string(0) ""

Bà Bầu Bị Nhiệt Miệng Là Bệnh Gì ? Biểu Hiện, Nguyên Nhân

Nhiệt miệng là một trong những bệnh lý mà phụ nữ mang thai thường hay mắc phải. Nguyên nhân thường là do sự thay đổi hormone trong cơ thể nhằm thích nghi với sự phát triển của thai nhi. Không chỉ nhiệt miệng mà còn kéo theo nhiều vấn đề về răng miệng khác. Vậy nhiệt miệng khi mang thai cần làm gì để xử lý dứt điểm bệnh mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi? 

Nhiệt miệng khi mang thai
Nhiệt miệng khi mang thai là bệnh lý rất phổ biến, khá lành tính và không quá nguy hiểm đến sức khỏe

Nhiệt miệng khi mang thai là bệnh gì?

Nhiệt miệng là bệnh lý răng miệng phổ biến, có thể xảy ra ở bất kỳ ai, trong đó phụ nữ mang thai là đối tượng có nguy cơ mắc cao nhất. Các chuyên gia đánh giá nhiệt miệng là căn bệnh lành tính, không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, các triệu chứng nhiệt miệng trong thai kỳ lại gây ra những ảnh hưởng khó chịu, phiền toái đến đời sống sinh hoạt, ăn uống, tinh thần của mẹ, thậm chí kéo theo những hệ lụy cho sự phát triển của thai nếu không có hướng điều trị kịp thời.

Tương tự như những đối tượng khác, chứng nhiệt miệng ở phụ nữ mang thai cũng được chia làm 3 dạng khác nhau gồm:

  • Loét miệng đơn giản: Đây là dạng nhiệt miệng thường gặp nhất. Điểm đặc trưng là các vết loét nhỏ, chỉ từ 2 – 9mm tại các vị trí như niêm mạc lưỡi, môi, nướu… Những tổn thương này thường chỉ kéo dài từ 2 – 5 đối với người bình thường nhưng đối với phụ nữ mang thai thường mất hơn 10 ngày mới khỏi hẳn.
  • Loét miệng phức tạp: Dạng này khá hiếm gặp ở phụ nữ mang thai với các vết loét lớn hơn 10mm. Nếu chẳng may gặp phải thường mất vài tuần hay cả tháng mới chữa khỏi. Các vết loét này thường xuất hiện rõ ràng trên bề mặt nướu, lưỡi, miệng hoặc cổ họng, gây đau nhức và để lại sẹo.
  • Loét miệng do herpes: Dạng nhiệt miệng do virus herpes khá phổ biến và phụ nữ mang thai cũng dễ gặp phải. Những tổn thương dạng này thường có kích thước rất nhỏ, khoảng 1mm nhưng xuất hiện với số lượng lớn và mất khoảng 2 – 3 tuần mới chữa khỏi được.

Ở bất kỳ dạng nhiệt miệng nào dù nhẹ hay nặng, phụ nữ mang thai khi đã mắc phải đều tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn so với người bình thường. Vì vậy, tốt nhất mẹ nên chủ động thăm khám để có hướng điều trị kịp thời.

Bà bầu bị nhiệt miệng được biểu hiện như thế nào?

Phụ nữ mang thai khi bị nhiệt miệng thường có các triệu chứng và biểu hiện như sau:

Nhiệt miệng khi mang thai
Các tổn thương nhiệt miệng khi mang thai thường xuất hiện tại các mô niêm mạc nướu, lưỡi, má… gây đau nhức, rát xót khó chịu

Biểu hiện nhiệt miệng ở bà bầu

Tùy theo từng dạng nhiệt miệng mà các tổn thương sẽ xuất hiện với nhiều kiểu khác nhau, nhưng về cơ bản vẫn có những đặc điểm chung như sau:

  • Xuất hiện một hoặc nhiều vết loét nhỏ từ 1 – 2mm, màu trắng trong niêm mạc miệng;
  • Sau một thời gian, các đốm trắng này có xu hướng lan to ra, ứ dịch nước bên trong và khi vỡ ra sẽ tạo thành vết loét, đây chính là tổn thương nhiệt miệng;
  • Vết loét thường có hình oval hoặc bầu dục, hơi vàng hoặc màu trắng đục và có viền xung quanh màu đỏ tươi;
  • Vết loét nông, không quá sâu nhưng chúng sẽ dần to hơn theo thời gian, có những trường hợp to hơn 10mm;

Triệu chứng nhiệt miệng ở bà bầu

Các vết loét nhiệt miệng khiến mẹ bầu phải chịu các triệu chứng khó chịu sau:

  • Đau rát dữ dội, vết loét sưng đỏ, nóng khó chịu;
  • Gây rát xót mỗi khi ăn uống, nói chuyện giao tiếp hàng ngày;
  • Trường hợp mẹ bị nhiệt miệng nặng có thể kèm theo một số triệu chứng toàn thân như sốt cao, đau nhức ngay cả khi không chạm vào, sưng hạch cổ…

Bác sĩ chuyên khoa tư vấn thêm cho bạn:

Nguyên nhân gây nhiệt miệng khi mang thai

Nhiệt miệng là căn bệnh được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, dù là người bình thường hay phụ nữ mang thai cũng đều khó tránh khỏi. Có thể kể đến một vài nguyên nhân cơ bản sau:

Thay đổi nội tiết tố

Mang thai là giai đoạn cơ thể người phụ nữ có những thay đổi rõ rệt về nội tiết tố nhằm thích nghi với sự phát triển của thai nhi trong bụng. Chính nhũng thay đổi, rối loạn khó kiểm soát này tạo điều kiện cho một lượng âm khí lớn tích tụ trong thận, gan… gây ra nóng trong người và phát sinh thành chứng nhiệt miệng với các triệu chứng như vừa kể trên.

Nhiệt miệng khi mang thai
Đa phần chị em phụ nữ mang thai bị nhiệt miệng thường là do rối loạn nội tiết tố

Stress kéo dài, mất ngủ

Phụ nữ mang thai có tâm lý không ổn định, stress và mất ngủ kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, thậm chí suy nhược cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các triệu chứng nhiệt miệng.

Chấm dứt nỗi đau nhiệt miệng, lở loét nhớ thảo dược Nha Chu Tán

Nhiệt miệng, lở loét trong miệng là tình trạng viêm nhiễm nhỏ nhưng gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Đặc biệt, đau tăng khi ăn các đồ nhiều gia vị, do đó bất kỳ ai nào cũng mong muốn tìm được giải pháp dứt điểm tình trạng này.

Bài thuốc Nha Chu Tán được đánh giá là hiệu quả vượt trội trong các trường hợp nhiệt miệng, lở loét trong miệng tái đi tái lại nhiều lần. Với thành phần chủ yếu là thảo dược thiên nhiên nên hầu hết các chế phẩm của Nha Chu Tán  được phân phối và ứng dụng tại Viện nha khoa Vidental đều có mùi thơm dễ sử dụng. Đặc biệt với nước súc miệng, người dùng sẽ cảm thấy thoáng mát, sạch thơm khoang miệng chỉ sau một vài lần vệ sinh. 

Bài thuốc có thành phần 100% thảo dược tự nhiên, đạt chuẩn GACP – WHO, có dược tính cao đi sâu vào xử lý các triệu chứng gây bệnh, loại bỏ tận gốc các căn nguyên gây đau răng như sâu răng, viêm nha chu, viêm lợi… Đặc biệt bài thuốc vô cùng lành tính, an toàn, dùng được cho trẻ trẻ trên 5 tuổi.

So với những loại thuốc tây y và đông y trên thị trường, Nha Chu Tán đã chứng minh được công dụng cao gấp nhiều lần thông thường. Tuân thủ đúng theo các chỉ dẫn từ chuyên gia, bác sĩ, người bệnh có thể loại bỏ dứt điểm nhiệt miệng, loét miệng chỉ sau MỘT LIỆU TRÌNH.

Sau khi thuốc thẩm thấu, sẽ kích hoạt cơ chế ĐÌNH CHỈ (giảm đau kháng viêm) – TẤN CÔNG (tiêu diệt vi khuẩn, nấm khoang miệng), đồng thời tập trung vào việc tái tạo mô nướu, tăng sức đề kháng để phòng bệnh tái phát từ bên trong giúp chấm dứt triệu chứng lại loại bỏ hoàn căn nguyên.

Thông thường, người bệnh gọi điện đến Vidental thăm khám và điều trị bệnh nhiệt miệng sẽ được bác sĩ chỉ định phác đồ Nha Chu Tán bao gồm:

  • Nước súc miệng
  • Cao bôi

Khi sử dụng theo đúng phác đồ bác sĩ chỉ định, sản phẩm mang lại cơ chế đặc trị từ trong ra ngoài vừa xử lý các triệu chứng hôi miệng, đau nhức, ê buốt răng vừa làm hồng hào, chắc khỏe mô lợi và TẤN CÔNG TẬN GỐC vi khuẩn, nấm gây bệnh chỉ sau 7 ngày. Từ đó vết viêm loét miệng nhanh chóng hồi phục và không phát triển rộng giúp người sử dụng tiết kiệm thời gian điều trị.

Bài thuốc được bào chế dưới dạng thuốc bột, gel bôi, nước súc miệng nên vô cùng tiện lợi cho người sử dụng. Ngoài ra, bài thuốc còn có tác dụng chống viêm lợi, trị hôi miệng, viêm nha chu, nấm lưỡi, sâu răng, giúp tăng khả năng bảo vệ răng miệng.

Dưới đây là một số phản hồi của khách hàng:

 Chị Nguyễn Thu Thảo (29 tuổi – Đà Nẵng), tạm biệt nhiệt miệng, chảy máu chân răng từ khi biết đến Vidental và bài thuốc Nha Chu Tán. 

“Thấy ai mách dùng cái gì để giảm nhiệt miệng, chảy máu chân răng tôi đều làm theo nhưng không cải thiện được nhiều. Thế mà từ khi dùng Nha Chu Tán, các triệu chứng cũng giảm hẳn. Nước súc miệng có mùi thơm nhè nhẹ của dược liệu, một ngày dùng 2 lần mà thấy miệng sạch thơm thích lắm. Bạn bè tôi nhiều đứa hay nhậu nhẹt cũng bị nhiệt miệng suốt, tôi mách cho dùng, đứa nào cũng khen. Công nhận bài thuốc này hay quá!”

Hiện nay, Nha Chu Tán là giải pháp chữa nhiệt miệng an toàn được mọi người khuyên dùng. Bài thuốc đã chuyển giao thành công sang Nha Khoa ViDental được phân phối tại đây và các phòng nha liên kết. Hãy gọi ngay để được tư vấn liệu trình phù hợp.

CHẤM DỨT NHIỆT MIỆNG, LỞ LOÉT MIỆNG NGAY HÔM NAY

Thông tin liên hệ:

Trung Tâm Khám & Điều Trị Bệnh Răng Miệng – ViDental Care

Ăn nhiều đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ

Với những mẹ bầu đã qua giai đoạn ốm nghén (thường là tam cá nguyệt thứ nhất) thường có xu hướng thèm ăn trở lại và nhất là những món cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều những món ăn này chính là nguyên nhân làm khởi phát các triệu chứng nhiệt miệng. Không những vậy, mẹ bầu ăn nhiều món cay nóng, dầu mỡ cũng gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa, dễ nổi mụn, nóng gan, thậm chí gây hại cho sự phát triển của thai nhi.

Vệ sinh răng miệng kém

Một trong những nguyên nhân gây nhiệt miệng phổ biến nhất là do vệ sinh răng miệng kém. Thông thường trong ngày mẹ bầu sẽ phải ăn rất nhiều, từ các bữa chính cho đến bữa phụ, điều này khiến mảng bám thức ăn tích tụ nhiều trong các kẽ răng. Nếu không được vệ sinh làm sạch kỹ lưỡng vào cuối ngày và sáng sớm sau khi ngủ dậy sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập, phát triển gây tổn thương các mô mềm trong khoang miệng, từ đó gây ra các triệu chứng nhiệt miệng.

Thiếu hụt dinh dưỡng

Mang thai là giai đoạn cần bổ sung rất nhiều dinh dưỡng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của thai nhi cũng như đảm bảo duy trì sức đề kháng tốt, bảo vệ sức khỏe của mẹ. Do đó, nếu thiếu hụt bất kỳ dưỡng chất nào cũng sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus phát triển nhanh chóng, hình thành các tổn thương trong khoang miệng, trong đó phổ biến nhất là các triệu chứng nhiệt miệng.

Theo các chuyên gia, phụ nữ mang thai bị nhiệt miệng thường thiếu hụt các chất sau: vitamin B2, B3, B7, B12, PP, C, sắt, kẽm, acid folic…

Tổn thương mô mềm khoang miệng

Những tổn thương thực thể trong khoang miệng chính là yếu tố hàng đầu phát sinh triệu chứng nhiệt miệng do vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng. Các tổn thương này thường xuất phát từ việc mẹ bầu chải răng sai kỹ thuật, chải mạnh, thô bạo, đánh răng bằng bàn chải đầu lông cứng. Ngoài ra, ăn uống lơ là, vừa nhai vừa nói chuyện, vô tình cắn trúng các mô mềm… chính là những tổn thương tiền đề phát triển vết nhiệt miệng nhanh chóng.

Suy giảm chức năng gan

Đối với con người, gan là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong việc lọc và thải các độ tố có trong cơ thể ra ngoài. Tuy nhiên, nếu vì một lý do nào đó khiến chức năng gan kém hoạt động, khả năng lọc thải yếu khiến các độc tố tích tụ trong cơ thể, đặc biệt ở niêm mạc khoang miệng và gây ra các vết lở loét, tổn thương nhiệt miệng đau nhức.

Vì vậy, nhiệt miệng cũng được xem là một trong những dấu hiệu suy giảm chức năng gan thường gặp. Trong trường hợp này mẹ bầu cần thông báo ngay cho bác sĩ để đươc thăm khám, chẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời.

Nguyên nhân bệnh lý

Ngoài những nguyên nhân sinh lý thông thường, chứng nhiệt miệng ở phụ nữ mang thai kèm theo nhiều triệu chứng tại nhiều cơ quan khác như dạ dày, đường ruột, da liễu… cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý sau:

Nhiệt miệng khi mang thai
Nhiệt miệng khi mang thai có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý về đường ruột, dạ dày, răng miệng…
  • Bệnh Crohn (viêm ruột từng vùng): Đây là một dạng viêm ruột mãn tính gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng từ hệ tiêu hóa cho đến hậu môn. Đối với phụ nữ mang thai, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây suy nhược, thiếu chất, ảnh hưởng xấu đến thai nhi, thậm chí gây nguy hiểm cho tính mạng của mẹ và bé. Mẹ bầu bị bệnh Crohn thường có các biểu hiện như xuất hiện các vết nhiệt miệng, đau co thắt ruột, tiêu chảy, phân lẫn máu, sốt, chuột rút…
  • Bệnh Celiac: Hay còn được gọi là bệnh không dung nạp gluten do cơ thể dị ứng bẩm sinh với các loại thực phẩm như lúa mì, lúa mạch, yến mạch… Ngoài trẻ nhỏ thì phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng có tỷ lệ cao mắc căn bệnh này. Bà bầu bị bệnh Celiac thường bị nhiệt miệng, nổi mụn rộp, phát ban kèm theo các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy, phân lỏng, có mùi hôi…
  • Bệnh Behcet: Đây là một dạng bệnh tự miễn khá hiếm gặp do hệ miễn dịch hoạt động quá mức, tấn công đến nhiều bộ phận khác trong cơ thể gây viêm mạch máu toàn thân. Phụ nữ mang thai cũng là nhóm đối tượng dễ mắc chứng bệnh này. Một vài triệu chứng thường gặp như nhiệt miệng, loét miệng, đau bụng, tiêu chảy, sốt, viêm đau mắt, sưng đau khớp gối…
  • Herpes môi: Phụ nữ mang thai nhiễm virus Herpes Simplex (HSV) có thể gây ra các vết loét xung quanh miệng, kéo theo các tổn thương nhiệt miệng tại các niêm mạc mô mềm. Kèm theo đó là sốt nhẹ hoặc sưng hạch cổ nhưng thường không quá nghiêm trọng.
  • Một số bệnh lý khác: Ngoài ra, một vài bệnh lý về răng (sâu răng, viêm nha chu, viêm tủy, viêm nướu răng…), bệnh tay chân miệng, bệnh xã hội (giang mai, HIV/AIDS…) cũng có thể trở thành nguyên nhân gây bệnh nhiệt miệng nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách.

>>> XEM THÊM: Các Cách Chữa Nhiệt Miệng Tại Nhà Hiệu Quả Nhất

Phụ nữ mang thai bị nhiệt miệng có nguy hiểm không?

Có thể thấy, nhiệt miệng do rất nhiều nguyên nhân gây ra, tuy nhiên ở phụ nữ mang thai thì đa phần là do các nguyên nhân sinh lý như thiếu chất, ăn uống kém khoa học hoặc rối loạn nội tiết tố. Bệnh lý này được các chuyên gia đánh giá là lành tính, không quá nguy hiểm, ít ảnh hưởng toàn thân. Hầu hết các trường hợp mẹ bầu bị nhiệt miệng gây ảnh hưởng nhiều nhất đến quá trình ăn uống, nói chuyện giao tiếp hàng ngày.

Với những trường hợp này, các triệu chứng nhiệt miệng thường không quá phức tạp (tổn thương vết loét nông, nhỏ), có thể tự khỏi sau 7 – 10 ngày. Lúc này, điều mẹ cần làm chính là chú ý giữ vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, ăn uống khoa học và cân đối giữa công việc và sinh hoạt, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi.

Ngược lại với những mẹ bầu có triệu chứng nhiệt miệng nặng, phức tạp (vết loét sâu, kích thước lớn) hoặc do nhiễm virus Herpes cần thăm khám sớm và tuân thủ tuyệt đối những chỉ định điều trị y tế của bác sĩ để tránh các biến chứng, rủi ro nguy hiểm, đảm bảo an toàn cho sự phát triển của thai nhi cũng như sự an toàn cho sức khỏe của mẹ.

Tư vấn thêm cho bạn

Cập nhật lúc: 4:49 Chiều , 12/03/2023

Tin liên quan

Nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh phải làm sao để cải thiện?

Nhiệt miệng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi với các mức độ khác nhau. Trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng phải làm sao là từ khóa được rất...

Bé Bị Nhiệt Miệng Chảy Máu Chân Răng: Nguyên Nhân, Cách Cải Thiện

Bé bị nhiệt miệng chảy máu chân răng dù không quá nguy hiểm nhưng lại khiến các bậc phụ huynh lo lắng bởi con cảm thấy khó chịu, quấy khóc....

5 cách chữa nhiệt miệng cho bé tại nhà hiệu quả

Nhiệt miệng là căn bệnh khá phổ biến có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở trẻ em. Mặc dù căn bệnh này không gây nguy...

Mách Bạn Cách Chữa Nhiệt Miệng Cho Bà Bầu An Toàn, Hiệu Quả

Nhiệt miệng là tình trạng không hiếm gặp khi mang thai. Mặc dù không phải bệnh nguy hiểm tới sức khoẻ, nhưng nhiệt miệng lại khiến các mẹ bầu mệt...

TOP 6 Sản Phẩm Và Thuốc Nhiệt Miệng Cho Bà Bầu Phổ Biến Nhất

Với người bình thường, việc dùng thuốc trị nhiệt là cách làm đơn giản, hiệu quả. Tuy nhiên, phụ nữ có thai là đối tượng nhạy cảm, cần hết sức...

Loét áp tơ là gì ? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh

Loét áp tơ, hay còn gọi là nhiệt miệng, là một trong những bệnh lý thường gặp ở niêm mạc miệng. Trung bình khoảng 20% dân số mắc bệnh và...

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *