string(0) ""

Mất Ngủ: Những Tác Hại Nguy Hiểm Và Cách Ngủ Ngon Tự Nhiên

Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ thường gặp. Người bệnh mất ngủ gặp khó khăn khi đi vào giấc ngủ, giữ giấc ngủ hoặc cả hai. Do đó họ ngủ quá ít hoặc ngủ kém chất lượng, không thấy sảng khoái khi thức dậy. Điều này đe dọa trực tiếp tới sức khỏe mỗi người nếu để kéo dài không can thiệp sớm.

NÊN ĐỌC: VTV2 đưa tin đã có bài thuốc thảo dược giúp người mất ngủ “ngủ ngon từ tối đến sáng”

Mất ngủ là như thế nào? Phân loại

Mất ngủ là một rối loạn giấc ngủ khi một người ngủ ít hơn nhu cầu của cơ thể.Theo đó, người bệnh thường có giấc ngủ kém về số lượng (thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc) và chất lượng (khó ngủ, tỉnh dậy nhiều lần, giấc ngủ không sâu, có nhiều ác mộng…). 

Góc giải đáp: Mất ngủ nhiều có nên đi khám? | Medlatec

Các hiện tượng bao gồm khó ngủ, nằm trằn trọc không thể ngủ, ngủ không sâu giấc, thức dậy liên tục mỗi tối đều được gọi là bệnh mất ngủ. Tùy vào mỗi người mà mất ngủ gây ra những hệ quả khác nhau. 

Các triệu chứng chung của thiếu ngủ ở người lớn có thể bao gồm: Mệt mỏi và buồn ngủ vào ban ngày, khó tập trung, tỉnh táo và giảm trí nhớ, giảm phối hợp hoạt động cơ thể., cáu gắt, thèm ăn, thay đổi tâm trạng. Đối với trẻ em và thanh thiếu niên, căn bệnh này còn ảnh hưởng nặng nề hơn bởi bộ não và cơ thể họ đang giai đoạn phát triển. 

Mất ngủ thứ phát

Mất ngủ thứ phát là triệu chứng hoặc là tác dụng phụ. Loại mất ngủ này thường là triệu chứng của một rối loạn cảm xúc, rối loạn thần kinh hoặc rối loại giấc ngủ hoặc rối loạn khác.

Các rối loại cảm xúc có thể gây ra mất ngủ gồm có trầm cảm, lo âu hoặc căng thẳng sau chấn thương. Bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson là những rối loạn thần kinh có thể gây ra mất ngủ.

Nhiều rối loạn hoặc yếu tố khác cũng có thể gây ra mất ngủ, như là:

  • Đau đớn mạn tính như viêm khớp, nhức đầu
  • Khó thở như suyễn và suy tim
  • Tuyến giáp hoạt động quá mức
  • Rối loạn tiêu hóa như đau rát ngực
  • Đột quỵ não
  • Rối loạn giấc ngủ như hội chứng chân không yên và khó thở liên quan đến giấc ngủ
  • Mãn kinh và đỏ bừng mặt

Mất ngủ mạn tính cũng có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc. Thí dụ một số loại thuốc suyễn như theophylline và một số loại thuốc dị ứng, thuốc cảm cúm cũng gây ra mất ngủ. Thuốc chẹn beta dùng để trị bệnh tim cũng như thế.

Các chất thường dùng cũng có thể gây ra mất ngủ. Thí dụ như cà phê và các chất kích thích khác, thuốc lá và các loại nicotine khác, rượu và các chất an thần khác.

Mất ngủ hậu COVID-19 nên ăn gì?

Mất ngủ nguyên phát

Mất ngủ nguyên phát không là một triệu chứng hoặc là tác dụng phụ. Nó là một rối loạn riêng biệt và nguyên nhân của nó không được hiểu rõ. Mất ngủ nguyên phát thường kéo dài trong ít nhất một tháng.

Nhiều thay đổi lối sống có thể kích phát mất ngủ nguyên phát. Nó có thể do căng thẳng quá mức hoặc kéo dài, do xáo trộn cảm xúc. Du hành hoặc các yếu tố khác như thay đổi lịch công tác phá vở thói quen ngủ của bạn có thể kích phát mất ngủ nguyên phát.

Dù cho những vấn đề này đã được giải quyết, mất ngủ có thể vẫn không khỏi. Khó ngủ vẫn dai dẵng vì những thói quen đã hình thành khi đối phó với thiếu ngủ. Những thói quen này có thể gồm ngủ trưa, lo lắng về giấc ngủ và đi ngủ sớm.

Ai có nguy cơ mất ngủ?

Mất ngủ là một rối loạn thường gặp. Nữ thường mắc nhiều hơn nam. Rối loạn này có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên người lớn tuổi nhiều khả năng bị mất ngủ hơn người trẻ.

Người có nguy cơ mất ngủ cao bao gồm những người:

  • Có nhiều căng thẳng.
  • Bị trầm cảm hoặc gặp chuyện buồn như ly dị hoặc chồng/vợ chết.
  • Có thu nhập thấp.
  • Làm việc vào ban đêm hoặc thường có thay đổi lớn trong giờ giấc làm việc.
  • Du hành những khoảng đường dài có thay đổi múi giờ.
  • Có bệnh nào đó hoặc bị rối loại giấc ngủ làm gián đoạn giấc ngủ.
  • Có lối sống thụ động.

NÊN ĐỌC: Bài thuốc Nam bí truyền từ cây thuốc ngủ của người Tày ĐẶC TRỊ mất ngủ – ngủ ngon và sâu giấc mỗi đêm

14 Cách Trị Mất Ngủ Tại Nhà Hiệu Quả - Ngủ Nhanh, Sâu

Nguyên nhân gây mất ngủ

Chứng mất ngủ có thể do những nguyên nhân sau gây nên:

  • Stress:

Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mất ngủ hiện nay chính là áp lực về tâm lý. Thông thường, những căng thẳng, lo âu xuất phát từ công việc, tài chính, các mối quan hệ trong gia đình và xã hội, những lo toan về tương lai, về hôn nhân, con cái,… Xã hội phát triển buộc mỗi người phải nỗ lực nhiều hơn cùng những khát vọng càng cao đôi khi lại tạo thành rào cản vô hình đẩy stress dần lên đỉnh điểm. Stress cực độ sẽ dẫn đến khó ngủ.

  • Thói quen sinh hoạt, làm việc thiếu khoa học:

Khi công nghệ cùng mạng internet phát triển vượt bậc thì chứng khó ngủ dần dần có xu hướng gia tăng và trẻ hóa. Việc sử dụng các thiết bị công nghệ, smartphone, máy tính khiến thói quen ngủ của nhiều người trẻ thay đổi. Lâu dần, nhiều người trẻ trở thành những “con sâu đêm”. Đôi khi do tính chất công việc phải làm ca đêm nên nhiều người thiếu ngủ và dần trở thành bệnh. 

  • Sử dụng chất kích thích:

Cà phê luôn được xem là giải pháp cho cơn buồn ngủ, chính vì vậy mà nó trở thành thủ phạm khiến bạn khó ngủ. Cà phê cũng như trà, thuốc lá đều là những chất kích thích tác động trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.

Nếu cà phê, trà là sở thích tao nhã của bạn thì tốt nhất nên sử dụng chúng vào buổi sáng để đảm bảo giấc ngủ không bị ảnh hưởng. Sử dụng thuốc ngủ Có vẻ bạn sẽ thấy vô lý vì hầu như bạn sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc ngủ nếu có biểu hiện mất ngủ kéo dài. Nhưng đây lại là sự thật. 

Mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì? | Vinmec

  • Tác dụng phụ của thuốc ngủ:

Loại thuốc này sẽ khiến bạn bị lệ thuộc, nếu không sử dụng thuốc, bạn sẽ không thể nào ngủ được. Vì vậy, nếu không phải thật sự cần thiết thì bạn không nên sử dụng thuốc ngủ để tránh để lại những hậu quả không mong muốn. 

  • Tuổi già:

Khó ngủ, ngủ chập chờn là căn bệnh xuất hiện hầu hết ở những người cao tuổi. Tuổi càng cao, tất cả các cơ quan trong cơ thể đều giảm khả năng hoạt động. Do đó mà người già sẽ ngủ ít, khó ngủ, ngủ không đủ giấc và thức dậy sớm. 

  • Bệnh mạn tính:

Có khá nhiều bệnh dẫn đến triệu chứng khó ngủ, ngủ không sâu giấc như dạ dày, tiểu đêm, cơ xương khớp, viêm xoang, viêm da dị ứng, các bệnh đường hô hấp, bệnh nan y,… Bệnh dày vò khiến cơ thể mệt mỏi, đau đớn, khó chịu,… dẫn đến tình trạng ngủ không sâu giấc, trằn trọc thậm chí thức trắng cả đêm. Nhiều trường hợp bệnh nặng như ung thư, suy giảm miễn dịch,… gây ra những vấn đề lo sợ về tâm lý cũng có thể dẫn đến tình trạng mất ngủ. Bên cạnh đó, một số tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh cũng có thể gây ra tác dụng phụ khó ngủ, ngủ không ngon giấc. 

MẤT NGỦ KÉO DÀI? ĐỪNG VÌ CHỦ QUAN MÀ ĐÁNH ĐỔI SỨC KHỎE

Triệu chứng mất ngủ là gì?

Triệu chứng mất ngủ chính là khó rơi vào giấc ngủ hoặc khó duy trì giấc ngủ, dẫn đến thiếu ngủ. Nếu bạn bị mất ngủ, bạn có thể:

+ Nằm tỉnh ngủ một thời gian dài trước khi rơi vào giấc ngủ

+ Ngủ chỉ trong những thời gian ngắn

+ Tỉnh ngủ nhiều trong đêm

+ Cảm thấy như là chưa ngủ chút nào

+ Ngủ dậy quá sớm

Thiếu ngủ có thể gây ra các triệu chứng khác. Bạn ngủ dậy cảm thấy mỏi mệt hoặc ngủ không yên và bạn cảm thấy mỏi mệt cả ngày. Bạn cũng có thể khó tập trung vào công việc. Mất ngủ cũng khiến bạn lo âu, trầm cảm hoặc kích động.

Mất ngủ cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày của bạn và gây ra những khó khăn nghiêm trọng. Thí dụ như bạn buồn ngủ khi lái xe. Tài xế ngủ gật (không do rượu) chịu trách nhiệm gần đến 20% tất cả các tổn thương tai nạn xe cộ nghiêm trọng. Nghiên cứu cũng cho thấy mất ngủ làm tăng nguy cơ té ngã của người phụ nữ lớn tuổi.

Nếu mất ngủ ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày của bạn, hãy nói chuyện với bác sĩ. Điều trị có thể giúp bạn tránh được những triệu chứng này và những khó khăn do rối loạn này. Ngoài ra, giấc ngủ xấu có thể là dấu hiệu của một bệnh khác. Tìm ra và điều trị những khó khăn này có thể cải thiện sức khỏe chung và cải thiện giấc ngủ.

[MIỄN PHÍ] CHIA SẺ TRIỆU CHỨNG

NHẬN TƯ VẤN chi tiết từ CHUYÊN GIA ĐẦU NGÀNH

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CKII Nguyễn Thị Nhuần

Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CKII Nguyễn Thị Nhuần

- Bác sĩ CKII Y học cổ truyền

- Nguyên PGĐ Chuyên môn kiêm Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

- 40 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh

Triệu chứng của bạn?

Mất ngủ nguy hiểm như thế nào?

Cơ thể mệt mỏi kéo dài, tâm trạng bất an khiến người bệnh gặp phải những rắc rối và hệ lụy lớn. Thậm chí, do sự phổ biến ngày càng rộng của căn bệnh này, nhiều người cho rằng mất ngủ đang là mối nguy lớn của toàn xã hội. Một số tác hại nghiêm trọng mà có thể xảy ra như: 

  • Rối loạn tâm trạng: Cơ thể luôn trong tình trạng thiếu ngủ dẫn đến mệt mỏi, dễ nổi cáu, thậm chí có thể dẫn đến trầm cảm – một căn bệnh đáng lo lại ở giới trẻ ngày nay. 
  • Tai nạn giao thông: ngày nay các vụ tai nạn giao thông, nhất là đối với các xe chạy tuyến đường dài xuất phát từ nguyên nhân tài xế buồn ngủ hay ngủ gục chiếm tỷ lệ cao. 
  • Giảm trí nhớ: mất ngủ kéo dài khiến não bộ làm việc giảm năng suất hoặc gây ra các chứng bệnh ở hệ thần kinh trung ương dẫn đến giảm trí nhớ. 
  • Gây nên các vấn đề về tim mạch như: bệnh tim, đau tim, suy tim, cao huyết áp,… 
  • Giảm khả năng ham muốn, lão hóa da, béo phì. 

Mất ngủ kéo dài là nguyên nhân gây tử vong cao. Nhiều nghiên cứu cho thấy người ngủ ít hơn 5 – 7 giờ mỗi đêm có nguy cơ tử vong tăng gấp đôi so với người ngủ đủ giấc. Hơn nửa nguy cơ tử vong cao khi mất ngủ ảnh hưởng đến tim. 

ĐỪNG BỎ LỠ: Bà ngoại 63 tuổi chia sẻ kinh nghiệm thoát mất ngủ trên VTV2

Mất Ngủ, Khó Ngủ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả - Chi tiết tin tức - Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Giang

Mất ngủ được chẩn đoán như thế nào?

Bác sĩ chẩn đoán mất ngủ dựa trên bệnh sử và diễn biến quá trình ngủ của bạn, và thăm khám lâm sàng. Bác sĩ cũng có thể đề nghị thăm dò giấc ngủ nếu nguyên nhân mất ngủ không rõ.

Bệnh sử

Để tìm ra nguyên nhân mất ngủ, bác sĩ có thể hỏi bạn:

  • Có bất kỳ trục trặc sức khỏe mới nào không
  • Có tổn thương hoặc tình trạng sức khỏe nào gây đau như là viêm khớp không
  • Uống bất kỳ loại thuốc nào, dù mua không cần toa hoặc theo toa bác sĩ
  • Có triệu chứng hoặc tiền sử trầm cảm, lo âu hoặc bệnh tâm thần không
  • Đang đối phó với những chuyện căng thẳng cao độ trong cuộc sống như là ly dị hoặc tử vong không. Bác sĩ cũng có thể hỏi về công việc của bạn và thói quen giải trí của bạn, như về thói quen làm việc và thể dục thể thao, việc sử dụng cà phê, thuốc lá và rượu của bạn, những lần du hành xa của bạn. Trả lời của bạn có thể giúp tìm ra cái gì khiến bạn mất ngủ.

Bác sĩ cũng có thể hỏi bạn có những công việc gì mới không, có khó khăn riêng tư nào không hoặc các căng thẳng trong cuộc sống của bạn. Ngoài ra, bác sĩ có thể hỏi người thân trong gia đình bạn có ai gặp khó khăn về giấc ngủ không.

Lịch sử quá trình ngủ

Để hiểu rõ hơn về giấc ngủ của bạn, bác sĩ sẽ hỏi bạn các chi tiết về thói quen ngủ của bạn. Trước khi đến thăm khám, bạn hãy suy nghĩ về cách mô tả các khó khăn của bạn, như:

  • Bạn có thường xuyên khó ngủ không và bạn bị khó ngủ được bao lâu
  • Bạn đi ngủ và thức dậy lúc nào vào ngày làm việc và ngày nghỉ
  • Bạn ngủ được sau bao lâu, bạn thức giấc mấy lần trong đêm và mất bao lâu mới ngủ lại được
  • Bạn có thường ngáy to không hoặc giật mình thức giấc thở rống hoặc cảm thấy khó thở không
  • Khi tỉnh dậy bạn cảm thấy sảng khoái đến mức nào và trong ngày bạn cảm thấy mệt mỏi như thế nào
  • Bạn có thường ngủ gật không hoặc khó giữ tỉnh ngủ trong lúc làm những việc thường ngày, nhất là khi lái xe không.

Cách chữa mất ngủ không dùng thuốc ít người biết | Medlatec

Để tìm ra cái gì gây ra hoặc làm nặng thêm tình trạng mất ngủ của bạn, bác sĩ cũng có thể hỏi:

  • Bạn có lo lắng về việc rơi vào giấc ngủ, giữ tỉnh ngủ hoặc ngủ đủ không
  • Bạn ăn hoặc uống những gì và bạn có sử dụng các loại thuốc trước khi đi ngủ không
  • Những việc bạn thường làm trước khi đi ngủ
  • Mức độ âm thanh, ánh sáng và nhiệt độ bạn ưa thích khi ngủ
  • Trong phòng bạn có những món giải trí gì không, như là TV hoặc máy tính

Để hỗ trợ bác sĩ, hãy xem xét đến việc ghi nhật ký giấc ngủ trong 1 hoặc 2 tuần. Ghi xuống khi nào bạn đi ngủ, tỉnh dậy và ngủ ngắn. (Thí dụ đi ngủ lúc 10 giờ sáng, tỉnh dậy lúc 3 giờ sáng và không thể ngủ lại được, ngủ 2 giờ sau khi làm việc.)

Cũng ghi lại mỗi đêm bạn ngủ được bao lâu, cũng như bạn cảm thấy buồn ngủ như thế nào trong cả ngày.

Thăm khám lâm sàng

Bác sĩ sẽ thăm khám để loại trừ các nguyên nhân khác có thể gây mất ngủ. Bạn cũng có thể cần phải xét nghiệm máu để kiểm tra tuyến giáp hoặc các tình trạng khác.

Thăm dò giấc ngủ

Bác sĩ có thể đề nghị một thăm dò giấc ngủ gọi là đa ký giấc ngủ (PSG polysomnogram) nếu bác sĩ nghĩ rằng một rối loạn giấc ngủ khiến bạn mất ngủ.

Bạn có thể sẽ ngủ qua đêm tại một trung tâm thăm dò giấc ngủ để làm thăm dò này. PSG ghi lại hoạt động của não, các cử động mắt, nhịp tim và huyết áp.

PSG cũng ghi lại nồng độ oxy trong máu của bạn, thể tích khí lưu chuyển qua mũi khi thở, ngáy và các cử động của ngực. Các cử động của ngực sẽ cho biết bạn có gắng sức khi thở không.

Tác Hại Của Việc Ngủ Muộn Là Sức Khỏe + Tuổi Thọ Suy Giảm

Biện pháp điều trị mất ngủ an toàn, hiệu quả

Những thay đổi lối sống có thể giúp làm giảm mất ngủ ngắn hạn. Những thay đổi này có thể khiến dễ rơi vào giấc ngủ hơn và giữ tỉnh ngủ tốt hơn.

Một số loại thuốc cũng có thể giúp làm giảm mất ngủ và tái lập một lịch ngủ đều đặn. Tuy nhiên, nếu mất ngủ là một triệu chứng hoặc là một tác dụng phụ, quan trọng là phải điều trị nguyên nhân gây ra (nếu được chỉ dẫn bởi bác sĩ).

Thay đổi lối sống

Nếu bạn bị mất ngủ, hãy tránh những chất làm mất ngủ nặng thêm, như là:

  • Cà phê, thuốc lá và các chất kích thích khác. Tác dụng của những chất này có thể kéo dài đến 8 giờ.
  • Một số loại thuốc không cần toa hoặc theo toa có thể làm giấc ngủ rối loạn (như một vài loại thuốc cảm cúm và dị ứng). Hãy nói chuyện với bác sĩ về các loại thuốc không làm rối loạn giấc ngủ của bạn.
  • Rượu. Rượu bia trước giờ đi ngủ có thể làm bạn dễ rơi vào giấc ngủ hơn. Tuy nhiên, rượu có khuynh hướng tạo nên giấc ngủ nông hơn bình thường. Điều này nhiều khả năng khiến bạn thức giấc trong đêm.
  • Cố gắng thay đổi thói quen ngủ, làm cho dễ rơi vào giấc ngủ và giữ được giấc ngủ tốt hơn. Giữ một thông lệ nghỉ ngơi và thư giãn trước khi vào giường. Thí dụ như đọc sách, nghe nhạc nhẹ hoặc tắm nước nóng.
  • Cố gắng xếp lịch thể dục thể thao hàng ngày ít nhất 5 đến 6 giờ trước khi vào giường. Không ăn thịnh soạn hoặc uống nhiều trước giờ ngủ.
  • Làm cho phòng ngủ dễ ngủ. Tránh á   nh sáng chói chang khi bạn chuẩn bị ngủ. Cố gắng hạn chế các phương tiện giải trí như TV, máy tính hoặc đồ chơi. Bảo đảm phòng ngủ mát và dễ chịu. Phòng ngủ cũng nên tối và yên lặng.

Đi ngủ vào khoảng cùng một giờ mỗi đêm và tỉnh dậy khoảng cùng một giờ mỗi buổi sáng, ngay cả vào cuối tuần. Nếu được, tránh các ca làm việc đêm, tránh thay đổi thời khóa biểu hoặc những chuyện khác có thể làm rối loạn lịch ngủ của bạn.

THAM KHẢO: 20 năm mất ngủ kinh niên, tôi đã ngủ ngon giấc khi biết đến cách này!

Hãy bỏ ngay những thói quen này khi thức dậy vào buổi sáng | VOV.VN

Một số loại thuốc Tây y

Một số loại thuốc có tác dụng trong việc an thần, thư giãn và giúp làm giảm các triệu chứng mất ngủ về đêm như: 

  • Thuốc bình thần: Bromazepam, Diazepam, Rotunda, Clonazepam,… giúp người bệnh đi vào giấc ngủ gần như ngay lập tức, phù hợp cho các trường hợp mất ngủ ngắn hạn và ở mức độ bệnh nhẹ.
  • Thuốc ngủ:  Zolpidem,… nhóm thuốc này cũng chỉ sử dụng để điều trị mất ngủ cấp tính.
  • Thuốc kháng histamin: Promethazine, Dimedrol, Clorpheniramin,… Đây là loại thuốc chống dị ứng và gây ngủ khá mạnh, thường được chỉ định dùng đối với các bệnh nhân mất ngủ do ngứa, gãi nhiều khi mắc các bệnh như hắc lào, eczema, tổ đỉa,… 
  • Thuốc an thần kinh mới: Olanzapine, Quetiapine, Amisulpride,… được chỉ định dùng cho trường hợp bị mất ngủ do chán ăn tâm lý, trầm cảm, lo âu lan tỏa…
  • Thuốc chống trầm cảm: Clomipramine, Mirtazapine,… là những loại thuốc điển hình thuốc nhóm thuốc trầm cảm 3 vòng. Thuốc thường có tác dụng sau 3-4 tuần.
  • Các loại thuốc điều trị bệnh lý: Tình trạng mất ngủ đêm có thể do một số bệnh lý như dị ứng, viêm khớp, dạ dày, tim mạch,… Tùy vào loại bệnh lý mắc phải và thể trạng của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ kê các loại thuốc phù hợp nhằm giảm mức độ bệnh, từ đó cải thiện các triệu chứng mất ngủ ban đêm. 

Các loại thuốc kể trên chỉ mang tính chất tham khảo và chỉ nên được dùng khi có chỉ định kê đơn của bác sĩ chuyên khoa. Việc tự ý sử dụng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn khiến chứng mất ngủ về đêm trầm trọng hơn. 

Sử dụng một số mẹo dân gian

Nhiều người bị mất ngủ thường cho rằng, cách trị mất ngủ bằng các loại thuốc Tây y thường tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ không mong muốn, có thể nghiện thuốc, không có thuốc không ngủ được; trong khi đó các dược liệu thiên nhiên sẽ lành tính, an toàn hơn khi sử dụng. Dưới đây là cách trị mất ngủ dân gian được nhiều người bệnh “rỉ tai” nhau:

Cách trị mất ngủ dân gian từ tâm sen

  • Cách 1: Sao khô tâm sen đủ dùng dưới lửa nhỏ liu riu để loại bỏ độc tố rồi cho vào lọ thủy tinh kín bảo quản. Mỗi ngày lấy 1 lượng tâm sen vừa đủ cho vào nước đun sôi, hãm như hãm trà và chắt lấy nước cốt để uống.
  • Cách 2: Chuẩn bị 5g tâm sen khô, táo nhân 10g, hoa nhài 10, lá vông 10g. Đem các vị thuốc táo nhân, tâm sen, lá vông cho vào 1200ml nước đun sôi, sau đó chắc lấy nước cốt để uống, có thể cho thêm hoa nhài vào để tăng hương vị và dược tính.

Những nguyên nhân dẫn đến chứng khó ngủ về đêm - Nhà thuốc Long Châu

Biện pháp trị mất ngủ dân gian từ cây lạc tiên

  • Cách 1: Hái lá non hoặc ngọn lạc tiên rửa sạch, luộc chín hoặc nấu canh, ăn như một loại rau bình thường.
  • Cách 2: Mỗi ngày dùng 15gr lạc tiên phơi khô nấu nước uống như trà.
  • Cách 3: Kết hợp 50gr lạc tiên, 2gr tâm sen, 30gr lá vông, 10gr dâu tằm và 90gr đường sắc nước uống hàng ngày.

Phương pháp dân gian trị mất ngủ với mật ong

  • Cách 1: Vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ 1 tiếng, bạn chỉ cần cho 2 thìa mật ong nguyên chất vào một ly nước ấm, khuấy đều rồi uống. Thực hiện đều cách này trong một thời gian bạn sẽ thấy giấc ngủ được cải thiện đáng kể.
  • Cách 2: Lấy 1 nhánh gừng tươi cạo vỏ, đập dập (có thể nướng qua gừng để thơm hơn) cho vào 1 ly nước ấm cùng 1 thìa mật ong nguyên chất, khuấy đều và sử dụng. Bạn có thể uống trà gừng mật ong vào buổi sáng hoặc buổi tối trước khi đi ngủ

Cách trị mất ngủ dân gian từ lá vông

  • Lá vông còn có tên khác là vông nem, hải đồng, thích đồng… Theo Đông y, lá vông có tính bình, vị đắng nhạt và hơi chát, có tác dụng lên hệ thần kinh, giúp làm giảm căng thẳng, chống lo âu, an thần.
  • Để chữa mất ngủ, người ta lấy lá vông (loại bánh tẻ) rửa sạch, luộc hoặc nấu canh ăn hằng ngày.
  • Một cách dùng lá vông trị mất ngủ khác là lấy 8 – 16g lá vông khô sắc với 200ml nước còn 50 ml để uống 1 lần trong ngày.

LO NGẠI MẸO DÂN GIAN CHỮA MÃI KHÔNG KHỎI

KẾT NỐI VỚI CHUYÊN GIA – NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ!

Y học cổ truyền trị mất ngủ AN TOÀN từ căn nguyên, cải thiện sức khỏe tinh thần

Mất ngủ theo y học cổ truyền thuộc phạm trù chứng “thất miên”, “bất mị”, hay “bất đắc miên”. Nguyên nhân mất ngủ:

  • Do suy giảm chức năng của ngũ tạng (tâm, can, tỳ, phế, thận)
  • Do tinh huyết không đủ
  • Do tà khí bên ngoài nhiễu động dẫn đến thần không được yên ổn

Dựa vào căn nguyên gây mất ngủ, Y học cổ truyền chia chứng bệnh này thành các thể: Tâm tỳ lưỡng hư, âm hư hỏa vượng, tâm đởm khí hư, can uất hóa hỏa, đàm nhiệt nội nhiễu. Tùy thuộc vào từng căn nguyên gây mất ngủ mà Y học cổ truyền sẽ đưa ra giải pháp điều trị phù hợp.

Nhuần nhuyễn y lý trị bệnh của Y học cổ truyền, các bác sĩ tại Trung tâm Thuốc dân tộc đã dành nhiều tâm huyết nghiên cứu và đi đến hoàn thiện bài thuốc Định tâm An thần thang. Đây là giải pháp TOÀN DIỆN trong đẩy lùi mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, ngủ không sâu giấc… được đông đảo người bệnh lựa chọn, người nổi tiếng tin dùng.

ĐỊNH TÂM AN THẦN THANG đặc trị mất ngủ, ngủ ngon giấc TỰ NHIÊN, tinh thần minh mẫn, cơ thể khỏe mạnh

Định tâm An thần thang là bài thuốc đặc trị mất ngủ, hỗ trợ dưỡng tâm – an thần NỔI DANH được nghiên cứu, hoàn thiện bởi Trung tâm Thuốc dân tộc. Đây là sự kế thừa trọn vẹn cốt thuốc trị mất ngủ của dân tộc Tày cùng 4 bài thuốc chữa mất ngủ kinh điển: Dưỡng tâm thang – Toan táo nhân thang – Thiên vương bổ tâm đơn – Quy tỳ thang của Hải Thượng Lãn Ông.

Trải qua chặng đường dài nghiên cứu và thử nghiệm bài bản, Định tâm An thần thang được hoàn thiện, trở thành GIẢI PHÁP ĐỘT PHÁ trong điều trị mất ngủ, suy nhược thần kinh, rối loạn tiền đình… Bài thuốc cũng được chương trình Vì sức khỏe người Việt VTV2 đưa tin đánh giá cao và cho nhận định đây là công thức phối chế hoàn chỉnh trong đẩy lùi mất ngủ.

Quý độc giả có thể theo dõi toàn bộ chương trình trên VTV2 TẠI ĐÂY hoặc xem qua video bên dưới:

Sở dĩ bài thuốc trị mất ngủ của Trung tâm Thuốc dân tộc được VTV2 đưa tin đánh giá cao là bởi những ưu điểm sau:

Phối chế “2 TRONG 2” vừa điều trị mất ngủ, vừa phục hồi sức khỏe

Tuân thủ phép biện chứng luận trị của Y học cổ truyền, bài thuốc Định tâm An thần thang được phối chế theo công thức “2 trong 1” với sự kết hợp của 2 nhóm thuốc TRỪ TÀ – PHỤC CHÍNH. Từ đây, tình trạng mất ngủ được xử lý dứt điểm, nâng cao sức khỏe, hoạt huyết, dưỡng não, củng cố sức khỏe tim mạch, an thần, hàn gắn những tổn thương ở hệ thần kinh và ngăn ngừa tái phát mất ngủ.

XEM CHI TIẾT: Bài thuốc Định tâm An thần thang liệu pháp VÀNG cho giấc ngủ ngon

Đặc biệt, Trung tâm Thuốc dân tộc KHÔNG DÙNG CHUNG ĐƠN THUỐC cho mọi bệnh nhân. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa mỗi người mà bác sĩ sẽ có những điều chỉnh phù hợp. Cũng nhờ lý do này mà Định tâm An thần thang có tính CÁ NHÂN HÓA CAO, cho phép điều trị nhiều thể mất ngủ, mang đến hiệu quả CHUYÊN SÂU.

Quy tụ 30 thảo dược quý, “10 vị bổ 10” đặc trị mất ngủ

Bài thuốc trị mất ngủ Định tâm An thần thang kết tinh 30 vị thuốc dồi dào dược chất. Trong đó, nhiều loại LẦN ĐẦU TIÊN được ứng dụng tại Việt Nam, cho hiệu quả chuyên sâu trong đẩy lùi mất ngủ, bồi dưỡng cơ thể, nâng cao miễn dịch…

Nổi bật nhất phải kể đến Củ bình vôi, phục thần, long nhãn, hoàng kỳ, lạc tiên, viễn chí, đại táo, toan táo nhân,…

Đặc biệt, 100% thảo dược trong bài thuốc sạch chuẩn GACP-WHO, chất lượng đầu vào được kiểm soát gắt gao. Nhờ vậy bài thuốc CAM KẾT an toàn tuyệt đối, không gây tác dụng phụ, không nhờn thuốc, không phụ thuộc thuốc, những đối tượng nhạy cảm nhất cũng có thể sử dụng.

Đem lại giấc ngủ ngon, TOÀN DIỆN sau liệu trình đầu

Bên cạnh bài sử dụng bài thuốc uống Định tâm An thần thang, Trung tâm Thuốc dân tộc còn xây dựng phác đồ điều trị mất ngủ TOÀN DIỆN khi kết hợp cùng liệu pháp châm cứu, bấm huyệt, dùng trà thảo dược, ngâm chân… Với mô hình 1 bác sĩ – 1 bệnh nhân, người bệnh được chuyên gia đầu ngành trực tiếp kê đơn, thăm khám, tư vấn, đồng hành tới khi lành bệnh với hiệu quả được cam kết.

Nhờ cơ chế đó, bài thuốc trị mất ngủ Định tâm An thần thang giúp đem lại giấc ngủ tự nhiên, phù hợp với đồng hồ sinh lý của cơ thể, đem lại tinh thần sảng khoáng và cơ thể tỉnh táo sau khi thức giấc. Trên 95% người bệnh đã có được giấc ngủ ngon, sâu tự nhiên sau 1-3 tháng sử dụng bài thuốc, lâu tái phát tình trạng mất ngủ, khó ngủ.

Trong đó, nghệ sĩ Hương Dung là một trong những bệnh nhân điển hình đã điều trị mất ngủ thành công với bài thuốc Định tâm An thần thang. Hàng triệu bệnh nhân khác cũng hết hẳn mất ngủ, tìm lại giấc ngủ trọn vẹn cùng cơ thể khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn nhờ bài thuốc của Trung tâm Thuốc dân tộc. 

Đông đảo bệnh nhân đã có những phản hồi tích cực sau khi sử dụng bài thuốc Định tâm An thần khang trị mất ngủ:

Chia sẻ của em Mạch Kim Anh về hiệu quả bài thuốc mất ngủ Định tâm An thần thang:

[Góc chia sẻ]: Người bệnh mất ngủ phản hồi về hiệu quả thực tế bài thuốc Định tâm An thần thang

LƯU Ý: Định tâm An thần thang là bài thuốc trị mất ngủ được kê đơn duy nhất bởi bác sĩ của Trung tâm Thuốc dân tộc. Căn cứ vào thể trạng, cơ địa cũng như mức độ bệnh ở mỗi người mà bác sĩ sẽ có những chỉ định phù hợp. Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ trực tiếp bác sĩ đầu ngành nhận tư vấn MIỄN PHÍ:

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC

BÀI ĐỌC THÊM:

Cập nhật lúc: 10:32 Sáng , 17/03/2023

Tin liên quan

8 cách chữa mất ngủ tại nhà hiệu quả, không cần dùng thuốc

[Tổng Hợp] 5 Phương Pháp Chữa Mất Ngủ Thông Dụng Nhất

Mất ngủ là một triệu chứng rối loạn giấc ngủ thường gặp. Theo đó, người bệnh thường có giấc ngủ kém về số lượng (thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc)...

Điều Trị Mất Ngủ Ban Đêm: Tìm Đúng Nguyên Nhân, Chữa Trúng Đích

Mất ngủ ban đêm gây ra rất nhiều căng thẳng mệt mỏi cho cơ thể. người mất ngủ lâu ngày sẽ dễ sinh ra suy nhược cơ thể, sức khỏe...

Diazepam 5mg là thuốc gì? | Vinmec

TOP 10+ Loại Thuốc Trị Mất Ngủ Thông Dụng Nhất Hiện Nay

Thuốc trị mất ngủ có thể giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn khi bị căng thẳng, lo âu hoặc một số tình trạng khiến thần kinh có...

RỐI LOẠN GIẤC NGỦ ( phần 2)

Rối Loạn Giấc Ngủ: Chớ Chủ Quan Mà Rước Họa Cho Sức Khỏe

Rối loạn giấc ngủ có nhiều thể khác nhau, đó có thể là tình trạng ngủ quá nhiều hoặc mất ngủ. Về lâu dài, triệu chứng này có thể là...

TOP 9 Thuốc Trị Mất Ngủ Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

Mất ngủ là tình trạng có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào gây ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe, cả về thể chất và tinh thần....

10 Cách Trị Rối Loạn Tiền Đình Tại Nhà Không Dùng Thuốc

Chúng ta đều biết rõ việc dùng các loại thuốc trị rối loạn tiền đình thường đem lại hiệu quả nhanh chóng nhưng về lâu dài có thể gây tác...

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *