Hiện tượng nhiệt miệng ở trẻ tuy không phải là một căn bệnh nặng, nhưng không vì thế mà những đứa trẻ bị nhiệt miệng này cảm thấy bình thường. Chúng rất khó chịu và không muốn ăn uống gì. Kể cả đối với người lớn cũng vậy, một khi đã bị nhiệt miệng luôn cảm thấy đau rát và nóng trong miệng huống gì là một đứa trẻ. Chính vì thế mà tất cả các bậc cha mẹ cần phải biết để đề phòng và chữa trị cho con khi bị nhiệt miệng.
Nguyên nhân khiến trẻ bị nhiệt miệng và sốt
Bị nhiệt miệng và dẫn đến sốt cao là một trong những trường hợp hay gặp ở trẻ em. Những em bé bị nhiệt miệng thường trong miệng xuất hiện các vết loét hình tròn hay hình bầu dục ở niêm mạc má, nướu và lưỡi gây ra cho bé luôn có cảm giác đau và khó chịu. Những nguyên nhân khiến cho trẻ em bị nhiệt miệng như:
- Do có các chấn thương trong vùng miệng của trẻ gây ra như: có thể khi ăn những thức ăn quá cứng khiến bé cắn nhầm trong vùng niêm mạc ở trong má hay lưỡi, hoặc vệ sinh răng miệng chưa đúng cách, hay khi bé chải răng và nướu quá mạnh.
- Việc cha mẹ cho con sử dụng một số loại thuốc dẫn đến khô miệng cũng gây ra những vết loét trong miệng của con.
- Cũng có thể là do một loại siêu vi trùng hoặc nấm gây nên trong các trường hợp chế độ dinh dưỡng không hợp lý khiến trẻ bị thiếu hụt vitamin C, PP, B6, B2, kẽm và các yếu tố vi lượng khác.
- Ngoài ra một nguyên nhân khá phổ biến khiến trẻ bị nhiệt miệng sốt cao nữa đó chính là do ăn uống phải thức ăn quá nóng, bị bỏng niêm mạc gây lở loét.
- Đối với trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng có thể là do virus herpes tấn công, do rối loạn nội tiết, do suy giảm chức năng miễn dịch, cũng có thể là do bé bị thiếu chất…
Bác sĩ chuyên khoa tư vấn thêm cho bạn:
- Cách Trị Nhiệt Miệng Bằng Muối Cực Đơn Giản, Tiết Kiệm
- Chữa nhiệt miệng bằng Baking Soda có được không?
- Cách Chữa Nhiệt Miệng Bằng Khế Chua Đơn Giản
- Rau Ngót Chữa Nhiệt Miệng Đơn Giản Mà Hiệu Quả Nhanh
Các triệu chứng khi trẻ bị nhiệt miệng
Những em bé bị nhiệt miệng bên trong niêm mạc thường xuất hiện một vài đốm màu trắng, khoảng thời gian đầu chỉ từ 1 đến 2mm, sau đó to dần lên từ 8 đến 10mm. Cuối cùng những đốm này bể ra và gây viêm loét miệng, một số dấu hiệu và triệu chứng khi trẻ bị nhiệt miệng như:
- Trẻ bị nhiệt miệng sưng lợi
- Trẻ bị nhiệt miệng sốt cao và sốt đột ngột
- Trẻ bị nhiệt miệng chảy máu chân răng
- Trẻ bị nhiệt miệng ở lưỡi, lở loét hoặc có những mụn nhỏ trên đầu lưỡi
- Trẻ sẽ cảm thấy khó chịu và lười ăn
- Trẻ bị đau trong miệng và chảy nhiều nước dãi.
Chấm dứt nỗi đau nhiệt miệng, lở loét nhớ thảo dược Nha Chu Tán
Nhiệt miệng, lở loét trong miệng là tình trạng viêm nhiễm nhỏ nhưng gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Đặc biệt, đau tăng khi ăn các đồ nhiều gia vị, do đó bất kỳ ai nào cũng mong muốn tìm được giải pháp dứt điểm tình trạng này.
Bài thuốc Nha Chu Tán được đánh giá là hiệu quả vượt trội trong các trường hợp nhiệt miệng, lở loét trong miệng tái đi tái lại nhiều lần. Với thành phần chủ yếu là thảo dược thiên nhiên nên hầu hết các chế phẩm của Nha Chu Tán được phân phối và ứng dụng tại Viện nha khoa Vidental đều có mùi thơm dễ sử dụng. Đặc biệt với nước súc miệng, người dùng sẽ cảm thấy thoáng mát, sạch thơm khoang miệng chỉ sau một vài lần vệ sinh.
Bài thuốc có thành phần 100% thảo dược tự nhiên, đạt chuẩn GACP – WHO, có dược tính cao đi sâu vào xử lý các triệu chứng gây bệnh, loại bỏ tận gốc các căn nguyên gây đau răng như sâu răng, viêm nha chu, viêm lợi… Đặc biệt bài thuốc vô cùng lành tính, an toàn, dùng được cho trẻ trẻ trên 5 tuổi.
So với những loại thuốc tây y và đông y trên thị trường, Nha Chu Tán đã chứng minh được công dụng cao gấp nhiều lần thông thường. Tuân thủ đúng theo các chỉ dẫn từ chuyên gia, bác sĩ, người bệnh có thể loại bỏ dứt điểm nhiệt miệng, loét miệng chỉ sau MỘT LIỆU TRÌNH.
Sau khi thuốc thẩm thấu, sẽ kích hoạt cơ chế ĐÌNH CHỈ (giảm đau kháng viêm) – TẤN CÔNG (tiêu diệt vi khuẩn, nấm khoang miệng), đồng thời tập trung vào việc tái tạo mô nướu, tăng sức đề kháng để phòng bệnh tái phát từ bên trong giúp chấm dứt triệu chứng lại loại bỏ hoàn căn nguyên.
Thông thường, người bệnh gọi điện đến Vidental thăm khám và điều trị bệnh nhiệt miệng sẽ được bác sĩ chỉ định phác đồ Nha Chu Tán bao gồm:
- Nước súc miệng
- Cao bôi
Khi sử dụng theo đúng phác đồ bác sĩ chỉ định, sản phẩm mang lại cơ chế đặc trị từ trong ra ngoài vừa xử lý các triệu chứng hôi miệng, đau nhức, ê buốt răng vừa làm hồng hào, chắc khỏe mô lợi và TẤN CÔNG TẬN GỐC vi khuẩn, nấm gây bệnh chỉ sau 7 ngày. Từ đó vết viêm loét miệng nhanh chóng hồi phục và không phát triển rộng giúp người sử dụng tiết kiệm thời gian điều trị.
Bài thuốc được bào chế dưới dạng thuốc bột, gel bôi, nước súc miệng nên vô cùng tiện lợi cho người sử dụng. Ngoài ra, bài thuốc còn có tác dụng chống viêm lợi, trị hôi miệng, viêm nha chu, nấm lưỡi, sâu răng, giúp tăng khả năng bảo vệ răng miệng.
Dưới đây là một số phản hồi của khách hàng:
Chị Nguyễn Thu Thảo (29 tuổi – Đà Nẵng), tạm biệt nhiệt miệng, chảy máu chân răng từ khi biết đến Vidental và bài thuốc Nha Chu Tán.
“Thấy ai mách dùng cái gì để giảm nhiệt miệng, chảy máu chân răng tôi đều làm theo nhưng không cải thiện được nhiều. Thế mà từ khi dùng Nha Chu Tán, các triệu chứng cũng giảm hẳn. Nước súc miệng có mùi thơm nhè nhẹ của dược liệu, một ngày dùng 2 lần mà thấy miệng sạch thơm thích lắm. Bạn bè tôi nhiều đứa hay nhậu nhẹt cũng bị nhiệt miệng suốt, tôi mách cho dùng, đứa nào cũng khen. Công nhận bài thuốc này hay quá!”
Hiện nay, Nha Chu Tán là giải pháp chữa nhiệt miệng an toàn được mọi người khuyên dùng. Bài thuốc đã chuyển giao thành công sang Nha Khoa ViDental được phân phối tại đây và các phòng nha liên kết. Hãy gọi ngay để được tư vấn liệu trình phù hợp.
CHẤM DỨT NHIỆT MIỆNG, LỞ LOÉT MIỆNG NGAY HÔM NAY
Thông tin liên hệ:
Trung Tâm Khám & Điều Trị Bệnh Răng Miệng – ViDental Care
- Website: https://videntalcare.com/
- Facebook: Trung Tâm Khám & Điều Trị Bệnh Răng Miệng – ViDental Care
- Zalo: ViDental Care
- Hotline: 0888298102
Trẻ bị nhiệt miệng uống gì và nên ăn gì
Khi trẻ em bị nhiệt miệng nên ăn gì đó là một trong những nỗi băn khoăn của người lớn khi trong nhà có trẻ bị nhiệt ở miệng.
Cho trẻ uống nhiều nước
Điều đầu tiên phụ huynh cần làm là bổ sung đầy đủ lượng nước hàng ngày cho trẻ, điều này không chỉ giúp cho trẻ thanh lọc cơ thể mà còn mang lại hiệu quả nhanh trong việc điều trị nhiệt miệng.
Cho trẻ ăn quả cà chua
Cần cho trẻ bị nhiệt miệng ăn hoặc uống nước ép cà chua mỗi ngày vì trong quả cà chua có khả năng kháng viêm và giảm đau rất tốt.
Bổ sung các loại rau cho bé
Các loại rau như rau diếp cá, rau mồng tơi, rau ngót và rau má cũng là một vị cứu tinh cho bé trong việc điều trị nhiệt miệng. Trong những rau này có khả năng giải độc và thanh nhiệt rất hiệu quả, mẹ có thể xay ra cho con uống hoặc có thể chế biến thành thức ăn cho con dùng.
Cho con ăn những thức ăn dạng lỏng
Vì khi trẻ bị lở miệng sẽ khiến trẻ không muốn ăn uống gì hết. Những thức ăn dạng lỏng sẽ giúp bé dễ ăn hơn. Còn đối với việc ăn thức ăn đặc, rắn có thể làm con đau. Mẹ cũng nên tránh những thức ăn cay, mặn hoặc có tính axit vì có thể làm vết loét trở nên nghiêm trọng hơn.
Khi chăm sóc cho trẻ bị nhiệt ở miệng, các mẹ cũng cần phải chú ý và cho con ăn uống đúng cách để đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho con để có sức đề kháng tốt hơn.
Trẻ em bị nhiệt miệng uống thuốc gì
- Nếu thấy trẻ có dấu hiệu nhiệt miệng liên tục thì cha, mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ để được điều trị bằng thuốc kháng sinh, hoặc các loại vitamin như: vitamin PP, vitamin B2, vitamin C…
- Đối với thuốc kháng sinh như: biseptol (cotrimoxazol) có hoạt chất sunfamethoxazon và trimethoprim có tác dụng tốt cho điều trị bệnh nhiệt miệng.
- Ngoài ra nếu thấy trong miệng trẻ có vết loét to và mãi không hết thì phải cho trẻ uống kết hợp với thuốc kháng sinh đặc hiệu vùng răng miệng là spiramycin và metronidazol.
- Bên cạnh đó còn có thể sử dụng thuốc ở dạng bôi trực tiếp cho bé, các loại thuốc bôi cho trẻ như: Sunfamethoxazon, trimethoprim, serathiopeptit và hoạt chất tạo màng ngăn. Lưu ý trước khi dùng, phụ huynh cần trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể và đúng liều lượng.
- Việc cha mẹ áp dụng các phương pháp điều trị nhiệt miệng bằng dân gian cho con như: dùng nước muối ấm, trà xanh, củ cải trắng hay mật ong cũng rất hữu hiệu. Chỉ cần cho con súc miệng 4 lần trong ngày cho đến khi các vết lở lành hẳn.
>>> XEM THÊM: TOP 8 Thuốc Nhiệt Miệng Trẻ Em Tốt Nhất Thị Trường Hiện Nay
Tư vấn thêm cho bạn