string(0) ""

Nấm lưỡi là gì? Các phương pháp điều trị nấm lưỡi cho người lớn và trẻ em

Điều trị bệnh nấm lưỡi ở trẻ em và người lớn có thể dùng thuốc chống nấm tại chỗ với trường hợp nhẹ, hoặc chống nấm toàn thân với trường hợp nặng, tùy theo độ tuổi, sức khỏe và tình trạng bệnh.

1. Tổng quan về bệnh nấm lưỡi

Bệnh nấm lưỡi hoặc nấm miệng là tình trạng lưỡi bị tưa do nấm lưỡi Candida phát triển quá mức trong miệng, lưỡi hoặc hai má trong, thậm chí nấm có thể lan ra vòm miệng, nướu hoặc xuống họng.

Nghiêm trọng hơn, nấm có thể đi xuống cả hệ tiêu hóa, từ thực quản đến ruột, hoặc các cơ quan khác như phổi, gan và gây ra tình trạng nhiễm nấm đa phủ tạng. Những người bị nhiễm HIV và mắc các bệnh lý khác như đái tháo đườngsuy thận hoặc ung thư, phải điều trị hồi sức tích cực trong thời gian dài có nguy cơ cao bị bệnh nấm lưỡi nặng.

Bất kỳ ai cũng có thể bị tưa lưỡi, tưa miệng, nhưng nhóm đối tượng thường gặp nhất của bệnh nấm lưỡi lại chính là trẻ nhỏ và người cao tuổi. Bởi sức đề kháng, hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt và người cao tuổi thì suy giảm miễn dịch. Vì vậy, phát hiện và điều trị bệnh nấm lưỡi ở trẻ em và người cao tuổi đặc biệt quan trọng.

bệnh nấm lưỡi
Bệnh nấm lưỡi hoặc nấm miệng là tình trạng lưỡi bị tưa do nấm Candida phát triển quá mức trong miệng

2. Dấu hiệu nhận biết bị bệnh nấm lưỡi ở trẻ em và người lớn

2.1 Biểu hiện nấm lưỡi ở người lớn

Ở người lớn, bệnh nấm lưỡi gây ra những tổn thương trong miệng, lưỡi như sau:

  • Xuất hiện các lớp giả mạc mỏng có màu trắng ngà hoặc trắng kem trong vòm miệng hoặc lưỡi. Hoặc cũng có thể là những mảng dày bị viêm đỏ, kèm theo những mụn li ti màu đỏ.
  • Trong miệng, lưỡi có thể cảm thấy bị cộm, vướng.
  • Giữa lưỡi hoặc nướu (lợi) sưng đỏ, đau ngứa rát. Khi bệnh nấm lưỡi tấn công xuống sâu hơn, sẽ gây khó chịu trong ăn uống, nuốt khó, nuốt đau tức ở ngực, kèm theo sốt.
  • Có thể mất vị giác hoặc thay đổi vị giác.
  • Khi cọ xát có thể bị chảy máu nhẹ.
  • Khóe miệng bị viêm đỏ và nứt.

Mẹ đã biết cách phòng và điều trị bệnh nấm lưỡi ở trẻ nhỏ?

2.2 Biểu hiện bị nấm lưỡi ở trẻ

Tương tự người lớn, nấm lưỡi ở trẻ cũng gây ra những tổn thương như sau:

  • Xuất hiện các mảng màu trắng ở trên bề mặt lưỡi hoặc trong khoang miệng.
  • Trẻ khó chịu, đau nên hay quấy khóc, bỏ bú hoặc bỏ ăn.
  • Với trẻ sơ sinh còn bú mẹ, nấm miệng của trẻ có thể lây sang vú mẹ khiến vú bị viêm đỏ, nứt ra và rất đau.

3. Điều trị bệnh nấm lưỡi ở người lớn và trẻ em

Tùy vào sức khỏe và độ tuổi, cách điều trị bệnh nấm lưỡi ở trẻ em và người lớn sẽ khác nhau. Tuy nhiên việc điều trị đều hướng tới mục tiêu là ngăn chặn nấm lây lan.

3.1 Điều trị nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh

Việc điều trị nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh còn bú mẹ cần được tiến hành ở cả trẻ và mẹ để tránh tái phát nhiễm trùng. Thuốc kháng nấm nhẹ sẽ được chỉ định cho trẻ và kem bôi chống nấm ở vú cho mẹ. Đối với trẻ bú bình, các dụng cụ bao gồm bình sữa, núm vú và các bộ phận của máy hút sữa cần được tháo rời và rửa sạch với nước và giấm. Ngoài ra, cần thực hiện chăm sóc và đánh tưa cho trẻ bị bệnh nấm lưỡi như sau:

  • Đặt trẻ nằm ngửa
  • Cha mẹ rửa tay thật sạch rồi dùng một miếng gạc vải sạch và mềm để quấn vào đầu ngón trỏ. Sau đó, dùng ngón trỏ lấy thuốc trị nấm lưỡi được bác sĩ kê đơn rồi đưa vào miệng trẻ, lau nhẹ nhàng 1 lần từ trong ra ngoài bề mặt của lưỡi.
  • Có thể làm lại thêm 1 lần nữa nếu thấy bề mặt lưỡi chưa sạch. Cần thực hiện các động tác nhẹ nhàng và dứt khoát để tránh làm trẻ bị sặc, ngạt.

Bác sĩ chuyên khoa tư vấn thêm cho bạn:

3.2 Điều trị nấm lưỡi ở người lớn và trẻ em

Với mức độ nhẹ, có thể dùng thuốc xịt chống nấm và thuốc súc miệng để giảm tình trạng nhiễm trùng do nấm gây ra. Bên cạnh đó, kết hợp dùng sữa chua hoặc viên nang acidophilus để khôi phục hệ vi khuẩn khỏe mạnh của cơ thể.

Với mức độ nặng và việc dùng thuốc xịt chống nấm tại chỗ không hiệu quả thì bác sĩ sẽ chỉ định thuốc chống nấm toàn thân, liều dùng từ 1 – 2 tuần.

Nếu bệnh nặng hơn và ở nhóm đối tượng bị suy giảm hệ miễn dịch, thời gian điều trị bệnh nấm lưỡi có thể dài hơn, lên đến vài tháng. Một số loại thuốc chống nấm bác sĩ có thể chỉ định như amphotericin B, Clotrimazol, Fluconazol, Miconazol, Nystatin …

bệnh nấm lưỡi
Việc điều trị bệnh nấm lưỡi ở trẻ còn bú mẹ cần được tiến hành ở cả trẻ và mẹ

Nha Chu Tán – Giải pháp đặc trị cho bệnh nấm lưỡi từ thảo dược thiên nhiên

Lấy cảm hứng từ tục nhuộm răng của người dân tộc Lự ở Lai Châu trong việc phòng và chữa các vấn đề răng miệng, công thức Nha Chu Tán được các chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng Thuốc Dân tộc – Một đơn vị hợp tác của Viện Nghiên cứu & Ứng dụng Công nghệ Nha khoa Vidental nghiên cứu và phát triển nhằm mang đến một giải pháp an toàn, hiệu quả dành cho mọi người bệnh.

Hiện nay, Nha Chu Tán được ứng dụng trong điều trị các vấn đề răng miệng tại Nha Khoa ViDental. Sau khi thăm khám kỹ lưỡng, các chuyên gia tại Vidental có thể điều chỉnh phác đồ sao cho phù hợp nhất với từng người bệnh, mang lại hiệu quả toàn diện với các chứng bệnh: nấm lưỡi, nấm khoang miệng, viêm nhiễm tại khoang miệng, loét miệng, nhiệt miệng, sâu răng, hôi miệng,…

Tùy theo nhu cầu sử dụng mà người bệnh có thể lựa chọn một trong hai bộ sản phẩm Nha Chu Tán như sau:

Bộ phổ thông:

  • Thuốc bột bôi: Sản phẩm sử dụng để chấm nhẹ, bôi ngoài các vùng tổn thương trong khoang miệng.
  • Nước súc miệng: Súc miệng hàng ngày có tác dụng sát khuẩn, làm thơm và hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả hơn.

Bộ cao cấp:

  • Cao bôi: Sử dụng dang cao bôi trực tiếp vào vùng xuất hiện nấm, tổn thương giảm nhanh tình trạng đau rát, sưng tấy trong khoang miệng.
  • Nước súc miệng: Sử dụng với mục đích sát khuẩn, làm sạch khoang miệng tương tự như bộ phổ thông.

Với thành phần từ bách thảo sương, ô long vĩ, nhân trung bạch… gia thêm một số dược liệu tạo hương, có tính sát khuẩn, Nha Chu Tán được chứng minh mang lại hiệu quả chữa trị cho hơn 80% bệnh lý răng miệng nhiều cấp độ. Đồng thời đảm bảo không gây tác dụng phụ trong quá trình dùng thuốc. 

Bên cạnh đó, Nha Chu Tán còn được các chuyên gia cũng như người bệnh đánh giá cao bởi hiệu quả giảm đáng kể các triệu chứng nấm lưỡi chỉ sau 7 ngày sử dụng. Tùy vào từng tình trạng cũng như mức độ bệnh, thời gian phát huy tác dụng của thuốc có thể thay đổi ít nhiều. Song nhìn chung, 98% người bệnh đều cảm thấy dễ chịu hơn, bớt ngứa ngáy, đau rát vùng lưỡi, đặc biệt là khi nuốt.

Không chỉ có tác dụng điều trị nấm lưỡi, Nha Chu Tán được biết đến như một phương thức phòng các vấn đề răng miệng, giúp ngăn ngừa các yếu tố gây bệnh về khoang miệng như vi khuẩn từ kẽ răng, tổn thương do tác động vật lý, bỏng nướu, cặn thức ăn, vi khuẩn sâu răng,… Nhờ vậy, ngày càng có nhiều người hài lòng và lựa chọn sử dụng Nha Chu Tán.

Chị Ngọc Linh (25 tuổi, Hà Nội) tìm đến Nha Chu Tán với tình trạng nhiệt miệng, nấm lưỡi:

“Tôi bị nóng trong nên bị nhiệt thường xuyên, chỉ cần ăn đồ cay nóng tí xíu là lên nhiệt ngay. Thêm vào đó là tình trạng nấm gây đau rát ở vùng lưỡi khiến tôi rất khó chịu. Tôi đã thử nhiều cách từ kem đánh răng, nước súc miệng đến các loại thuốc xịt tây y nhưng không mấy hiệu quả. Từ hồi dùng Nha Chu Tán, vừa bôi vừa súc, tôi thấy đỡ nhiệt hẳn, hơi thở lúc nào cũng thơm tho, các vết đốm trắng trên lưỡi cũng không còn gây đau rát và mờ đi đáng kể. Giờ tôi ăn uống thoải mái, trộm vía không thấy nhiệt tái lại. Tôi rất hài lòng, sản phẩm chất lượng thế này nên được giới thiệu cho nhiều người biết.”

Còn rất nhiều người bệnh đã và đang sử dụng, đánh giá cao hiệu quả của Nha Chu Tán. Nếu bạn đang gặp các vấn đề về răng miệng, hãy liên hệ trực tiếp đến Trung tâm Nha Khoa Điều trị Vidental Care để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp:

 Vidental – Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha khoa Việt Nam

4. Chăm sóc và phòng ngừa bệnh nấm lưỡi

Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh mắc bệnh nấm lưỡi và không được điều trị, chăm sóc kỹ lưỡng rất ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý:

  • Không hôn trẻ bằng miệng để tránh lây lan vi khuẩn, nấm cho trẻ.
  • Mẹ cần lau sạch ngực bằng khăn sạch và ấm trước cũng như sau khi cho trẻ bú.
  • Vệ sinh đồ chơi của trẻ bằng xà phòng diệt khuẩn và nước nóng, phơi khô hoặc để ráo trước khi đưa cho trẻ.

Để phòng ngừa mắc bệnh nấm lưỡi ở trẻ em và người lớn, cần chú ý:

  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng bằng cách sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng để sát khuẩn nấm, vi khuẩn, đồng thời cân bằng độ ẩm trong miệng, lưỡi. Tuy nhiên, tránh lạm dụng trong thời gian dài.
  • Từ bỏ những thói quen nguy hại, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng nói riêng, tổng thể nói chung như uống rượu bia, hút thuốc lá, hay dùng chất kích thích.
  • Chế độ ăn uống cần đầy đủ chất dinh dưỡng, kết hợp với luyện tập thể thao điều độ để cơ thể tăng cường hệ miễn dịch.
  • Không sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh nấm lưỡi cũng như các loại nấm gây bệnh khác để tránh lây nhiễm nấm.
  • Nếu có kế hoạch mang thai, cần điều trị bệnh nấm âm đạo trước vì trong quá trình mang thai và sinh con có thể lây truyền nấm sang trẻ gây bệnh nấm lưỡi.

Ngay khi phát hiện bị bệnh nấm lưỡi, trẻ em và người lớn cần được thăm khám và điều trị cụ thể, tránh để nấm lan xuống họng, thực quản, hệ tiêu hóa và các nội tạng khác ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Tư vấn thêm cho bạn

Cập nhật lúc: 4:08 Chiều , 09/03/2023

Tin liên quan

Nấm lưỡi HIV và những biện pháp ngăn ngừa

Việc nhận biết nấm lưỡi HIV sớm và kịp thời sẽ giúp cho quá trình điều trị đạt hiệu quả cao. Đồng thời, người bệnh khi đó cũng sẽ tránh...

Nấm lưỡi ở trẻ và những điều bạn cần phải biết

Nấm lưỡi ở trẻ em là tình trạng xảy ra phổ biến với trẻ dưới 10 tuổi, đặc biệt là trẻ còn bú mẹ. Vậy cha mẹ đã biết gì...

Cách chữa nấm lưỡi cho bé không lo bị tái phát

Bệnh nấm miệng không quá nguy hiểm đối với sức khỏe của trẻ nhưng nếu không được điều trị đúng cách thì có thể khiến bệnh chuyển biến nặng và tái...

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *