Viêm nướu hoại tử lở loét là một dạng nghiêm trọng của bệnh viêm nướu răng, ngoài việc gây nhiều đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân, bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng.
1. Một số nguyên nhân dẫn tới lở nướu răng
Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng viêm lở nướu răng là do sự tích tụ của vi khuẩn có trong mảng bám và cao răng. Trường hợp mảng bám, cao răng tồn tại càng lâu trong khoang miệng sẽ tạo điều kiện cho sự gia tăng của vi khuẩn, chúng tấn công vào nướu và gây ra tình trạng sưng viêm.
![Vi khuẩn trong mảng bám, vôi răng là nguyên nhân chính gây viêm nướu](https://nhakhoadongnam.com/wp-content/uploads/2019/05/vi-khuan-trong-mang-bam-voi-rang-la-nguyen-nhan-chinh-gay-viem-nuou.jpeg)
Bên cạnh đó, bệnh lở nướu răng còn xuất phát từ một số nguyên nhân khác như:
Bệnh nhân mắc các bệnh lý về răng miệng nhưng chưa được điều trị, cụ thể là sâu răng.
Ăn nhiều thực phẩm cay nóng, hút thuốc lá, sử dụng đồ uống chứa các chất kích thích như rượu, bia,…
Thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai hoặc sau sinh.
Khô miệng, giảm tiết nước bọt do tác dụng phụ khi sử dụng một số loại thuốc như kháng sinh histamin, thuốc chống trầm cảm,…
Ngoài ra, trường hợp bạn thiếu một số chất như vitamin C, vitamin A, vitamin D, vitamin B1, canxi, fluor,… cũng là nguyên nhân làm viêm lở nướu răng.
2. Dấu hiệu nhận biết viêm nướu hoại tử
Thường các dấu hiệu nhận biết viêm nướu hoại tử sẽ khởi phát đột ngột có thể đi kèm với mệt mỏi hoặc sốt. Các biểu hiện chính thường được ghi nhận là:
- Đau dữ dội, chảy máu lợi
- Chảy nhiều nước bọt
- Hoại tử mô lợi.
- Đôi khi có hơi thở hôi.
Các vết loét, biểu hiện đặc trưng của bệnh, hiện diện trên mô lợi và lợi viền. Những vết loét này có điểm đặc trưng là trông như lỗ thủng và được phủ bởi giả mạc màu xám. Các tổn thương tương tự trên niêm mạc miệng và amidan rất hiếm. Chúng có thể gây đau khi nuốt và giao tiếp kèm theo việc nổi các hạch viêm xung quanh.
3. Biến chứng của bệnh viêm nướu hoại tử
Viêm nướu hoại tử lở loét là một dạng nhiễm trùng nướu răng do sự tấn công của virus hoặc vi khuẩn.
a) Biểu hiện và triệu chứng
Biểu hiện và triệu chứng của bệnh viêm nướu hoại tử lở loét ở các trường hợp răng miệng khác nhau thường không giống nhau. Điển hình nhất là:
⊕ Nướu bị sưng phồng, có màu đỏ thẫm hoặc tím thẫm, có các vết loét ở nướu hoặc bên trong má.
⊕ Nướu bị đau khi gặp phải kích thích hoặc tự phát.
⊕ Miệng có mùi hôi day dẳng.
⊕ Chảy nước dãi, thường gặp ở trẻ nhỏ.
⊕ Nướu dễ chảy máu.
⊕ Sốt hoặc mệt mỏi (khó chịu).
⊕ Tụt nướu.
⊕ Hạch huyết sưng.
![viêm nướu hoại tử lở loét](https://nhakhoadongnam.com/wp-content/uploads/2019/05/viem-nuou-hoai-tu-lo-loet-02.jpg)
Nướu răng khỏe mạnh có màu hồng, bám cứng chắc vào răng. Ngay từ khi nướu răng có các biểu hiện bất thường như sưng đỏ, mềm, dễ chảy máu khi đánh răng, ăn uống,… bạn nên đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để bệnh phát triển thành viêm nướu hoại tử lở loét.
b) Biến chứng của bệnh viêm nướu hoại tử
Trong đa số các trường hợp, phạm vi ảnh hưởng của bệnh viêm nướu ngoại tử lở loét không chỉ dừng lại ở khu vực nướu răng mà còn có thể mở rộng các cấu trúc bên dưới như dây chằng, cement răng, xương ổ răng… gây ra bệnh viêm nha chu.
![các giai đoạn viêm nướu](https://nhakhoadongnam.com/wp-content/uploads/2019/05/viem-nuou-hoai-tu-lo-loet-03.jpg)
Tình trạng viêm nhiễm kéo dài sẽ làm cho xương ổ răng và dây chằng bị tiêu dần đi, khiến răng bị lung lay. Nếu không được can thiệp và điều trị kịp thời, nguy cơ mất răng là rất cao.
Nướu răng bị viêm nhiễm sẽ nhạy cảm hơn bình thường, dễ chảy máu khi gặp các kích thích như đánh răng, ăn uống, dùng chỉ nha khoa… nhiều trường hợp còn có thể bị chảy máu tự phát, gây nhiều đau nhức, khó chịu cho bệnh nhân.
Song song với đó, tình trạng viêm nhiễm ở mô nướu sẽ làm cho nồng độ vi khuẩn trong khoang miệng luôn ở mức cao. Các nghiên cứu cho thấy, chúng có thể xâm nhập vào dòng máu qua các điểm chảy máu trên nướu, đến gây hại cho các bộ phận và hệ cơ quan trong cơ thể như hệ hô hấp, hệ tim mạch…
![tác hại của bệnh nha chu viêm nướu](https://nhakhoadongnam.com/wp-content/uploads/2019/05/viem-nuou-hoai-tu-lo-loet-04.jpg)
Chẳng hạn, khi vi khuẩn trong khoang miệng xâm nhập vào hệ tuần hoàn sẽ tạo thành các cục máu đông, làm gia tăng nguy cơ mắc phải các bệnh tim mạch cho bệnh nhân.
Ngoài ra, bệnh viêm nướu răng hoại tử lở loét còn làm tăng nguy cơ sinh non, sinh nhẹ cân ở các bà mẹ đang mang thai và bệnh ung thư vú ở phụ nữ.
Có thể thấy, viêm nướu hoại tử lở loét là một bệnh lý răng miệng nguy hiểm, gây nhiều biến chứng cho cơ thể, chính vì thế bạn không nên quá chủ quan. Ngay từ khi nướu răng có dấu hiệu sưng đỏ, mềm và dễ chảy máu khi đánh răng, bạn nên đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và có biện pháp điều trị phù hợp.
Bác sĩ chuyên khoa tư vấn thêm cho bạn:
- 7+ cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh nhất – Mẹo hay
- Sưng Nướu Răng Khôn: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả
- Sưng nướu răng và nổi hạch là bệnh gì & cách điều trị hiệu quả
- Viêm nướu răng nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh nhất? Điều trị
Thoát khỏi NỖI LO viêm lợi hiệu quả với bài thuốc thảo dược Nha Chu Tán
Hiện nay, nhiều người bệnh lo ngại thuốc tân dược để lại tác dụng phụ khi dùng lâu dài, nên thường tìm đến các sản phẩm thảo dược chữa viêm lợi. Đặc điểm của các sản phẩm này dựa chủ yếu vào thiên nhiên, nên dù có sử dụng trong một thời gian dài cũng không lo chất độc hại tích tụ trong cơ thể.
Đối với bệnh răng miệng nói chung và bệnh viêm lợi nói riêng, NHA CHU TÁN là một bài thuốc được các thầy thuốc đánh giá cao. Theo thông tin tìm hiểu, bài thuốc này ra đời dựa trên tục lệ nhuộm răng đen của người dân tộc Lự ở Lai Châu.
Mặc dù tục lệ nhuộm răng đen là một nét đẹp văn hóa truyền thống nhưng vẫn còn nhiều hạn chế về vệ sinh cũng như chức năng bảo vệ lợi. Để khắc phục nhược điểm này, các chuyên gia của Trung tâm Nha khoa điều trị ứng dụng công nghệ cao Vidental Care đã lựa chọn một số loại thảo dược bổ sung để nâng cao công năng vốn có của bài thuốc.
Công thức thảo dược VÀNG kết hợp các nhóm thảo dược giảm đau, kháng viêm và giải nhiệt trong bài thuốc Nha Chu Tán như sau:
- Nhóm thảo dược giảm đau, kháng viêm: Bạch chỉ, hoàng liên, đinh hương, hoàng đằng,… triệt tiêu tác nhân gây viêm từ gốc.
- Nhóm thảo dược thanh nhiệt, gây tê: Rễ cây mật gấu, tế tân,… làm sạch khoang miệng, giúp giảm thiểu yếu tố nguy cơ phát triển của các tác nhân gây viêm khác.
Hơn nữa, Nha Chu Tán được nghiên cứu và sản xuất tại đơn vị hàng đầu về YHCT – Thuốc Dân tộc nên nguồn nguyên liệu sử dụng cũng đảm bảo chất lượng. 100% thảo dược sử dụng được thu hái và chế biến từ chuỗi biệt dược GACP – WHO, tuân theo tiêu chuẩn đã được đề ra của Bộ Y tế.
Tùy theo nhu cầu sử dụng và tình trạng bệnh viêm lợi mà thầy thuốc sẽ tư vấn cho người bệnh một trong hai bộ sản phẩm Nha Chu Tán như sau:
Với sự kết hợp của 2 loại chế phẩm bôi và súc miệng, Nha Chu Tán mang lại hiệu quả TOÀN DIỆN, giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh viêm lợi và điều trị triệt để các nguyên nhân gây viêm. Đồng thời, sản phẩm giúp ngăn chặn 7 yếu tố gây các bệnh về khoang miệng như vi khuẩn kẽ răng, bỏng nướu do ăn uống, cặn thức ăn, tổn thương do các tác động vật lý,… Trên 95% người bệnh viêm lợi phản hồi hiệu quả mang lại vượt trội chỉ sau 7 NGÀY SỬ DỤNG.
ĐỌC NGAY: [TỔNG HỢP REVIEW] Hàng triệu khách hàng phản hồi về bài thuốc Nha Chu Tán
Hàng trăm người bệnh viêm lợi, viêm nướu cũng từng sử dụng Nha Chu Tán và cho hiệu quả tốt. Trên một số trang tin, diễn đàn, có thể dễ dàng bắt gặp một số phản ánh tích cực của người bệnh, chẳng hạn như:
Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm này cũng như được tư vấn thêm và cách điều trị viêm răng lợi bằng thảo dược, liên hệ ngay tới Nha khoa Vidental theo:
- Website: vidental.vn
- Facebook: Fanpage Nha Khoa ViDental
- Zalo: Viện Nha Khoa Vidental
- Hotline: 0888298102
4. Điều trị viêm nướu hoại tử lở loét
Quy trình điều trị viêm nướu răng hoại tử lở loét khá phức tạp, cần phối hợp nhiều kỹ thuật điều trị khác nhau. Nhìn chung, mục đích của quá trình điều trị là loại bỏ hoàn toàn các tác nhân gây bệnh, ổ vi khuẩn.
➣ Điều trị sơ khởi:
Trong bước này, bác sĩ sẽ loại bỏ hoàn toàn các tác nhân gây bệnh, cũng như các yếu tố có thể gây khó khăn cho quá trình điều trị chuyên sâu, cụ thể là:
– Chỉnh sửa hoặc thay thế các phục hình không đúng kỹ thuật (nếu có).
– Chỉnh sửa hoặc thay thế các miếng trám không đúng kỹ thuật (nếu có).
– Nhổ bỏ các răng bị tổn thương quá nặng và không thể điều trị được nữa.
– Cố định các răng bị lung lay (nếu có).
– Cạo vôi răng.
Nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm nướu là vi khuẩn có trong các mảng bám và cao răng. Chính vì thế, trong trong hầu hết các ca điều trị viêm nướu răng, bác sĩ sẽ cạo vôi răng cho bệnh nhân, cả ở trên và dưới nướu, để dọn sạch ổ vi khuẩn.
➣ Điều trị chuyên sâu:
Trường hợp nướu bị viêm nhiễm nặng, có ổ mủ ở giữa răng và nướu, bác sĩ nạo sạch mủ và làm sạch mặt gốc răng. Nếu bệnh gây biến chứng áp xe răng, kỹ thuật rạch áp xe sẽ được thực hiện.
Nếu nướu bị tổn thương quá nặng, tụt sâu về phía chân răng, bác sĩ sẽ ghép thêm nướu cho bệnh nhân.
Trong trường hợp xấu nhất, khi nướu và các mô xung quanh răng bị tổn thương quá nặng, mất hoàn toàn khả năng lưu giữ răng, bác sĩ có thể phải nhổ bỏ răng.
Sau khi loại bỏ hoàn toàn ổ vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh, nướu răng sẽ dần lành lại và bám cứng chắc vào răng như ban đầu. Các vết loét trên nướu răng sẽ tự biến mất mà không cần điều trị.
Để giúp nướu răng nhanh lành và không bị viêm nhiễm trở lại, bạn nên:
– Dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
– Không hút thuốc lá.
– Không ăn thức ăn cay, nóng để tránh kích thích nướu.
– Hạn chế sử dụng các loại đồ uống có gas, bia rượu.
– Tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.
– Có chế độ ăn uống lành mạnh để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
![khám răng định kỳ](https://nhakhoadongnam.com/wp-content/uploads/2019/05/viem-nuou-hoai-tu-lo-loet-05.jpg)
Tư vấn thêm cho bạn