Nấm lưỡi gây hôi miệng chính là một trong số những nguyên nhân khiến cho nhiều người mất tự tin khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Chính vì vậy, việc quan tâm đến những đặc điểm của chứng bệnh này sẽ giúp bạn tìm ra được hướng phòng ngừa và điều trị kịp thời. Vậy nấm lưỡi gây hôi miệng nguyên nhân do đâu và cách chữa nấm lưỡi ra sao? Cùng theo dõi phần nội dung dưới bài viết sau để được giải đáp cụ thể nhé.
Vì sao nấm lưỡi gây hôi miệng?
Nấm lưỡi vốn là khái niệm dùng để chỉ tình trạng khoang miệng, bề mặt lưỡi xuất hiện các mảng bợn trắng bám khá chắc và dai. Nếu như người bệnh cố gắng tác động bằng cách cạo các mảng bám khi đánh răng thì khu vực bị tác động sẽ đau rát và có thể chảy máu.
![Nấm lưỡi gây hôi miệng nguyên nhân do đâu?1](https://nhathuoclongchau.com/upload/post/56673/images/nam-luoi-gay-hoi-mieng-nguyen-nhan-do-dau1.jpg)
Rất nhiều người hay thắc mắc rằng liệu nấm lưỡi có gây ra tình trạng hôi miệng không? Câu trả lời chính là có. Theo đó, một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôi miệng khi bị nấm lưỡi đó là:
- Bệnh nhân không vệ sinh thường xuyên khi đeo răng giả.
- Không vệ sinh răng miệng sạch sẽ khiến cho nấm miệng phát triển và gây bệnh.
- Đối tượng dùng thuốc kháng sinh với liều cao trong khoảng thời gian dài cũng có nguy cơ bị nấm lưỡi.
- Do thói quen hút thuốc lào, thuốc lá.
- Bệnh nhân bị hen suyễn phải dùng thuốc corticosteroid trong khoảng thời gian dài.
Nấm lưỡi gây hôi miệng còn gặp ở một số đối tượng như:
- Người bị HIV/AIDS: Những người bị nhiễm HIV thường có hệ miễn dịch yếu nên sẽ tạo điều kiện để nấm miệng phát triển. Ngoài căn bệnh nấm lưỡi hôi miệng, bệnh nhân HIV còn có nguy cơ nhiễm nhiều loại bệnh khác.
- Ung thư: Khi áp dụng những phương pháp điều trị bằng xạ trị hoặc hóa trị, hệ miễn dịch ở người bệnh sẽ trở nên suy yếu dần. Đây chính là nguyên nhân làm gia tăng căn bệnh nấm lưỡi.
- Bệnh nhân bị đái tháo đường: Trong nước bọt của bệnh nhân đái tháo đường có chứa một lượng đường lớn nên sẽ tạo điều kiện cho nấm lưỡi candida phát triển và gây ra căn bệnh nấm lưỡi.
Bác sĩ chuyên khoa tư vấn thêm cho bạn:
Dấu hiệu, triệu chứng của nấm lưỡi gây hôi miệng
Nấm lưỡi kèm theo hôi miệng không những khiến cho bạn mất tự tin khi giao tiếp mà còn khiến cơ thể bị suy nhược. Người bệnh sẽ đánh mất cảm giác khi ăn, ăn không ngon miệng. Nếu như nhận thấy bản thân có các triệu chứng dưới đây, bạn nên đi khám tại các cơ sở y tế:
- Xuất hiện mảng bám màu trắng tại một số vị trí như niêm mạc má, lưỡi, nướu răng, vòm miệng, amidan.
- Miệng xuất hiện các vết đỏ, đau nhức và khiến cho việc ăn uống trở nên khó khăn.
- Khi tác động vào mảng bám, bệnh nhân sẽ thấy đau đớn dù chỉ ở mức độ nhẹ.
- Có cảm giác khó chịu ở miệng, khóe miệng bị đỏ và nứt (nhất là với những người đeo răng giả).
- Không còn cảm giác mỗi khi ăn uống.
![Nấm lưỡi gây hôi miệng nguyên nhân do đâu?2](https://nhathuoclongchau.com/upload/post/56673/images/nam-luoi-gay-hoi-mieng-nguyen-nhan-do-dau2.jpg)
Nha Chu Tán – Giải pháp đặc trị cho bệnh nấm lưỡi từ thảo dược thiên nhiên
Lấy cảm hứng từ tục nhuộm răng của người dân tộc Lự ở Lai Châu trong việc phòng và chữa các vấn đề răng miệng, công thức Nha Chu Tán được các chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng Thuốc Dân tộc – Một đơn vị hợp tác của Viện Nghiên cứu & Ứng dụng Công nghệ Nha khoa Vidental nghiên cứu và phát triển nhằm mang đến một giải pháp an toàn, hiệu quả dành cho mọi người bệnh.
Hiện nay, Nha Chu Tán được ứng dụng trong điều trị các vấn đề răng miệng tại Nha Khoa ViDental. Sau khi thăm khám kỹ lưỡng, các chuyên gia tại Vidental có thể điều chỉnh phác đồ sao cho phù hợp nhất với từng người bệnh, mang lại hiệu quả toàn diện với các chứng bệnh: nấm lưỡi, nấm khoang miệng, viêm nhiễm tại khoang miệng, loét miệng, nhiệt miệng, sâu răng, hôi miệng,…
Tùy theo nhu cầu sử dụng mà người bệnh có thể lựa chọn một trong hai bộ sản phẩm Nha Chu Tán như sau:
Bộ phổ thông:
- Thuốc bột bôi: Sản phẩm sử dụng để chấm nhẹ, bôi ngoài các vùng tổn thương trong khoang miệng.
- Nước súc miệng: Súc miệng hàng ngày có tác dụng sát khuẩn, làm thơm và hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả hơn.
Bộ cao cấp:
- Cao bôi: Sử dụng dang cao bôi trực tiếp vào vùng xuất hiện nấm, tổn thương giảm nhanh tình trạng đau rát, sưng tấy trong khoang miệng.
- Nước súc miệng: Sử dụng với mục đích sát khuẩn, làm sạch khoang miệng tương tự như bộ phổ thông.
Với thành phần từ bách thảo sương, ô long vĩ, nhân trung bạch… gia thêm một số dược liệu tạo hương, có tính sát khuẩn, Nha Chu Tán được chứng minh mang lại hiệu quả chữa trị cho hơn 80% bệnh lý răng miệng nhiều cấp độ. Đồng thời đảm bảo không gây tác dụng phụ trong quá trình dùng thuốc.
Bên cạnh đó, Nha Chu Tán còn được các chuyên gia cũng như người bệnh đánh giá cao bởi hiệu quả giảm đáng kể các triệu chứng nấm lưỡi chỉ sau 7 ngày sử dụng. Tùy vào từng tình trạng cũng như mức độ bệnh, thời gian phát huy tác dụng của thuốc có thể thay đổi ít nhiều. Song nhìn chung, 98% người bệnh đều cảm thấy dễ chịu hơn, bớt ngứa ngáy, đau rát vùng lưỡi, đặc biệt là khi nuốt.
Không chỉ có tác dụng điều trị nấm lưỡi, Nha Chu Tán được biết đến như một phương thức phòng các vấn đề răng miệng, giúp ngăn ngừa các yếu tố gây bệnh về khoang miệng như vi khuẩn từ kẽ răng, tổn thương do tác động vật lý, bỏng nướu, cặn thức ăn, vi khuẩn sâu răng,… Nhờ vậy, ngày càng có nhiều người hài lòng và lựa chọn sử dụng Nha Chu Tán.
Chị Ngọc Linh (25 tuổi, Hà Nội) tìm đến Nha Chu Tán với tình trạng nhiệt miệng, nấm lưỡi:
“Tôi bị nóng trong nên bị nhiệt thường xuyên, chỉ cần ăn đồ cay nóng tí xíu là lên nhiệt ngay. Thêm vào đó là tình trạng nấm gây đau rát ở vùng lưỡi khiến tôi rất khó chịu. Tôi đã thử nhiều cách từ kem đánh răng, nước súc miệng đến các loại thuốc xịt tây y nhưng không mấy hiệu quả. Từ hồi dùng Nha Chu Tán, vừa bôi vừa súc, tôi thấy đỡ nhiệt hẳn, hơi thở lúc nào cũng thơm tho, các vết đốm trắng trên lưỡi cũng không còn gây đau rát và mờ đi đáng kể. Giờ tôi ăn uống thoải mái, trộm vía không thấy nhiệt tái lại. Tôi rất hài lòng, sản phẩm chất lượng thế này nên được giới thiệu cho nhiều người biết.”
Còn rất nhiều người bệnh đã và đang sử dụng, đánh giá cao hiệu quả của Nha Chu Tán. Nếu bạn đang gặp các vấn đề về răng miệng, hãy liên hệ trực tiếp đến Trung tâm Nha Khoa Điều trị Vidental Care để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp:
Vidental – Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha khoa Việt Nam
- Website: vidental.vn
- Facebook: Fanpage Nha Khoa ViDental
- Zalo: Viện Nha Khoa Vidental
- Hotline: 0888298102
Giải pháp điều trị nấm lưỡi gây hôi miệng tại nhà
Khi bệnh mới khởi phát, bạn nên tìm kiếm cho mình giải pháp điều trị phù hợp. Một số cách thức điều trị tại nhà dưới đây mà bạn nên tham khảo để chữa nấm lưỡi gây hôi miệng:
Dùng baking soda (natri bicarbonat)
Baking soda chính là giải pháp hữu hiệu chữa nấm miệng rất hiệu quả, đặc biệt là ở những bệnh nhân đeo răng giả. Dưới sự tác động của Natri bicarbonat, nấm candida tồn tại ở trên nền nhựa acrylic sẽ được tiêu diệt hoàn toàn và giúp khử trùng răng giả mỗi ngày.
Theo đó, bạn hãy chuẩn bị ½ thìa baking soda cũng với 200ml nước ấm. Bạn pha baking soda với lượng nước ấm đã được chuẩn bị rồi súc miệng thật sạch trong khoảng vài phút sau đó nhổ đi. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên duy trì thực hiện từ 2 đến 3 lần/ ngày.
Dùng giấm táo
Đối với người dùng răng giả không khít hoặc vệ sinh không đúng cách thì đây chính là điều kiện thuận lợi khiến cho nấm phát triển. Để dùng giấm táo chữa bệnh, bạn cần đến nguyên liệu gồm 1 cốc nước ấm, 1 thìa giấm táo. Bạn pha giấm táo vào nước rồi súc miệng tối thiểu trong vòng 15 giây rồi nhả ra.
Mặc dù có nhiều người cho rằng việc dùng dung dịch giấm táo không pha loãng để súc miệng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, tính acid của giấm sẽ khiến cho khoang miệng trở nên đau rát, khó chịu. Do đó, bạn không nên áp dụng phương pháp này.
![Nấm lưỡi gây hôi miệng nguyên nhân do đâu?3](https://nhathuoclongchau.com/upload/post/56673/images/nam-luoi-gay-hoi-mieng-nguyen-nhan-do-dau3.jpg)
Chú ý khi vệ sinh răng miệng
Ngoài những mẹo trên, bệnh nhân nên lưu ý đến một số vấn đề sau khi thực hiện việc chăm sóc răng miệng để điều trị nấm lưỡi gây hôi miệng:
- Cần đảm bảo vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng việc dùng chỉ nha khoa sau khi ăn, cạo lưỡi ít nhất 2 lần/ ngày, đánh răng vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và trước khi đi ngủ.
- Vệ sinh và khử trùng hàm giả đúng phương pháp và kỹ lưỡng.
- Nếu có vấn đề về răng miệng thì nên thăm khám nha khoa ngay.
- Không dùng những sản phẩm có khả năng kháng khuẩn thơm miệng.
- Cai thuốc lá, hạn chế ăn đồ ngọt…
Trên đây là những vấn đề liên quan đến chứng nấm lưỡi gây hôi miệng. Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể nhé.
Tư vấn thêm cho bạn