có thể áp dụng
Lá lốt là nguyên liệu quen thuộc được Y học cổ truyền dùng để điều trị các bệnh liên quan đến da liễu, xương khớp, đau đầu, phong thấp, rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, đầy hơi, tê bì chân tay,… Theo nghiên cứu của Đông y, lá lốt có vị cay nồng, tính ấm, mùi thơm. Dược liệu này có tác dụng giúp tiêu độc, ôn trung, làm ấm cơ thể.

Còn theo Y học hiện đại, lá lốt có chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe như: Alkaloid, Benzyl Axetat và Beta – caryophylen, Vitamin A, C, E,… Những chất này có tác dụng chống dị ứng, giảm sưng, tiêu viêm, làm mềm da, cải thiện tình trạng ngứa ngáy, bong tróc, dày sừng. Đồng thời thúc đẩy quá trình tái tạo da và chữa lành những tổn thương do bệnh vảy nến gây ra.
Nhờ vậy người bệnh hoàn toàn có thể dùng nguyên liệu này để cải thiện các triệu chứng do bệnh lá lốt gây ra. Dưới đây là top 6 cách chữa vảy nến bằng lá lốt bạn có thể tham khảo áp dụng.
Ngâm rửa vùng da bị vảy nến bằng lá lốt
Những người bị bệnh vảy nến ở tay chân có thể áp dụng cách ngâm rửa bằng nước lá lốt. Trong thành phần của lá lốt có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giúp tăng khả năng chống viêm nhiễm, loại bỏ độc tố và giảm ngứa hiệu quả. Việc ngâm rửa cũng giúp làm mềm da, giảm hiện tượng bong tróc và ngăn ngừa bệnh lây lan sang những vùng da lành khác.
Chuẩn bị: 200g lá lốt tươi, một ít muối trắng.
Cách thực hiện:
- Lá lốt rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng khoảng 10 phút.
- Cắt lá lốt thành những khó nhỏ, cho vào nồi đun cùng với 1,5 lít nước.
- Đun sôi nhỏ lửa trong vòng 10 phút rồi pha thêm với nước lạnh.
- Ngâm rửa vùng da bị vảy nến vào nước này trong vòng 15 phút.
- Dùng phần bã lá lốt chà nhẹ lên vùng da bị tổn thương để tăng hiệu quả.
- Thực hiện mỗi ngày một lần, sau khoảng 10 ngày bệnh vảy nến sẽ được cải thiện rõ rệt.
Chữa vảy nến bằng cách uống nước lá lốt
Các chuyên gia cho biết, việc uống nước lá lốt sẽ góp phần giúp cải thiện bệnh vảy nến từ bên trong. Nước lá lốt có vị hơi cay, chứa nhiều acid amin thực vật, tinh dầu và nhiều dưỡng chất khác, giúp rút ngắn thời gian trị bệnh và ngăn ngừa bệnh vảy nến tái phát.

Chuẩn bị: 50g lá lốt tươi và một ít muối ăn.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá lốt và ngâm với nước muối loãng 10 phút.
- Vớt ra để ráo và cho vào máy xay xay nhuyễn với một ít nước.
- Lọc bỏ bã, dùng phần nước này để uống.
- Mỗi ngày thực hiện 2 lần, sau 1 tuần bệnh vảy nến của bạn sẽ được thuyên giảm.
Xem thêm: chữa vảy nến bằng dầu dừa
Dùng nước lá lốt để tắm
Trường hợp người bệnh bị vảy nến toàn thân hoặc bị bệnh ở những vùng da khó đắp thuốc như mông, háng, sau lưng,… có thể tham khảo cách chữa bệnh bằng cách tắm nước lá lốt. Các hoạt chất trong dược liệu này sẽ thấm vào da và giúp bạn giảm nhanh cơn ngứa ngáy khó chịu, tiêu diệt vi khuẩn, đồng thời thúc đẩy quá trình chữa lành các vết thương trên da.
Chuẩn bị: 50g lá lốt và một ít muối.
Cách thực hiện:
- Lá lốt rửa sạch, cho vào nồi đun cùng với 2 lít nước.
- Khi nước sôi tiếp tục vặn nhỏ lửa và đun thêm 10 phút nữa.
- Dùng nước lá lốt pha thêm với nước lạnh để tắm.
- Thực hiện mỗi ngày một lần, tình trạng ngứa ngáy bong tróc da do vảy nến sẽ được cải thiện.
Chữa bệnh vảy nến bằng cách đắp lá lốt
Đối với tình trạng bị vảy nến ở các vùng da nhỏ, bạn có thể áp dụng phương pháp đắp thuốc. Việc trực tiếp đắp thuốc sẽ giúp các dược chất thấm sâu vào bên trong vùng da bị tổn thương. Nhờ đó giúp tiêu diệt được vi khuẩn và vi nấm gây bệnh, giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy, nóng rát, dày sừng. bong tróc da.

Chuẩn bị: 1 nắm lá lốt.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá lốt, ngâm với nước muối loãng trong vòng 10-15 phút để diệt khuẩn.
- Cho lá lốt và một ít muối hạt vào cối giã nát.
- Rửa sạch vùng da bị tổn thương và đắp lá lốt lên.
- Sử dụng băng gạc để cố định vết thương trong vòng 30 phút.
- Cuối cùng bạn gỡ phần thuốc ra và rửa lại với nước sạch.
- Thực hiện mỗi ngày một lần vào buổi tối, nếu bệnh nghiêm trọng có thể sử dụng 2 lần/tuần.
- Áp dụng đều đặn cho đến khi bệnh vảy nến được cải thiện.
Xông hơi bằng lá lốt
Đối với những người bị vảy nến ở mặt, bạn có thể áp dụng phương pháp chữa bệnh bằng cách xông hơi lá lốt. Hơi nước sẽ giúp các thành phần trong lá lốt dễ hấp thu vào da, giúp làm mềm da, giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu trên mặt.
Nguyên liệu: 1 nắm lá lốt tươi, 1 ít muối biển, 2 lít nước sạch.
Cách thực hiện:
- Lá lốt rửa sạch, ngâm với nước muối loãng trong vòng 10-15 phút.
- Cho lá lốt vào đun cùng với 2 lít nước trong vòng 10 phút.
- Đổ nước ra một cái thau sạch và tiến hành xông hơi.
- Lưu ý nên chùm một khăn bông sạch lên đầu để giúp hơi nước không bị bay ra ngoài quá nhanh.
- Thực hiện mỗi tuần từ 2-3 lần cho đến khi các triệu chứng của bệnh vảy nến dần huyên giảm.
Đọc thêm: chữa vảy nến bằng nha đam
Sử dụng các món ăn từ lá lốt
Ngoài những cách chữa vảy nến bằng lá lốt kể trên, người bệnh có thể chế biến thêm nhiều món ăn từ lá lốt để hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến tại nhà. Những món ăn này đều rất thơm ngon, dễ chế biến và giàu dinh dưỡng. Thường xuyên sử dụng sẽ giúp bạn tăng cường sức đề kháng để hỗ trợ điều trị bệnh từ bên trong.
Một số món ăn người bệnh có thể tự chế biến tại nhà như: Chả đậu phụ cuốn lá lốt, thịt cuốn lá lốt, thịt bò xào lá lốt, ốc xào lá lốt, canh mít non nấu lá lốt, trứng tráng lá lốt….

Những phương pháp chữa vảy nến bằng lá lốt được đánh giá là an toàn, hiệu quả. Tuy nhiên chỉ áp dụng đối với những trường hợp bệnh nhẹ, chưa bị viêm nhiễm nghiêm trọng. Nếu các triệu chứng của bệnh đã lan sang toàn cơ thể hoặc có dấu hiệu bội nhiễm, bạn nên đến gặp bác sĩ để được điều trị chuyên sâu hơn.
Hướng dẫn phòng bệnh vảy nến tái phát
Để ngăn không cho bệnh vảy nến tái phát, người bệnh cần chú ý những vấn đề sau:
- Tránh để da tiếp xúc với nhiều loại hóa chất khác nhau như: Bột giặt, nước rửa chén, thuốc tẩy, thuốc trừ sâu, kem trộn… Nếu bắt buộc phải sử dụng nên đi ủng hoặc đeo găng tay cao su.
- Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, thường xuyên tắm gội và thay quần áo, đặc biệt không nên mặc quần áo còn ẩm ướt.
- Nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, dễ thấm hút mồ hôi và không bị bó sát vào người.
- Nên uống nhiều nước và chú ý cấp ẩm cho da để tránh làm cho da bị khô nẻ, bong tróc. Bạn nên dùng kem dưỡng ẩm hoặc dầu dừa để giúp cho da dẻ luôn mềm mại.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết để tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa vi khuẩn và nấm xâm nhập.
- Hạn chế sử dụng những thực phẩm dễ gây dị ứng, đặc biệt là hải sản. Đồng thời hạn chế ăn các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng và các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.
Trên đây là toàn bộ thông tin về những cách chữa vảy nến bằng lá lốt mà bạn có thể áp dụng. Tuy nhiên cần tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện, tránh việc áp dụng sai cách sẽ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang “uống trong - bôi ngoài” điều trị vảy nến toàn diện
Được nghiên cứu và ứng dụng độc quyền bởi Trung tâm Thuốc dân tộc - Thương hiệu Số 1 Việt Nam về Y học cổ truyền 2024, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang chứng minh hiệu quả vượt trội trong điều trị vảy nến. Bài thuốc được nghiên cứu công phu trong nhiều năm bởi Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan - Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương cùng cộng sự. VTV2 Sống khỏe mỗi ngày đưa tin Thanh bì Dưỡng can thang là giải pháp điều trị vảy nến hoàn chỉnh nhất hiện nay: Qua hơn 15 năm ứng dụng, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang đã giúp hàng ngàn bệnh nhân kiểm soát tốt tình trạng vảy nến nhờ sở hữu những ưu điểm sau: Công thức “3 trong 1” điều trị vảy nến từ căn nguyên Tuân theo nguyên tắc “Nội ẩm - Ngoại đồ” của Y học cổ truyền, bài thuốc phối hợp cùng lúc 3 nhóm thuốc chuyên biệt: UỐNG - BÔI - NGÂM RỬA. Sự kết hợp này tạo nên tác động KÉP từ trong ra ngoài, không chỉ điều trị triệu chứng mà còn bồi bổ cơ thể, khôi phục da khỏe mạnh, ngăn tái phát, với tác dụng:- Thanh nhiệt, giải độc, trừ phong hàn, tiêu viêm, tiêu ngứa, điều trị tận gốc căn nguyên gây bệnh vảy nến.
- Làm sạch, làm mềm da, sát khuẩn, bong vảy nến tự nhiên, khoanh vùng tránh làm lan rộng tổn thương.
- Loại bỏ triệu chứng vảy nến khô da, sưng đau, bong tróc, ngứa rát, chống viêm nhiễm.
- Dưỡng da, cấp ẩm, làm lành tổn thương, phục hồi và tái tạo làn da từ lớp biểu bì sâu.
- Điều huyết, dưỡng huyết, bồi bổ ngũ tạng đặc biệt là gan thận, ổn định cơ địa dị ứng, tăng miễn dịch, phòng tái phát.



TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC
![]() |
- Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
- Tổng Hợp Phản Hồi Người Bệnh Vảy Nến Về Bài Thuốc Thanh Bì Dưỡng Can Thang
Nhất Nam An Bì Thang – Đẩy lùi vảy nến thể mảng, hết ngứa, bong tróc, ngừa biến chứng
Nhất Nam An Bì Thang là giải pháp với khả năng KIỂM SOÁT TỐT và hạn chế TÁI PHÁT BỆNH vảy nến. Từ các bài thuốc trị bệnh viêm da của Thái Y Viện triều Nguyễn, chuyên gia tại Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam – trực thuộc Nhất Nam Y Viện đã phát triển thành công bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang. Bài thuốc điều trị vảy nến với sự kết hợp của 3 bài thuốc nhỏ, các bài thuốc kết hợp nhằm cải thiện bệnh tốt từ căn nguyên đến triệu chứng, đem lại hiệu quả ổn định lâu dài. Tùy vào từng trường hợp bác sĩ sẽ linh hoạt trong điều trị. Liệu trình điều trị vảy nến thể mảng gồm: Bài thuốc uống Bài thuốc bôi Bài thuốc ngâm rửa Trong nhiều trường hợp có thể kết hợp thuốc xịt, muối tắm để chăm sóc da tốt hơn.

- Địa chỉ: Biệt thự 16, ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hotline: 0983 058 939
- Zalo: https://zalo.me/0983058939
- Fanpage: Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam
