string(0) ""

Ê buốt răng khi mang thai có nguy hiểm không? Cách xử lý như thế nào?

Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu phải đối mặt với nhiều thay đổi về thể chất lẫn tinh thần, một trong số đó không ngoại lệ tình trạng ê răng khi mang thai. Những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp mẹ bầu có thêm kinh nghiệm khắc phục tình trạng ê buốt đó.

Dấu hiệu ê buốt răng khi mang thai

Các hormone sinh lý của cơ thể sẽ tăng cường trong thai kỳ. Mẹ bầu sẽ đối mặt với tình trạng sưng nướu, ê buốt răng, thậm chí là chảy máu. Theo các chuyên gia, bầu bị ê răng là do răng nhạy cảm với yếu tố kích thích từ nhiệt độ. Mẹ sẽ bị ê buốt răng, đau nhẹ khi ăn các thực phẩm lạnh, ngọt, nóng, cứng. Thời gian kéo dài tình trạng này là từ 1 phút đến vài giờ sau đó.

 

Mẹ bầu thường bị ê buốt răng trong thai kỳ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một số dấu hiệu của tình trạng ê buốt răng khi mang thai có thể kể đến là:

  • Chân răng bị ê buốt nặng nếu ăn các thực phẩm lạnh, cứng, chua, ngọt hoặc có tính axit.

  • Đau buốt cả hàm khi hít không khí lạnh hoặc khi uống nước mát.

  • Bị đau nhức khi va chạm trực tiếp vào răng.

  • Cảm thấy cơn buốt chạy dọc chân răng khi dùng tăm, chỉ nha khoa, đánh răng.

Nguyên nhân dẫn đến bà bầu hay bị ê buốt răng

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ê răng khi mang thai. Một số tác nhân chính có thể kể đến là:

  • Rối loạn hormone: Nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, nồng độ estrogen và progesterone tăng lên làm lưu lượng máu chảy đến nướu tăng nhanh. Việc cơ thể phản ứng với vi khuẩn bị ảnh hưởng, răng nhạy cảm và bị đau buốt.

  • Ốm nghén khi mang thai: Lượng axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản và khoang miệng làm yếu men răng gây đau nhức. Ốm nghén cũng khiến vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng, lâu ngày thành mảng bám gây chảy máu chân răng, viêm nướu cùng các bệnh nha chu.

  • Thay đổi thói quen ăn uống, tiêu thụ nhiều sữa cùng chế phẩm từ đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng. Mẹ bầu bị ê buốt chân răng.

  • Thiếu canxi khi mang thai: Nếu mẹ không bổ sung đủ canxi, thai nhi sẽ lấy canxi dự trữ từ xương và răng của mẹ. Điều này khiến răng bị ê buốt.

  • Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Mẹ bầu đánh răng quá mạnh hoặc súc miệng qua loa dễ gây nhiều vấn đề về răng miệng.

  • Ảnh hưởng của bệnh viêm nướu: Khi nướu răng bị viêm sẽ rút ngắn lại, hình thành nhiều túi nhỏ quanh chân răng. Việc vệ sinh bên trong túi nướu sẽ gặp khó khăn. Chân răng cùng mô nướu xung quanh sẽ bị vi khuẩn tấn công gây viêm lợi nướu và ê buốt.

Rối loạn hormone khi mang thai gây ê buốt răng miệng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ê buốt răng khi mang thai có nguy hiểm không?

Các chuyên gia cho biết, ê răng khi mang thai không ảnh hưởng trực tiếp đến thai kỳ. Tuy nhiên, nó vẫn mang đến nhiều bất lợi nhất định:

  • Đối với mẹ bầu: Mẹ sẽ gặp nhiều khó khăn khi ăn uống. Cơ thể mẹ thường xuyên bị mệt mỏi, tinh thần xuống dốc, sức khỏe cả 2 mẹ con cũng bị ảnh hưởng. Tình trạng ê buốt răng kéo dài khiến mẹ có nguy cơ sảy thai, sinh non cao hơn người bình thường gấp 2.2 lần.

  • Đối với thai nhi: Mẹ không ăn uống đầy đủ khiến thai nhi không đủ dinh dưỡng phát triển khỏe mạnh. Chưa kể, bà bầu bị ê chân răng do vi khuẩn Suntans thì có khả năng lây truyền sang con qua đường máu. Khi có triệu chứng, mẹ bầu hãy tìm cách khắc phục nhằm giảm tỷ lệ sinh non.

Một số biện pháp điều trị ê răng ở người mang thai

Mẹ bầu nên đến gặp nha sĩ để thăm khám nhằm ngăn ngừa tác động xấu do tình trạng ê răng khi mang thai mang đến. Một số biện pháp điều trị được các chuyên gia khuyên nên áp dụng bao gồm:

Tây y

Mẹ bầu hãy đến gặp nha sĩ nhằm điều trị răng ê buốt. Mẹ không nên âm thầm chịu đựng khi gặp tình trạng này và cũng cần nhắc với nha sĩ rằng mẹ đang mang thai.

Mẹ cần thăm khám nha sĩ kịp thời ngay khi bị ê buốt răng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nhờ hình ảnh X quang, nha sĩ sẽ cho mẹ lời khuyên tốt nhất. Tùy thuộc vào tuổi thai mà bác sĩ sẽ chỉ định thuốc chữa ê răng phù hợp. Trong thời gian dùng thuốc, thai phụ cần tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ để điều trị an toàn, đảm bảo sức khỏe.

Trong trường hợp răng có vôi và mảng bám, nha sĩ sẽ yêu cầu mẹ làm sạch để hạn chế nguy cơ bị sâu răng. Ngoài ra, một số cách khắc phục răng ê buốt hiệu quả thường được cân nhắc là:

  • Trám răng: Bác sĩ dùng vật liệu nhân tạo trám bít vào răng sâu để hạn chế viêm nhiễm lây lan. Mẹ bầu sẽ tiết kiệm thời gian cũng như chi phí điều trị. Phương pháp được áp dụng với bệnh nhân ê buốt cấp độ nhẹ.

  • Bọc răng sứ: Nha sĩ sẽ mài 1 phần men răng, tọa mão cho răng rồi chụp lên trên răng. Kỹ thuật này giúp khắc phục răng ê buốt, mang tính thẩm mỹ cao, thời gian sử dụng dài.

Bác sĩ chuyên khoa tư vấn thêm cho bạn:

Đông y

Một số phương pháp đông y được áp dụng nhằm điều trị ê răng khi mang thai là:

  • Dùng tỏi sống để kháng viêm, làm dịu cơn đau. Mẹ bầu hãy nướng vàng tép tỏi rồi ăn khi còn ấm.

  • Gừng tươi: Công dụng của gừng là giảm đau bụng, giải cảm, chữa ho và chống răng ê buốt. Nếu mẹ bầu bị ê răng, mẹ hãy rửa sạch gừng tươi, đập dập, đắp lên chỗ răng đau sẽ nhận thấy hiệu quả nhanh chóng.

  • Cây đinh hương: Hoạt chất eugenol trong loại cây này có tác dụng giảm đau răng rất mạnh. Thảo dược đinh hương còn giúp sát trùng, diệt khuẩn. Mẹ bầu hãy dùng 1 – 2 nhánh đinh hương ép chặt vào răng. Nước ép đinh hương sẽ chảy vào chỗ răng đau nhức. Mẹ chỉ cần giữ đinh hương trong răng từ 1 đến 2 phút cho đến khi giảm cơn đau là được.

Gừng là giải pháp giúp giảm ê răng hiệu quả. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bị ê răng nên thăm khám bệnh viện nào?

Khi bị ê buốt răng lúc mang thai, mẹ bầu hãy đến các địa chỉ, bệnh viện uy tín để khám chữa bệnh. Một số nơi mà mẹ có thể tham khảo là:

  • Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương có địa chỉ tại số 40B, Tràng Thi, Hà Nội.

  • Bệnh viện đại học Y Hà Nội nằm ở số 1, đường Tôn Thất Tùng, Hà Nội.

  • Bệnh viện Bạch Mai tọa lạc tại số 78, thuộc đường Giải Phóng, Hà Nội.

  • Bệnh Viện Răng Hàm Mặt TPHCM tại 265 đường Trần Hưng Đạo, Phường Cô Giang, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Mẹo vặt chữa ê răng khi mang thai

Bên cạnh những phương pháp trên, mẹ có thể chọn các cách chữa ê buốt răng tại nhà như:

  • Dùng lá lốt với hàm lượng tinh dầu lớn có tác dụng kháng khuẩn, giảm sưng, giảm đau. Mẹ hãy rửa sạch lá lốt, nhai sống đến khi nát. Sau đó, mẹ đắp phần bã lá lốt lên vị trí răng bị đau đến khi cơn đau dịu dần.

  • Nước trà xanh với nhiều hoạt chất Florua, catechin và axit tannic giúp sát khuẩn, giảm đau, ngừa viêm nướu, bảo vệ men răng, giúp răng chắc khỏe. Mẹ hãy sử dụng nước trà xanh để súc miệng hoặc để uống nhằm giảm đau buốt chân răng.

Mẹ nên dùng nước trà xanh để súc miệng giảm ê răng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nha chu tán – Đánh bay đau răng an toàn tuyệt đối, không tác dụng phụ

Theo thống kê, Việt Nam có hơn 90% người có bệnh về răng miệng như sâu răng, đau nhức răng, viêm lợi, viêm nha chu… và có xu hướng điều trị bằng các bài thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên. 

Với sứ mệnh mang đến giải pháp chăm sóc chăm sóc sức khỏe răng miệng, Vidental là tiên phong trong ỨNG DỤNG công nghệ tân tiến và Y học cổ truyền trong điều trị và phòng ngừa các bệnh lý nha khoa. Do đó, không chỉ đơn thuần giúp khách hàng loại bỏ tình trạng đau răng, chúng tôi mong muốn được lan tỏa “kiến thức” chăm sóc răng miệng đúng cách cho mọi gia đình Việt. 

Phương pháp điều trị  này được đội ngũ chuyên gia tiến hành nghiên cứu chuyên sâu và tích hợp cả Đông – Tây y kết hợp trong cùng một liệu trình. Nhờ đó, quá trình điều trị  tình trạng đau răng tại Vidental đảm bảo đạt được các yếu tố:

  • Hiệu quả cao
  • Không đau, không sưng, người bệnh có thể ăn nhai ngay sau khi điều trị
  • Hạn chế tối đa khả năng tái phát
  • Bảo toàn men răng
  • Hạn chế tình trạng đau răng lây lan sang những răng lân cận

Với những người tình trạng đau răng mới chớm, ở mức độ nhẹ, chỉ cần điều trị bằng bài thuốc thảo mộc NHA CHU TÁN – Được lấy cảm hứng từ bài thuốc nhuộm răng đen của người dân tộc Lự Lai Châu. Sau đó, đội ngũ chuyên gia Trung tâm Thuốc dân tộc tiến hành nghiên cứu, bào chế , thử nghiệm lâm sàng.

Sau nhiều ngày tháng vất vả, bài thuốc trị ê bốt răng được bào chế thành công và chuyển giao ứng dụng sang Nha Khoa ViDental – Hệ Sinh Thái Nha Khoa Phức Hợp Chuẩn Quốc Tế

Khác với những bài thuốc Đông y trên thị trường, Nha Chu Tán là sự kết hợp hoàn hảo của 2 chế phẩm nhỏ: Nước súc miệng và cao bôi/ thuốc bột. Với những trường hợp mắc bệnh răng miệng mức độ nhẹ, bác sĩ chỉ cần thiết lập liệu trình sử dụng thuốc cho từng người.

Sự kết hợp hoàn hảo đem đến hiệu quả điều trị cao hơn nhờ cơ chế tác động trong ngoài. Thuốc thẩm thấu vào sâu trong kẽ răng, đi thẳng vào vùng niêm mạc lợi để ngăn chặn các triệu chứng và đi sâu loại bỏ căn nguyên, phục hồi thể trạng.

Khi cơ chế ĐÌNH CHỈ – TẤN CÔNG được kích hoạt, người bệnh sẽ cảm thấy rõ mức độ tiến triển của thuốc cụ thể với những người mắc bệnh sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu như sau:

  • Sau 1 – 2 ngày sử dụng: Các cơn đau nhức, tình trạng lợi bị sưng, đỏ, viêm nhiễm có dấu hiệu cải thiện rõ rệt.
  • Sau 3- 5 ngày dùng: Nồng độ vi khuẩn trong khoang miệng được loại bỏ đến 50 – 60%. Vi khuẩn lúc này bị tấn công và đình chỉ không còn cơ hội tổng hợp thức ăn thừa tạo acid phá hủy men răng và bám lại trên thành nướu. Phần nội mạc bên trong miệng giảm sưng rõ rệt.
  • Sau 5 – 7 ngày dùng: Tình trạng sưng tấy, đau nhức giảm đến 80%. Vi khuẩn gây bệnh, nấm trong khoang miệng bị tiêu diệt đến 80 – 90%. Hơi thở người bệnh thơm mát, sảng khoái hơn.
  • Sau 7 ngày sử dụng: Vi khuẩn bị tiêu diệt tận gốc răng không còn đau nhức khó chịu, tình trạng sâu răng cải thiện trên 70%.. 

Thực hiện theo đúng chỉ định của chuyên gia, kết hợp vệ sinh răng miệng đúng cách chỉ sau 7 ngày bạn sẽ sở hữu một hàm răng chắc khỏe, thơm mát, đầy sức sống.

Đây cũng là giai đoạn giúp làm sạch chuyên sâu các loại vi khuẩn, mảng bám còn lại trên răng, làm sạch răng, nuôi dưỡng răng chắc khỏe, ngăn ngừa tình trạng đau răng quay trở lại. Giúp người bệnh có một hàm răng chắc khỏe. 

Có rất nhiều khách hàng khác đánh giá rất cao về phương pháp trị đau răng, răng ê buốt chuyên sâu tại Vidental. Nếu bạn cũng đang gặp rắc rối với tình trạng này, đừng quên liên hệ ngay để được tư vấn kịp thời:

Thông tin liên hệ:

 Vidental – Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha khoa Việt Nam

 

Những lưu ý đối với người mang thai khi bị ê buốt răng

Một trong các nguyên nhân chính khiến mẹ bị ê răng khi mang thai chính là khẩu phần ăn uống không khoa học và cách vệ sinh răng miệng. Mẹ cần lưu ý những điều sau:

Chế độ ăn uống

  • Mẹ nên ăn các thực phẩm lỏng, dễ nuốt như cháo, đồ hầm, súp…

  • Ăn nhiều rau xanh như dưa gang, cà rốt để làm sạch mảng bám, thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm kiềm răng, tốt cho sức khỏe.

  • Ăn nhiều chất đạm và canxi như thịt, cá, trứng…

  • Uống nhiều nước lọc cùng nước ép trái cây giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe em bé.

  • Kiêng ăn đồ ngọt như bánh mứt, kẹo để không bị sâu răng.

  • Không ăn xôi, đồ nếp để tránh vết thương bị sưng tấy, khiến răng thêm đau nhức.

  • Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn, rượu bia, thuốc lá…

Chế độ vệ sinh răng miệng

Khi mang thai, mẹ hãy đi khám nha sĩ mỗi 3 tháng một lần. Bác sĩ chuyên khoa sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ mảng bám, giúp mô lợi khỏe mạnh, tránh ê buốt hoặc đau do viêm.

Mẹ bầu hãy đi khám nha sĩ mỗi 3 tháng một lần. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài ra, mẹ cũng cần chủ động chăm sóc răng miệng tại nhà. Mẹ hãy tạo thói quen sử dụng chỉ nha khoa và súc miệng với nước muối ấm. Trước khi đi ngủ, mẹ nên đánh răng nhẹ nhàng với bàn chải lông mềm và kem đánh răng chống ê buốt. Mẹ tuyệt đối không nên sử dụng kem đánh răng với độ mài mòn cao như kem có công dụng tẩy trắng hoặc than hoạt tính. Chúng sẽ làm hỏng men răng.

Tư vấn thêm cho bạn

Cập nhật lúc: 4:55 Chiều , 12/03/2023

Tin liên quan

Ê buốt răng sau khi trám – Nguyên nhân và cách khắc phục là gì?

Sau khi trám răng, nhiều người thường bị ê buốt, khó chịu. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy thuộc vào mức độ ê buốt cũng như...

Ê răng sau khi cạo vôi – Nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào?

Ê răng sau khi cạo vôi là tình trạng phổ biến mà rất nhiều người gặp phải sau khi sử dụng dịch vụ này. Tuy nhiên, không phải ai cũng...

Bị ê răng sau khi lấy cao răng – Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Sau khi lấy cao răng chắc chắn không thể tránh khỏi hiện tượng ê buốt bởi lúc này men răng và nướu đang rất yếu. Tuy nhiên, bị ê răng...

Ê buốt răng sau khi sinh – Nguyên nhân và cách điều trị nhanh chóng

Ê buốt răng sau sinh chủ yếu do tình trạng cơ thể nhạy cảm, thiếu canxi hoặc do các vấn đề răng miệng gây nên. Nhiều cách chữa ê buốt răng...

Đau nhức răng về đêm dấu hiệu cảnh báo bệnh gì và cách chữa chi tiết

Dạo gần đây bạn xuất hiện dấu hiệu đau nhức răng về đêm, điều này gây ra những khó chịu ảnh hưởng trực tiếp tới công việc, sinh hoạt. Vậy...

Đau răng dẫn đến đau đầu – Vạch mặt 5 nguyên nhân và cách chữa

Đau răng kèm theo đau đầu là dấu hiệu cho thấy bệnh lý về răng miệng của bạn đang khá nghiêm trọng. Vậy thực tế đau răng dẫn đến đau...

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *