string(0) ""

Cách chữa nấm lưỡi cho bé không lo bị tái phát

Bệnh nấm miệng không quá nguy hiểm đối với sức khỏe của trẻ nhưng nếu không được điều trị đúng cách thì có thể khiến bệnh chuyển biến nặng và tái phát nhiều lần. Do đó, các bậc phụ huynh cần trang bị cho mình những kiến thức hữu ích trong việc tìm hiểu cách chữa nấm lưỡi cho bé, phòng ngừa bệnh tái nhiễm.

 

1. Nấm miệng ở trẻ nhỏ là gì?

Nấm miệng là một trong những bệnh lý thường mắc ở trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Đây là một loại bệnh do nấm lưỡi Candida albicans phát triển quá mức gây nên. Khi bị bệnh, trẻ thường có các chấm trắng, đỏ xuất hiện ở lưỡi. Các chấm trắng hình thành ở đầu lưỡi, sau đó lan rộng thành mảng trắng khắp mặt lưỡi. Nếu không điều trị kịp thời, nấm sẽ loang ra khắp lưỡi khiến trẻ mất vị giác, bỏ ăn và quấy khóc. Nghiêm trọng hơn, nấm mọc dày lan vào đường thở có thể gây viêm phổi, hoặc gây rối loạn tiêu hóa…

Nấm Candida albicans là tác nhân chính khiến trẻ bị nấm ở miệng. Về cơ bản, loại nấm này tồn tại trong cơ thể người, chung sống hòa bình với các vi sinh vật khác tạo nên hệ vi sinh vật cân bằng. Tuy nhiên có thể vì nhiều yếu tố khiến loại nấm có điều kiện phát triển mạnh mẽ và gây bệnh:

– Lạm dụng kháng sinh làm rối loạn hệ khuẩn chí trong cơ thể trẻ.

– Bé bị hăm ben, nấm bẹn lan ra các vùng khác trên cơ thể do tiếp xúc, vệ sinh kém gây bệnh nấm miệng.

– Mẹ bị nhiễm nấm tại đầu vú, phần phụ ngoài lây cho trẻ khi tiếp xúc, cho trẻ bú…

Trẻ sơ sinh sức đề kháng kém nên là đối tượng rất dễ nhiễm nấm và mắc bệnh. Bệnh nấm miệng ở trẻ không có thuốc điều trị đặc hiệu và không thể khỏi hoàn toàn mà sẽ tái nhiễm nhiều lần trong suốt quãng đời của trẻ. Do đó, việc chăm sóc và điều trị cho trẻ đúng cách sẽ đẩy lùi bệnh và ngăn ngừa tái nhiễm.

Nấm miệng là một trong những bệnh lý thường mắc ở trẻ do nấm Candida albicans phát triển quá mức gây nên

Nấm miệng là một trong những bệnh lý thường mắc ở trẻ do nấm Candida albicans phát triển quá mức gây nên

2. Nguyên tắc điều trị nấm miệng cho trẻ

2.1. Cách chữa nấm lưỡi cho bé bằng thuốc

Việc điều trị bệnh bằng thuốc cho trẻ cần có hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ để tránh lạm dụng cũng như gây ra các biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Trong trường hợp tình trạng nhiễm nấm của trẻ nặng, bác sĩ có thể sẽ kê một số loại thuốc kháng nấm như Nystatin hay Miconazole. Bố mẹ cần vệ sinh tay thật sạch, sau đó quấn gạc quanh ngón tay và nhúng vào nước sôi để nguội để làm mềm bông gạc. Chấm gạc vào thuốc chống nấm với liều lượng vừa đủ theo chỉ định của bác sĩ và đánh tưa theo thứ tự từ hai bên má, vòm miệng, lười từ ngoài vào trong để tránh làm trẻ nôn trớ.

Ngoài ra, một số thuốc kháng nấm dạng gel cũng thường được kê cho trẻ bị nấm miệng. Tuy nhiên việc dùng thuốc dạng gel cần cẩn trọng để không làm tắc nghẽn cổ họng đối với trẻ sơ sinh.

Các thuốc kháng nấm chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn và hạn chế tối đa khi có thể để không làm ảnh hưởng tới sự cân bằng của hệ vi sinh vật trong cơ thể trẻ.

Trong trường hợp tình trạng nhiễm nấm của trẻ nặng, bác sĩ có thể sẽ kê một số loại thuốc kháng nấm như Nystatin hay Miconazole

Trong trường hợp tình trạng nhiễm nấm của trẻ nặng, bác sĩ có thể sẽ kê một số loại thuốc kháng nấm như Nystatin hay Miconazole

Bác sĩ chuyên khoa tư vấn thêm cho bạn:

2.2. Cách chữa nấm lưỡi cho bé tại nhà

Nấm miệng là bệnh thường gặp ở trẻ và có thể thuyên giảm nếu ba mẹ biết cách điều trị tại nhà cho trẻ. Nguyên tắc điều trị nấm miệng cho trẻ tại nhà chính là vệ sinh răng miệng một cách khoa học.

– Nên đánh tưa miệng cho trẻ trước khi ăn, khi trẻ đang đói để giảm kích thích gây nôn trớ.

– Bố mẹ nên vệ sinh tay, dụng cụ cho trẻ ăn, quần áo và chăn màn thật sách.

– Không nên cạy các chấm trắng trên lưỡi trẻ vì có thể sẽ gây chảy máu và nhiễm trùng.

– Không nên lấy mật ong, rau ngót hay cỏ mực để rơ lưỡi cho bé vì trong các thứ này có thể tồn tại bào tử nấm gây bệnh lý khác cho trẻ. Bên cạnh đó, chúng còn có thể gây xước, làm vết loét lan rộng ra.

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ là một trong những cách chữa nấm miệng ở trẻ hiệu quả

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ là một trong những cách chữa nấm lưỡi ở trẻ hiệu quả

Phương pháp điều trị nấm lưỡi Chuyên sâu Đa cấp độ tại Vidental

Viện Nghiên Cứu và Ứng Dụng Công Nghệ Nha Khoa Việt Nam – Vidental đặc biệt là Trung tâm Điều Trị Vidental Care tiếp nhận khá nhiều ca nấm lưỡi ở trẻ và cả người lớn trong thời gian vừa qua.

Với mức độ nhẹ, có thể dùng thuốc xịt chống nấm và thuốc súc miệng, thuốc bôi ngoài để giảm tình trạng nhiễm trùng do nấm gây ra. Hiện tại các trường hợp nấm lưỡi nhẹ được các bác sĩ tại Viện khuyến cáo sử dụng sản phẩm chăm sóc Nha Chu Tán với ưu điểm lành tính, an toàn, phù hợp với mọi cơ địa nhằm loại bỏ nhanh các yếu tố gây nấm và ngăn chặn quá trình phát triển mạnh của nấm.

Hội tụ tinh hoa Y học cổ truyền và Y học hiện đại, Nha Chu Tán được đội ngũ chuyên gia, bác sĩ Trung tâm Nghiên cứu và Ứng Dụng Thuốc Dân Tộc nghiên cứu với cảm hứng từ bài thuốc của người dân tộc Lự Lai Châu, là sự kết hợp của hơn 30 vị thuốc quý hiếm, có dược tính cao, nuôi trồng theo quy trình đạt chuẩn GACP – WHO.

Một bộ sản phẩm Nha Chu Tán bao gồm một nước súc miệng, một thuốc dạng bôi, này giúp tác động sâu – toàn diện từ trong ra ngoài theo cơ chế ĐÌNH CHỈ – TẤN CÔNG:

  • Thuốc thẩm thấu ngấm sâu vào niêm mạc bao phủ trong khoang miệng, loại bỏ các mảng trắng đục, loang lổ trên mặt lưỡi, mặt trong má.
  • Tấn công vi khuẩn gây bệnh, phục hồi niêm mạc da bị sưng, đỏ.
  • Hạn chế vi khuẩn phát triển, ngăn ngừa nguy cơ tái phát.

Nhờ hiệu quả trên, Nha Chu Tán đã giúp cho hàng nghìn khách hàng loại bỏ tình trạng nấm lưỡi, nấm miệng sau 7 ngày. Bài thuốc đã được kiểm nghiệm, điều trị thực tế và nhận kết quả rất tích cực, tỷ lệ khỏi bệnh cao, không xảy ra biến chứng hay tác dụng phụ.

Hiện tại, bài thuốc đã được Thuốc dân tộc chuyển giao thành công cho Viện nha khoa Vidental, nhằm tối ưu quy trình điều trị bệnh lý nấm lưỡi tại nha khoa, đảm bảo hiệu quả mà vẫn an toàn, lành tính, hạn chế tối thiểu việc dùng thuốc tây y.

Với mức độ nặng và việc dùng thuốc xịt, thuốc bôi chống nấm tại chỗ không hiệu quả thì các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc chống nấm toàn thân, liều dùng từ 1 – 2 tuần. Nếu bệnh nặng hơn và ở nhóm đối tượng bị suy giảm hệ miễn dịch, thời gian điều trị bệnh nấm lưỡi có thể dài hơn, lên đến vài tháng. Một số loại thuốc chống nấm bác sĩ có thể chỉ định như amphotericin B, Clotrimazol, Fluconazol, Miconazol, Nystatin…

Bác sĩ khám và trực tiếp kê đơn thuốc điều trị cho những tình trạng nặng

Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn thêm các biện pháp điều trị hỗ trợ nấm miệng ở người lớn như: Tăng cường lợi khuẩn, bổ sung dinh dưỡng, xây dựng lối sống lành mạnh,…

Chia sẻ về trải nghiệm chữa khỏi nấm lưỡi tại Vidental, chị Bình (29 tuổi) cho biết: “Mình bị nấm không phải quá nặng nhưng tái đi tái lại thường xuyên. Thông thường như cứ dăm bữa nửa tháng lại thấy rát lưỡi, nấm trắng xuất hiện, nhất là vào mùa hè khiến việc ăn uống không được ngon miệng.

Cho đến khi mình đi khám tại Viện Nha Khoa Vidental, các bác sĩ bảo trường hợp của mình không cần dùng thuốc trị gì quá mạnh vì bệnh cũng không quá nghiêm trọng. Hơn nữa mình cũng rất ngại dùng thuốc tây do cơ địa cũng hay bị dị ứng thuốc. Các bác sĩ khuyên mình dùng Nha Chu Tán, ban đầu bôi thuốc cũng hơi sợ nuốt phải nhưng các bác bảo nuốt không gây hại nên mình cũng yên tâm dùng. 

Đúng là nấm lưỡi giảm hẳn, nếu trước đây phải 3 – 4 ngày mới đỡ thì sau khi dùng thuốc bôi với súc miệng hôm sau mình đã thấy hết rát, thêm 2 ngày là không còn vết nấm nữa. Mình hoàn toàn hài lòng với sản phẩm này. Có thể một vài bạn dùng sẽ thấy có mùi hơi thảo dược nhưng mình lại thích mùi này mới ghê. Cảm ơn các bác sĩ Vidental vì giúp mình tìm ra được chân ái.”

XEM THÊM: REVIEW hiệu quả bài thuốc Nha Chu Tán qua lời kể của khách hàng [CHI TIẾT] 

Còn rất nhiều khách hàng khác cũng đã có những đánh giá rất khả quan về phương pháp trị nấm lưỡi chuyên sâu tại Vidental. Nếu bạn cũng đang gặp rắc rối với tình trạng này, đừng quên liên hệ ngay để được tư vấn kịp thời:

Vidental – Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha khoa Việt Nam

3. Phòng ngừa nấm miệng tái phát ở trẻ

Sau khi đã khỏi bệnh, các vết loét dần biến mất và miệng lưỡi trẻ trở về bình thường. Tuy nhiên, bệnh có thể tái nhiễm nhiều lần do chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy, các lưu ý sau đây sẽ giúp bố mẹ có thể phòng và ngừa bệnh tái phát cho trẻ:

– Cho trẻ uống đủ nước theo độ tuổi và thể trạng để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh và hỗ trợ tăng cường đề kháng.

– Vệ sinh khoang miệng hằng ngày cho trẻ ít nhất là 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và trước khi đi ngủ.

– Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, nhiều rau xanh, trái cây tươi cho trẻ trước, trong và sau khi bị bệnh.

– Tránh để trẻ ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản hoặc thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đường, đồ ăn nhanh, thức uống có gas…

– Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc, kháng sinh và tự ý điều trị tại nhà cho con bằng các mẹo dân gian.

– Nên đưa con tới các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám sức khỏe định kỳ và kịp thời ngay khi có các dấu hiệu bất thường hoặc phát hiện bệnh không thuyên giảm.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, nhiều rau xanh, trái cây tươi và đủ nước để phòng bệnh nấm miệng tái nhiễm

Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, nhiều rau xanh, trái cây tươi và đủ nước để phòng bệnh nấm miệng tái nhiễm

Việc điều trị đúng cách và kịp thời giúp bệnh có thể nhanh khỏi chỉ từ một đến vài tuần. Do vậy, các bậc phụ huynh không nên chủ quan, hãy trao đổi với bác sĩ nhi khoa để được tư vấn Cách chữa nấm lưỡi cho bé hiệu quả.

Tư vấn thêm cho bạn

Cập nhật lúc: 9:38 Sáng , 11/03/2023

Tin liên quan

Nấm lưỡi ở trẻ và những điều bạn cần phải biết

Nấm lưỡi ở trẻ em là tình trạng xảy ra phổ biến với trẻ dưới 10 tuổi, đặc biệt là trẻ còn bú mẹ. Vậy cha mẹ đã biết gì...

Nấm lưỡi HIV và những biện pháp ngăn ngừa

Việc nhận biết nấm lưỡi HIV sớm và kịp thời sẽ giúp cho quá trình điều trị đạt hiệu quả cao. Đồng thời, người bệnh khi đó cũng sẽ tránh...

Nấm lưỡi là gì? Các phương pháp điều trị nấm lưỡi cho người lớn và trẻ em

Điều trị bệnh nấm lưỡi ở trẻ em và người lớn có thể dùng thuốc chống nấm tại chỗ với trường hợp nhẹ, hoặc chống nấm toàn thân với trường...

Khám nấm lưỡi ở đâu? TOP 6 địa điểm khám nấm lưỡi uy tín nhất

Khi bị nấm lưỡi, một trong số những vấn đề mà nhiều người quan tâm đó là nên đến cơ sở y tế nào để thăm khám. Khám nấm lưỡi...

Nấm lưỡi ở trẻ 2 tuổi – Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Bệnh nấm lưỡi (thường gọi tưa lưỡi) là bệnh hay gặp ở bé. Bệnh do nấm lưỡi candida albicans gây nên. Đây là một loại nấm men thường có trong...

Nấm lưỡi ở trẻ 3 tuổi và cách điều trị dân gian hiệu quả nhất

Bệnh nấm lưỡi ở trẻ 3 tuổi là gì, nguyên nhân và các biến chứng của bệnh? Làm sao để có thể trị bệnh nấm lưỡi ở trẻ hiệu quả...

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *