Sau khi lấy cao răng chắc chắn không thể tránh khỏi hiện tượng ê buốt bởi lúc này men răng và nướu đang rất yếu. Tuy nhiên, bị ê răng sau khi lấy cao răng không phải là vấn đề quá nghiêm trọng và có thể khắc phục đơn giản và hiệu quả. Tham khảo ngay thông tin chia sẻ trong bài viết dưới đây để biết nguyên nhân và những giải pháp cho vấn đề răng bị ê sau khi lấy cao răng bạn nhé!
Nguyên nhân khiến răng bị ê buốt sau khi lấy cao
Loại bỏ cao răng (vôi răng) là một việc làm được các chuyên gia về sức khỏe khuyến khích. Lấy cao răng không chỉ đảm bảo thẩm mỹ cho răng mà còn phòng ngừa được rất nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Tuy nhiên, nhược điểm của biện pháp này là sẽ bị ê răng sau khi thực hiện.
![Ê răng sau khi lấy cao răng là điều khó tránh khỏi](https://nhakhoaaz.com/wp-content/uploads/2021/05/bi-e-rang-sau-khi-lay-cao-rang-1.jpg)
Các chuyên gia nha khoa nhận định, hiện tượng ê răng sau khi lấy cao răng không có gì đáng lo ngại và sẽ thuyên giảm sau thời gian ngắn sau đó. Tuy nhiên, tình trạng này diễn ra quá lâu thì rất có thể do một trong số cách nguyên nhân dưới đây:
Kỹ thuật lấy cao răng chưa chuẩn
Nha sĩ tiến hành lấy cao răng bằng dụng cụ cầm tay chuyên dụng trong toàn bộ quá trình thực hiện. Do đó, ê buốt răng chắc chắn có liên quan tới kỹ thuật và kinh nghiệm của người đã lấy cao răng cho bạn.
Nếu nha sĩ không có kỹ thuật chuyên nghiệp như thao tác mạnh, thực hiện ẩu,… thì sẽ làm dụng cụ lấy cao răng vô tình tác động sâu vào men răng. Khi men răng bị xâm lấn, lấy đi thì chắc chắn răng sẽ bị ê buốt.
Nền răng yếu khiến bị ê răng sau khi lấy cao răng
Đối với những bạn có nền răng yếu thì sau khi lấy cao răng không thể tránh khỏi cảm giác bị ê buốt bởi bản chất răng đã nhạy cảm hơn so với bình thường. Chỉ cần một tác động nhỏ từ bên ngoài như nhiệt nóng, nhiệt lạnh từ thực phẩm, không khí, thậm chí là gió,… cũng khiến răng các bạn trở nên ê buốt.
![Những người có nền răng yếu rất dễ bị ê răng](https://nhakhoaaz.com/wp-content/uploads/2021/05/bi-e-rang-sau-khi-lay-cao-rang-2.jpg)
Mắc bệnh lý răng miệng gây ê sau khi lấy vôi
Nếu không phải do kỹ thuật, nền răng tốt thì rất có thể bạn bị ê buốt do răng bạn mắc phải bệnh lý răng miệng:
Thiếu sản men răng
Men răng là lớp men trắng bóng, nằm ở vị trí ngoài cùng của răng. Tác dụng của men răng giúp chống chịu những tác động của acid, tính nhiệt nóng, lạnh có trong thức ăn. Men răng được tạo bởi canxi và fluor. Nếu thiếu hụt một trong hai thành phần này thì được gọi là thiếu sản men răng.
Dưới những tác động của kỹ thuật lấy cao răng, răng của bạn vốn thiếu sản men răng, càng dễ trở nên ê buốt, nhạy cảm.
Mắc bệnh lý răng miệng
Với những người mắc các bệnh lý về răng miệng như viêm lợi, tụt nướu, viêm nha chu,… thì dù không lấy cao răng, hiện tượng ê buốt vẫn có thể xuất hiện. Khi lấy cao răng, chắc chắn vấn đề này là không thể tránh khỏi.
Bác sĩ chuyên khoa tư vấn thêm cho bạn:
- Ê răng sau khi cạo vôi – Nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào?
- Ê buốt răng sau khi trám – Nguyên nhân và cách khắc phục là gì?
- Răng ê buốt sau khi bọc sứ và cách giảm đau nhanh chóng
- Ê buốt răng sau khi nhổ răng khôn phải làm gì?
Cao răng bám dính lâu ngày
Vôi răng chính là ổ vi khuẩn gây ra hàng loạt các bệnh lý răng miệng cho bạn. Nếu lâu ngày, vôi răng bám nhiều ở nướu có thể dẫn tới hiện tụt nướu. Do đó, nếu vôi răng bám dính lâu ngày, bị tụt nướu thì chắc chắn bị ê buốt răng.
![Cạo vôi răng đã bám dính lâu ngày rất dễ bị ê răng](https://nhakhoaaz.com/wp-content/uploads/2021/05/bi-e-rang-sau-khi-lay-cao-rang-3.jpg)
Cạo vôi răng quá mạnh, làm cho men răng, mô mềm đều bị tổn thương. Hệ thống các dây thần kinh cảm giác từ đó bị ảnh hưởng dẫn tới tình trạng ê nhức. Điều này dễ bắt gặp ở những địa chỉ nha khoa kém uy tín, không được trang bị bởi kỹ thuật và công nghệ lấy cao răng hiện đại, bác sĩ ít kinh nghiệm và trình độ chuyên môn không cao.
Bị ê buốt sau khi lấy cao răng có nguy hiểm không?
Căn cứ vào các nguyên nhân dẫn tới tình trạng ê buốt sau khi lấy cao răng mà bạn sẽ tự chẩn đoán được tình trạng của mình có đáng lo ngại hay không.
Khi nào ê buốt răng sau khi lấy cao răng không đáng lo?
Khi bạn thấy răng của mình có những vấn đề này thì yên tâm, đây không phải là những dấu hiệu đáng lo ngại:
- Phần cao răng quá nhiều, làm cho bạn mắc những bệnh lý răng miệng hoặc men răng yếu từ bẩm sinh.
- Ê buốt răng, đau nhức răng kéo dài sau vài tiếng và có chiều hướng giảm dần, không kèm theo những dấu hiệu bất thường về răng miệng nào.
Phần lớn những người có sức khỏe răng miệng tốt, ít mắc bệnh lý răng miệng thì tình trạng ê buốt sẽ thuyên giảm đáng kể từ 5-20 tiếng sau khi cạo vôi răng. Trong trường hợp cảm thấy quá khó chịu, bạn có thể dùng biện pháp chườm nóng, chườm lạnh bên ngoài để giảm tình trạng này.
Bị ê răng sau khi lấy cao nguy hiểm khi nào?
Dưới đây là một số dấu hiệu nguy hiểm ê buốt răng mà bạn cần phải lưu tâm. Nếu không khắc phục thì sẽ gây ra những vấn đề nguy hiểm:
![Những dấu hiệu ê sau cạo vôi răng mà bạn cần phải hết sức cẩn trọng](https://nhakhoaaz.com/wp-content/uploads/2021/05/bi-e-rang-sau-khi-lay-cao-rang-4.jpg)
- Nha sĩ lấy cao răng quá mạnh, gây đau nhức do xâm hại đến men răng, nướu.
- Chảy máu răng dưới nướu và không có dấu hiệu thuyên giảm.
- Ê buốt không dứt, có chiều hướng tăng lên.
- Ê buốt kèm theo những hiện tượng khác như hôi miệng, sưng nướu, nướu có mủ, chảy máu nướu,…
Có thể nói, đây là dấu hiệu sau khi lấy cao răng tương đối nguy hiểm. Nếu không có những phương án khắc phục kịp thời, rất có thể bạn sẽ bị nhiễm trùng nướu, dẫn tới các bệnh răng miệng như nha chu,…
Nha chu tán – Đánh bay đau răng an toàn tuyệt đối, không tác dụng phụ
Theo thống kê, Việt Nam có hơn 90% người có bệnh về răng miệng như sâu răng, đau nhức răng, viêm lợi, viêm nha chu… và có xu hướng điều trị bằng các bài thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên.
Với sứ mệnh mang đến giải pháp chăm sóc chăm sóc sức khỏe răng miệng, Vidental là tiên phong trong ỨNG DỤNG công nghệ tân tiến và Y học cổ truyền trong điều trị và phòng ngừa các bệnh lý nha khoa. Do đó, không chỉ đơn thuần giúp khách hàng loại bỏ tình trạng đau răng, chúng tôi mong muốn được lan tỏa “kiến thức” chăm sóc răng miệng đúng cách cho mọi gia đình Việt.
Phương pháp điều trị này được đội ngũ chuyên gia tiến hành nghiên cứu chuyên sâu và tích hợp cả Đông – Tây y kết hợp trong cùng một liệu trình. Nhờ đó, quá trình điều trị tình trạng đau răng tại Vidental đảm bảo đạt được các yếu tố:
- Hiệu quả cao
- Không đau, không sưng, người bệnh có thể ăn nhai ngay sau khi điều trị
- Hạn chế tối đa khả năng tái phát
- Bảo toàn men răng
- Hạn chế tình trạng đau răng lây lan sang những răng lân cận
Với những người tình trạng đau răng mới chớm, ở mức độ nhẹ, chỉ cần điều trị bằng bài thuốc thảo mộc NHA CHU TÁN – Được lấy cảm hứng từ bài thuốc nhuộm răng đen của người dân tộc Lự Lai Châu. Sau đó, đội ngũ chuyên gia Trung tâm Thuốc dân tộc tiến hành nghiên cứu, bào chế , thử nghiệm lâm sàng.
Sau nhiều ngày tháng vất vả, bài thuốc trị ê buốt răng được bào chế thành công và chuyển giao ứng dụng sang Nha Khoa ViDental – Hệ Sinh Thái Nha Khoa Phức Hợp Chuẩn Quốc Tế.
Khác với những bài thuốc Đông y trên thị trường, Nha Chu Tán là sự kết hợp hoàn hảo của 2 chế phẩm nhỏ: Nước súc miệng và cao bôi/ thuốc bột. Với những trường hợp mắc bệnh răng miệng mức độ nhẹ, bác sĩ chỉ cần thiết lập liệu trình sử dụng thuốc cho từng người.
Sự kết hợp hoàn hảo đem đến hiệu quả điều trị cao hơn nhờ cơ chế tác động trong ngoài. Thuốc thẩm thấu vào sâu trong kẽ răng, đi thẳng vào vùng niêm mạc lợi để ngăn chặn các triệu chứng và đi sâu loại bỏ căn nguyên, phục hồi thể trạng.
Khi cơ chế ĐÌNH CHỈ – TẤN CÔNG được kích hoạt, người bệnh sẽ cảm thấy rõ mức độ tiến triển của thuốc cụ thể với những người mắc bệnh sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu như sau:
- Sau 1 – 2 ngày sử dụng: Các cơn đau nhức, tình trạng lợi bị sưng, đỏ, viêm nhiễm có dấu hiệu cải thiện rõ rệt.
- Sau 3- 5 ngày dùng: Nồng độ vi khuẩn trong khoang miệng được loại bỏ đến 50 – 60%. Vi khuẩn lúc này bị tấn công và đình chỉ không còn cơ hội tổng hợp thức ăn thừa tạo acid phá hủy men răng và bám lại trên thành nướu. Phần nội mạc bên trong miệng giảm sưng rõ rệt.
- Sau 5 – 7 ngày dùng: Tình trạng sưng tấy, đau nhức giảm đến 80%. Vi khuẩn gây bệnh, nấm trong khoang miệng bị tiêu diệt đến 80 – 90%. Hơi thở người bệnh thơm mát, sảng khoái hơn.
- Sau 7 ngày sử dụng: Vi khuẩn bị tiêu diệt tận gốc răng không còn đau nhức khó chịu, tình trạng sâu răng cải thiện trên 70%..
Thực hiện theo đúng chỉ định của chuyên gia, kết hợp vệ sinh răng miệng đúng cách chỉ sau 7 ngày bạn sẽ sở hữu một hàm răng chắc khỏe, thơm mát, đầy sức sống.
Đây cũng là giai đoạn giúp làm sạch chuyên sâu các loại vi khuẩn, mảng bám còn lại trên răng, làm sạch răng, nuôi dưỡng răng chắc khỏe, ngăn ngừa tình trạng đau răng quay trở lại. Giúp người bệnh có một hàm răng chắc khỏe.
Có rất nhiều khách hàng khác đánh giá rất cao về phương pháp trị đau răng, răng ê buốt chuyên sâu tại Vidental. Nếu bạn cũng đang gặp rắc rối với tình trạng này, đừng quên liên hệ ngay để được tư vấn kịp thời:
Thông tin liên hệ:
Vidental – Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha khoa Việt Nam
- Website: https://vidental.vn/
- Facebook: Fanpage Nha Khoa ViDental
- Zalo: Viện Nha Khoa Vidental
- Hotline: 0963 526 780
Cách khắc phục bị ê răng sau khi lấy cao răng
Để giảm ê buốt sau khi lấy cao răng, bạn nên xác định loại bỏ các yếu tố nguy cơ. Tiếp theo, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hiện tượng mà có phương án khắc phục phù hợp nhất.
Loại bỏ các yếu tố nguy cơ giúp giảm ê sau khi cạo vôi răng
Nguyên tắc đầu tiên để chữa ê buốt răng sau khi lấy cao răng hiệu quả đó là loại bỏ các yếu tố nguy cơ như sau:
![Loại bỏ tất cả những tác nhân có thể khiến răng bạn bị ê buốt](https://nhakhoaaz.com/wp-content/uploads/2021/05/bi-e-rang-sau-khi-lay-cao-rang-5.jpg)
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm quá nóng, lạnh, chua, cay hoặc thậm chí là quá ngọt.
- Không sử dụng nước ngọt có gas vì sẽ làm tổn hại đến men răng.
- Vệ sinh răng ngay trong ngày lấy cao răng: dùng nước muối 0.9% để súc miệng, loại bỏ mảng bám và các vi khuẩn trên răng.
- Dùng bàn chải có lông mềm và thực hiện chải răng đúng cách: để bàn chải góc 45 độ, chải răng nhẹ nhàng từ ngoài vào trong, chải dọc, không chải ngang. Không dùng lực quá mạnh khi chải răng và chỉ nên thực hiện tối đa trong 2 phút.
- Chờ ít nhất 30 phút sau khi ăn nên chải răng. Chải răng quá sớm ngay khi vừa ăn xong sẽ làm tổn hại đến men răng.
- Nên sử dụng các loại thuốc đánh răng có chứa chất khoáng HAP có công hiệu giúp giảm ê buốt, giúp nướu khỏe mạnh và ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng khác.
Mẹo dân gian giúp giảm ê buốt răng sau khi lấy vôi răng
Khi ê buốt răng khiến bạn vô cùng khó chịu, hãy nghĩ đến việc sử dụng những loại nguyên liệu có sẵn trong bếp này để khắc phục:
![Những mẹo dân gian để chữa ê buốt răng hiệu quả](https://nhakhoaaz.com/wp-content/uploads/2021/05/bi-e-rang-sau-khi-lay-cao-rang-6.jpg)
Tỏi
Cách chữa ê buốt răng tại nhà bằng tỏi là mẹo dân gian rất phổ biến. Bởi trong tỏi có chứa hoạt chất allicin giúp giảm ê răng hiệu quả. Bạn nướng tỏi (giữ nguyên cả phần vỏ), chờ khi ấm thì bạn giã nát và đắp lên trên phần răng ê buốt. Giữ trong vòng 20 phút, bạn sẽ cảm thấy răng của mình được dịu hơn rất nhiều.
Gừng
Lấy một miếng gừng sạch và dùng chuôi dao hoặc cái chày để đập miếng gừng. Sau đó đắp lên trên phần răng ê để khoảng 20 phút sẽ giúp giảm ê răng.
Nếu sau khi bạn đã làm tất cả các phương án có thể giúp giảm ê buốt răng sau khi lấy cao răng không thấy có hiệu quả, hoặc có kèm theo hiện tượng như chảy máu, đau dây thần kinh thì nên đến nha khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. Chỉ đến khám tại các trung tâm nha khoa, bệnh viện chuyên khoa răng hàm mặt, đơn vị tư về nha khoa thì bạn mới xác định được các dấu hiệu trên một cách chính xác nhất.
Chế độ kiêng giảm bị ê răng sau khi lấy cao răng
Ăn gì, uống gì có thể ngừa ê răng sau khi lấy cạo vôi răng? Nếu bạn thực hiện chế độ ăn kiêng phù hợp sẽ giúp khắc phục tình trạng ê buốt răng hiệu quả.
Thực phẩm nên sử dụng
Có rất nhiều loại thực phẩm khác nhau không chỉ giúp răng bạn hết ê buốt mà còn khiến chúng trở nên săn chắc, khỏe mạnh hơn, có thể kể đến như:
![Những thực phẩm để giúp giảm ê răng hiệu quả](https://nhakhoaaz.com/wp-content/uploads/2021/05/bi-e-rang-sau-khi-lay-cao-rang-7.jpg)
- Thực phẩm giàu chất xơ: Sau khi lấy cao răng, bạn nên ăn các loại củ, quả chứa nhiều chất xơ giúp răng và khoang miệng khỏe mạnh. Ví dụ: súp lơ, rau cải, rau diếp, cà rốt, dưa chuột,…
- Sữa tươi, các chế phẩm từ sữa: Giúp ngăn ngừa các mảng bám trên răng miệng. Hơn nữa, sữa và các chế phẩm từ chúng còn chứa nhiều canxi, làm tăng quá trình tái tạo men răng nhanh chóng, giảm ê răng rất tốt.
- Các thực phẩm giàu vitamin: Các loại trái cây như táo, cam, chuối,… vừa giúp cung cấp năng lượng cho răng chắc khỏe, vừa ngăn ngừa hình thành cao răng.
Thực phẩm không nên sử dụng
Những thực phẩm được kể dưới đây không những sẽ khiến răng bạn trở nên ê buốt, chúng cũng không tốt cho răng miệng trong thời gian dài. Nếu bạn có thể từ bỏ các thực phẩm này thì sẽ răng miệng sẽ rất cảm ơn bạn đấy:
- Thực phẩm chứa nhiều đường: Kẹo, bánh, chocolate,… khiến thu hút vi khuẩn làm, khiến răng đau ê. Chúng cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nhiễm nướu.
- Đồ uống có gas, loại nước có màu hóa chất: Răng sau khi cạo vôi sẽ vô cùng nhạy cảm nên dùng các loại đồ uống này làm cho răng ê buốt và nhiễm màu.
- Thực phẩm quá nóng, quá lạnh, quá cay sẽ khiến cho răng càng nhạy cảm. Trong nhiều trường hợp còn gây sứt mẻ, tụt lợi, thậm chí là chết tủy nên bạn hãy tránh càng xa càng tốt.
Tư vấn thêm cho bạn