Mang thai là khoảng thời gian tuyệt đẹp, mẹ bầu sẽ làm mọi thứ để đảm bảo cho thai nhi khỏe mạnh. Ví dụ như tập thể dục, bỏ một số thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu bia. Ngoài ra, vấn đề chăm sóc sức khỏe răng miệng của các mẹ bầu cũng cần được chú ý. Trong đó, vấn đề không mong muốn nhất trong thai kỳ chính là bà bầu bị đau răng. Vậy phải làm gì khi bị đau răng trong thai kỳ? Đừng lo lắng, bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn.
Nguyên nhân bà bầu bị đau răng
Đau răng do thay đổi nội tiết tố
Thay đổi nội tiết tố là nguyên nhân hàng đầu khiến các bà bầu bị đau răng. Trong thời kỳ mang thai, estrogen và progresteron tăng lên gây ra các triệu chứng nôn, buồn nôn. Điều này cũng khiến các mảng bám răng dễ tích tụ gây hiện tượng đau răng. Sự tích tụ các mảng bám có thể là nguyên nhân gây chảy máu chân răng và viêm. Tình trạng viêm này được gọi là viêm nướu thai kỳ, phổ biến ở 75% phụ nữ mang thai.
Mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm có thể dẫn đến bệnh nha chu. Bệnh nha chu là một nhiễm trùng nướu khá nghiêm trọng, là biến chứng nặng của tình trạng đau răng. Bệnh có thể gây phá hủy mô nâng đỡ răng khiến lợi dần dần không bám chắc chắn vào bề mặt chân răng. Hậu quả là gây đau răng, nghiêm trọng hơn là mất răng sau này.
Đau răng do lơ là việc chăm sóc răng miệng
Hầu hết các thai phụ đều ốm nghén, đau lưng, mệt mỏi… Những vấn đề toàn thân này khiến các mẹ bầu quên đi việc chải răng mỗi ngày. Điều này dẫn đến tích tụ các mảng bám – nguyên nhân hàng đầu gây đau răng
Đau răng do răng khôn mọc lệch
Thông thường, răng khôn mọc ở độ tuổi từ 17-25 tuổi. Răng khôn mọc lệch trong thời gian mang thai có thể khiến các mẹ bầu cực kỳ khó chịu. Sự mọc “khôn” này gây đau, có thể làm mất ngủ, vướng víu trong ăn nhai. Nếu kéo dài cơ thể người mẹ mệt mỏi, thiếu chất, làm thai nhi suy dinh dưỡng, chậm phát triển cả về cơ thể lẫn trí não.
Đau răng do sâu răng
Sâu cũng có thể là nguyên nhân làm đau răng ở bà bầu. Nguyên nhân của sâu răng là trong thai kỳ, mẹ bầu rất thèm ăn một số thức ăn đặc biệt. Thông thường là những thức ăn không lành mạnh như thực phẩm ngọt, có đường. Đây chính là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn trong răng phát triển dẫn đến sâu. Và nếu có thêm các răng sâu trước đó sẽ làm bà bầu bị đau răng nặng nề hơn. Do đó nên chú ý đi phục hồi các răng bị tổn thương trước khi mang thai.
Do bệnh trào ngược dạ dày phối hợp
Bà bầu bị đau răng rất có thể là do có mắc bệnh trào ngược dạ dày phối hợp dù nguyên nhân này khá hiếm. Lý do là bệnh sẽ khiến bạn nôn nhiều axit dạ dày lên khoang miệng, làm yếu men răng. Để cải thiện, hãy ngậm nước lọc trong miệng 2-3 phút sau khi nôn. Mục đích của việc làm này để hòa loãng axit có hại trong khoang miệng.
Bác sĩ chuyên khoa tư vấn thêm cho bạn:
- 4 Cách chữa đau răng hàm hiệu quả ngay tại nhà
- Bật mí 10 cách chữa ê buốt răng tại nhà đơn giản nhất
- Thuốc trị ê buốt răng gồm những loại nào? Có hiệu quả không?
- Đau Răng Khi Uống Nước Lạnh: Nguyên Nhân và Cách Cải Thiện
Điều trị đau răng ở bà bầu
Đau răng và chữa trị răng luôn là vấn đề nan giải với hầu hết mọi người. Đặc biệt là phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vậy bà bầu bị đau răng phải làm sao?
Đến gặp nha sĩ
Điều đầu tiên và quan trọng nhất là bà bầu bị đau răng hãy đến gặp nha sĩ ngay!
Các mẹ bầu đừng quá lo lắng về việc đi gặp nha sĩ sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi. Hiện nay, việc chụp X-quang và một số thủ thuật nha khoa khi mang thai đã được kiểm chứng là an toàn. Cũng có một số thủ thuật cần phải đến 3 tháng giữa trở lên mới thực hiện được đặc biệt là thuốc tê.
Thuốc tê có thể làm ảnh hưởng thai nhi trong 3 tháng đầu. Do đó trong giai đoạn này, bà bầu bị đau răng nếu cần trám răng, chữa tủy thì nha sĩ sẽ hoãn đến tam cá nguyệt thứ hai.
Nha chu tán – Đánh bay đau răng an toàn tuyệt đối, không tác dụng phụ
Theo thống kê, Việt Nam có hơn 90% người có bệnh về răng miệng như sâu răng, đau nhức răng, viêm lợi, viêm nha chu… và có xu hướng điều trị bằng các bài thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên.
Với sứ mệnh mang đến giải pháp chăm sóc chăm sóc sức khỏe răng miệng, Vidental là tiên phong trong ỨNG DỤNG công nghệ tân tiến và Y học cổ truyền trong điều trị và phòng ngừa các bệnh lý nha khoa. Do đó, không chỉ đơn thuần giúp khách hàng loại bỏ tình trạng đau răng, chúng tôi mong muốn được lan tỏa “kiến thức” chăm sóc răng miệng đúng cách cho mọi gia đình Việt.
Phương pháp điều trị này được đội ngũ chuyên gia tiến hành nghiên cứu chuyên sâu và tích hợp cả Đông – Tây y kết hợp trong cùng một liệu trình. Nhờ đó, quá trình điều trị tình trạng đau răng tại Vidental đảm bảo đạt được các yếu tố:
- Hiệu quả cao
- Không đau, không sưng, người bệnh có thể ăn nhai ngay sau khi điều trị
- Hạn chế tối đa khả năng tái phát
- Bảo toàn men răng
- Hạn chế tình trạng đau răng lây lan sang những răng lân cận
Với những người tình trạng đau răng mới chớm, ở mức độ nhẹ, chỉ cần điều trị bằng bài thuốc thảo mộc NHA CHU TÁN – Được lấy cảm hứng từ bài thuốc nhuộm răng đen của người dân tộc Lự Lai Châu. Sau đó, đội ngũ chuyên gia Trung tâm Thuốc dân tộc tiến hành nghiên cứu, bào chế , thử nghiệm lâm sàng.
Sau nhiều ngày tháng vất vả, bài thuốc được bào chế thành công và chuyển giao ứng dụng sang Nha Khoa ViDental – Hệ Sinh Thái Nha Khoa Phức Hợp Chuẩn Quốc Tế.
Khác với những bài thuốc Đông y trên thị trường, Nha Chu Tán là sự kết hợp hoàn hảo của 2 chế phẩm nhỏ: Nước súc miệng và cao bôi/ thuốc bột. Với những trường hợp mắc bệnh răng miệng mức độ nhẹ, bác sĩ chỉ cần thiết lập liệu trình sử dụng thuốc cho từng người.
Sự kết hợp hoàn hảo đem đến hiệu quả điều trị cao hơn nhờ cơ chế tác động trong ngoài. Thuốc thẩm thấu vào sâu trong kẽ răng, đi thẳng vào vùng niêm mạc lợi để ngăn chặn các triệu chứng và đi sâu loại bỏ căn nguyên, phục hồi thể trạng.
Khi cơ chế ĐÌNH CHỈ – TẤN CÔNG được kích hoạt, người bệnh sẽ cảm thấy rõ mức độ tiến triển của thuốc cụ thể với những người mắc bệnh sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu như sau:
- Sau 1 – 2 ngày sử dụng: Các cơn đau nhức, tình trạng lợi bị sưng, đỏ, viêm nhiễm có dấu hiệu cải thiện rõ rệt.
- Sau 3- 5 ngày dùng: Nồng độ vi khuẩn trong khoang miệng được loại bỏ đến 50 – 60%. Vi khuẩn lúc này bị tấn công và đình chỉ không còn cơ hội tổng hợp thức ăn thừa tạo acid phá hủy men răng và bám lại trên thành nướu. Phần nội mạc bên trong miệng giảm sưng rõ rệt.
- Sau 5 – 7 ngày dùng: Tình trạng sưng tấy, đau nhức giảm đến 80%. Vi khuẩn gây bệnh, nấm trong khoang miệng bị tiêu diệt đến 80 – 90%. Hơi thở người bệnh thơm mát, sảng khoái hơn.
- Sau 7 ngày sử dụng: Vi khuẩn bị tiêu diệt tận gốc răng không còn đau nhức khó chịu, tình trạng sâu răng cải thiện trên 70%..
Thực hiện theo đúng chỉ định của chuyên gia, kết hợp vệ sinh răng miệng đúng cách chỉ sau 7 ngày bạn sẽ sở hữu một hàm răng chắc khỏe, thơm mát, đầy sức sống.
Đây cũng là giai đoạn giúp làm sạch chuyên sâu các loại vi khuẩn, mảng bám còn lại trên răng, làm sạch răng, nuôi dưỡng răng chắc khỏe, ngăn ngừa tình trạng đau răng quay trở lại. Giúp người bệnh có một hàm răng chắc khỏe.
Có rất nhiều khách hàng khác đánh giá rất cao về phương pháp trị đau răng, răng ê buốt chuyên sâu tại Vidental. Nếu bạn cũng đang gặp rắc rối với tình trạng này, đừng quên liên hệ ngay để được tư vấn kịp thời:
Thông tin liên hệ:
Vidental – Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha khoa Việt Nam
- Website: https://vidental.vn/
- Facebook: Fanpage Nha Khoa ViDental
- Zalo: Viện Nha Khoa Vidental
- Hotline: 0963 526 780
>>> XEM THÊM: 5 CÁCH CHỮA ĐAU RĂNG HIỆU QUẢ NHẤT
Giữ vệ sinh răng miệng
Rất nhiều người giữ thói quen tốt là đi nha sĩ mỗi 6 tháng. Khi mang thai, bạn hoàn toàn có thể tiếp tục thói quen này. Vì thực ra, việc làm sạch răng định kỳ không hề gây hại cho em bé. Thậm chí còn có thể giúp bạn làm sạch các mảng bảm, giảm ê buốt răng. Nếu bị đau răng trong thai kỳ, bạn hãy thử cân nhắc đi làm sạch răng định kỳ. Việc làm sạch các mảng bám còn có thể điều trị viêm lợi khi mang thai. Thậm chí nha sĩ có thể khuyên bạn nên làm sạch răng định kỳ 3 tháng một lần thay vì 6 tháng một lần.
Điều trị kịp thời ngay khi có thể
Tùy tình trạng của bà bầu mà nha sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị thích hợp.
Nếu mẹ bầu có khối u do các mảng bám lâu ngày gây ra, khiến bà bầu bị đau răng, cản trở việc ăn uống. Lúc này nha sĩ có thể xem xét loại bỏ chúng. Thông thường khối u này không phải là loại khối u trên nướu (loại u nguy hiểm) và thường được can thiệp vào tam cá nguyệt thứ hai hoặc ba.
Nếu thai phụ phát triển bệnh nha chu và răng bị lung lay, thì việc nhổ răng trong tam cá nguyệt thứ hai có thể được xem xét để giảm đau răng và ê buốt. Sau đó có thể cấy ghép răng hoặc chỉnh cầu răng. Hai thủ thuật này đều an toàn sau tam cá nguyệt hai.
Tư vấn thêm cho bạn