Ngứa da đầu là một vấn đề phổ biến có thể gây ra các triệu chứng bực bội, chẳng hạn như gãi và khó chịu thường xuyên. Đôi khi, da đầu ngứa kèm theo dấu hiệu nhìn thấy được, chẳng hạn như vảy hoặc bong da. Những lần khác, da đầu của bạn có thể ngứa mà không có bất kỳ thay đổi nào về da.
VTV2 GIỚI THIỆU: ĐÃ CÓ bài thuốc trị ngứa da đầu do viêm da CHUYÊN SÂU, không tác dụng phụ, HIỆU QUẢ nhanh chóng
Điều gì khiến da đầu ngứa ngáy khó chịu?
Khi bị ngứa da đầu rất nhiều người có tâm lý chủ quan, nghĩ rằng một thời gian sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, ngứa da đầu do rất nhiều nguyên nhân gây nên, có thể là do bệnh lý gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Búi tóc quá chặt
Để giúp vẻ ngoài của bạn thêm cuốn hút và tự tin, nhiều chị em thường tạo kiểu cho mái tóc của mình. Thói quen tết tóc, búi tóc hay cột tóc đuôi ngựa quá chặt có thể khiến bạn bị rụng tóc, gây tổn hại tới nang tóc của bạn. Tóc dễ bị gãy rụng, mái tóc dày mượt trở nên thưa mỏng nếu bạn thường xuyên cột tóc chặt trong thời gian dài.
Gàu
Gàu là nguyên nhân hàng đầu khiến bạn đối mặt với tình trạng ngứa da đầu. Đây là tình trạng mà rất nhiều người đã trải qua, gây ảnh hưởng tới da đầu cũng như mái tóc của bạn. Thực chất gàu là những tế bào chết do một loại nấm khuẩn mang tên Melissa là nguyên nhân trực tiếp gây ra gàu.
Gàu khiến bạn cảm thấy rất khó chịu, đặc biệt là khi thời tiết nóng bức da đầu tiết mồ hôi. Không chỉ gây ngứa, gàu khiến tóc của bạn trở nên yếu ớt và dễ gãy rụng. Hơn nữa, gàu gây bít các lỗ chân lông khiến tóc con khó mọc lên.
Da đầu bị đổ nhiều dầu
Khi da đầu đổ nhiều dầu cũng khiến bạn bị ngứa da đầu. Những nguyên nhân khiến da đầu đổ nhiều dầu phải kể tới như môi trường nắng nóng, bụi bẩn, thay đổi nội tiết, chế độ ăn nhiều dầu mỡ, thói quen thường xuyên vuốt tóc…
Để cải thiện ngứa da dầu do đổ nhiều dầu tốt nhất bạn cần xác định rõ nguyên nhân và tìm cách để khắc phục hiệu quả.
Da đầu có chấy
Chấy kí sinh trên cơ thể, chúng tồn tại bằng cách hút máu nên thường gây ngứa da đầu dữ dội. Chấy thường trú ngụ ở da đầu, ẩn dưới tóc nên chúng ta thường khó có thể tự mình phát hiện mà nhờ tới sự giúp đỡ của người khác. Chấy có thể lây nên bạn cần thận trọng khi tiếp xúc với người khác.
Các nguyên nhân khiến chấy xuất hiện thường do vệ sinh không sạch sẽ hoặc tiếp xúc trực tiếp với người từng bị chấy đặc biệt là khi sử dụng chung đồ dùng, quần áo, giường chiếu.
Các dấu hiệu giúp bạn nhận biết chấy như: Thấy trứng chấy trên sợi tóc, ngứa da đầu, có cảm giác bết dính trên da đầu và cổ, cảm giác khó chịu, bức bối.
Vệ sinh da đầu không sạch
Chỉ cần bạn vệ sinh hàng ngày không sạch sẽ có thể gây ngứa da đầu. Ít gội đầu khiến cho bụi bẩn tích tụ lại, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn và nấm phát triển gây ngứa. Do vậy, bạn cần chú ý vệ sinh và chăm sóc đều đặn là có thể cải thiện tình trạng ngứa da đầu.
Bạn cũng không nên gội đầu quá nhiều, chỉ cần 1 tuần 2 – 3 lần là đủ. Trong trường hợp đổ mồ hôi và dầu nhiều hoặc sống trong môi trường bụi bẩn, ô nhiễm bạn có thể gội đầu ngay để tránh bị ngứa da đầu.
Ăn đồ cay nóng
Nghe có vẻ thật khó tin nhưng thực tế ăn nhiều đồ cay nóng có thể khiến bạn bị ngứa da đầu. Khi ăn đồ cay nóng khiến cơ thể sinh nhiều nhiệt, hệ bài tiết vì thế mà hoạt động mạnh mẽ hơn. Vì vậy, cơ thể thường đồ nhiều dầu và mồ hôi mỗi khi ăn đồ nóng.
Và đương nhiên điều này gây ra ngứa da đầu. Mặt khác, ăn đồ cay nóng khiến cơ thể bị nóng trong làm ảnh hưởng tới chức năng thải độc của cơ thể. Khi các chất độc tích tụ lại dưới da cũng dẫn tới ngứa da đầu.
Các bệnh về da
Ngứa da đầu là dấu hiệu của các bệnh lý về da như viêm nang lông, vảy nến, mề đay thậm chí là ung thư da. Đây là những bệnh lý ảnh hưởng tới sức khỏe, bạn cần nhận biết sớm để điều trị kịp thowfui.
- Vảy nến: Nguyên nhân gây bệnh vảy nến do hệ miễn dịch kích hoạt quá mạnh khiến tế bào phát triển trên các bộ phận cơ thể. Cấc dấu hiệu nhận biết như thấy vảy màu trắng bao phủ gắp bề mặt da đầu, ngứa và rụng tóc, người bệnh luôn có cảm giác nóng và đau nhức da đầu ở trên đỉnh đầu và sau gáy. Nếu không được khắc phục bệnh lý có thể lan rộng sang các vùng khác và ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Nổi mề đay: Gây phù, ngứa ngáy, sưng, nổi mẩn đỏ trên da…Khi bước vào mùa hè, thời tiết nóng bức khiến người bệnh tiết nhiều mồ hôi tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lý về da đầu phát triển khiến người bệnh càng cảm thấy khó chịu hơn.
- Viêm da tiết bã: Là bệnh lý khá phổ biến khiến da đầu bị bong tróc, ngứa, ửng đỏ. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do vi nấm Malassezia, hệ miễn dịch suy yếu, ảnh hưởng của một số loại thuốc,…
- Viêm da dị ứng: Bệnh thường gây ra khô da, ngứa và bong tróc các mảng gàu. Có nhiều yếu tố khiến bạn bị viêm da dị úng, bệnh lý có thể khởi phát theo mùa hoặc do môi trường ẩm thấp, dị ứng với xà phòng hay thực phẩm….
- Nấm da đầu: Đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây ngứa da đầu, người bệnh không chỉ bị ngứa mà còn bị viêm nhiễm, lở loét kèm theo ngứa ngáy, tóc khô cứng. Nếu không điều trị nấm bạn có thể đối mặt với tình trạng hói đầu.
- Á sừng: Là bệnh lý về da gây khô da, nứt nẻ. Người bệnh bị á sừng xuất hiện các vảy trắng và hình thành lớp sừng trên da đầu, bong tróc và gây ngứa ngáy. Ở giai đoạn đầu, bệnh á sừng có biểu hiện giống gàu. Nếu để nặng không chữa trị, bệnh sẽ gây rụng tóc, hói đầu, ngứa dữ dội.
- Viêm nang lông: Bệnh lý khiến người bệnh gây ngứa da đầu và rụng tóc. Bệnh rất khó chữa và thường kéo dài trở thành mạn tính. Nếu để bệnh nặng, các nốt mụn có thể vỡ gây rát và chảy máu.
- Bệnh chàm (eczema): Thường gây ngứa ở chân, tay nhưng cũng có thể ảnh hưởng tới da đầu. Người bệnh xuất hiện những mảng hồng hoặc đỏ ngứa và có cảm giác rát bỏng nhẹ. Tùy thuộc vào mức độ bệnh mà cơn ngứa nặng nhẹ khác nhau và tăng dần theo thời gian.
- Ung thư da: Đây là bệnh lý về da cực kỳ nguy hiểm vì đầu là nơi chứa rất nhiều dây thần kinh. Những nguyên nhân gây ung thư da như do nhuộm tóc, tia tử ngoại, di truyền…
Bạn đang gặp những triệu chứng nào?
CHIA SẺ NGAY NHẬN TƯ VẤN TỪ CHUYÊN GIA
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan - Gần 40 năm khám chữa bệnh da liễu bằng YHCT. - Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh, Trưởng khoa Nội BV YHCT TƯ. - Trưởng khoa Da Liễu, Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thuốc dân tộc.
Bệnh liên quan đến dây thần kinh
Bệnh đái tháo đường: Khi lượng đường trong máu tăng làm cơ thể bị mất nước và làm giảm lượng máu nuôi dưỡng da. Kết hợp với các dây thần kinh bị tổn thương khiến quá trình bài tiết mồ hôi ở da bị rối loạn khiến bạn bị ngứa ngáy, khó chịu ở da đầu.
Bệnh Zona thần kinh: Người bệnh có biểu hiện với một dải mụn nước xuất hiện ở vùng đầu hoặc nửa thân trên gây đau nhức, ngứa và bỏng rát.
Sẹo do rụng tóc: Rụng tóc để lại sẹo là cơ chế phá hủy vĩnh viễn khó tránh khỏi và không thể phục hồi được nang tóc, các mô sẹo sẽ xuất hiện trên bề mặt da. Một số trường hợp khác, tóc rụng còn gây ngứa nghiêm trọng và có cảm giác đau rát.
Khi xác định nguyên nhân gây ngứa da đầu bạn cần có biện pháp để chữa trị kịp thời. Không nên chủ quan với các dấu hiệu nhỏ trên cơ thể, vì ngứa da đầu có thể là triệu chứng của bệnh lý gây nguy hiểm tới sức khỏe. Nếu có những biểu hiện bất thường, hãy nhanh chóng đến bác sĩ chuyên khoa để điều trị.
Bị ngứa da đầu phải làm gì để khắc phục?
Khi bị ngứa da đầu, câu hỏi mà nhiều người thắc mắc chính là làm thế nào để khắc phục. Bạn hãy thử làm theo một số lời khuyên dưới đây của chuyên gia để làm giảm cơn ngứa hiệu quả nhé.
Thay đổi dầu gội
Hiện nay, các sản phầm chăm sóc tóc được bày bán trên thị trường chủ yếu đều chứa thành phần hóa học, không phải chiết xuất từ thảo dược. Tuy mang lại những ưu điểm nhất định, nhưng các sản phẩm này lại không hoàn toàn lành tính, có thể gây kích ứng nhất định.
Ngoài ra, khi lựa chọn các loại dầu gội, dầu xả không phù hợp khiến da đầu của bạn càng dễ trở nên khô hoặc tiết dầu nhiều hơn so với bình thường từ đó gây ra ngứa da đầu và các bệnh lý da liễu. Khi cảm thấy không hợp, tốt nhất bạn nên ngưng sử dụng và đổi sang sử dụng loại khác.
Khi bị ngứa da đầu, lời khuyên của các chuyên gia là bạn nên sử dụng các sản phẩm cho tóc có thành phần tự nhiên, không gây kích ứng. Bạn cũng có thể tự làm nước gội đầu từ bồ kết, sả, vỏ bưởi, hà thủ ô…Đây đều là những nguyên liệu gội đầu được các bà, các mẹ ngày xưa áp dụng, không chỉ thơm dịu dàng mà còn giúp mượt tóc, tốt cho da đầu.
Làm sạch lược
Ngứa da đầu cũng có thể do các tác nhân bên ngoài gây ảnh hưởng như vi khuẩn bám vào các vật dụng bạn sử dụng hàng ngày. Để tránh chịu tác động xấu, bạn cần làm sạch lược thường xuyên, không sử dụng chung lược với người khác vì đây là nguyên do khiến vi khuẩn lây lan sang đầu của bạn.
Massage da đầu
Phương pháp này bạn chỉ cần chải tóc thường xuyên và massage da đầu nhẹ nhàng theo vòng tròn. Đây là liệu pháp giúp thúc đẩy lưu thông máu, loại bỏ các tế bào da khô và kích thích chân tóc phát triển.
Bạn có thể chải tóc trước khi gội để loại bỏ các tế bào khô và giúp da đầu trở nên sạch hơn. Khi massage bạn có thể kèm thêm các loại tinh dầu có tính kháng khuẩn và giúp giảm ngứa như tinh dầu trà xanh, nha đam, oải hương… Thực hiện đều đặn một thời gian những cơn ngứa da đầu sẽ thuyên giảm.
Chế độ ăn uống lành mạnh
Ngứa da đầu cũng có liên quan tới ăn uống hàng ngày dù ở mức độ nào. Đồ ăn cay nóng, sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá…gây ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng bài tiết, đào thải độc tố của cơ thể.
Do đó, khi điều trị ngứa da đầu hoặc đơn giản không muốn để ngứa tái phát bạn hãy hạn chế các loại đồ không tốt cho sức khỏe để cơ thể khỏe mạnh từ bên trong.
Tập luyện thể thao
Bạn sẽ cảm thấy ngạc nhiên khi có mối liên quan giữa tập luyện thể thao và ngứa da đầu. Các bài tập thể dục giúp cải thiện lưu thông máu, giúp các tế bào trong cơ thể nhận được nhiều dưỡng chất hơn. Bên cạnh đó, tuần hoàn máu tốt giúp giảm ngứa da đầu do viêm.
Bác sĩ chuyên khoa tư vấn thêm cho bạn:
Áp dụng một số biện pháp can thiệp
Trong trường hợp da đầu bong tróc, ngứa ngáy nặng nề mỗi người có thể tham khảo một số biện pháp sau:
Cách điều trị ngứa da đầu từ thiên nhiên
Để điều trị ngứa da đầu cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh mới có thể áp dụng các biện pháp điều trị. Cách trị ngứa da dầu bằng nguyên liệu thiên nhiên chỉ áp dụng với các trường hợp bị ngứa da đầu mà không do bệnh lý. Nếu bạn gặp phải các vấn đề về bệnh lý, cần kết hợp cách chữa dưới đây để hỗ trợ cải thiện bệnh, tuy nhiên không thể thay thế biện pháp mà bác sĩ đưa ra.
Người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc dân gian từ thảo dược tự nhiên dưới đây:
Giấm táo
- Pha giấm táo với nước ấm theo tỷ lệ 1:1
- Massage hỗn hợp trên lên tóc giúp đỡ ngứa và giảm tróc da đầu sau khi gội
- Thư giãn vài phút và gội lại bằng nước sạch
Chanh tươi
- Vắt 1 quả chanh lấy nước và pha với 1 ly nước ấm
- Dùng vỏ chanh thoa nhẹ lên da đầu, tiếp theo dùng ly nước pha xong massage tiếp lên da đầu trong 3 phút và gội lại với nước
Quả bồ kết
- Chọn những quả bồ kết già đã phơi khô, nướng trên than cho tới khi có mùi thơm và ngả màu cánh gián
- Bẻ nhỏ trái bồ kết vừa nước cho vào nồi đun nước, đun sôi khoảng 5 – 10 phút
- Sau khi nguội, dùng nước này để gội đầu
LƯU Ý: Nhìn chung các mẹo dân gian có ưu điểm lành tính nhưng không đem lại hiệu quả cao. Khi áp dụng mẹo chữa thiên nhiên, cần thận trọng khi lựa chọn nguyên liệu. Tránh sử dụng các nguyên liệu có khả năng kích ứng cao và một số thảo dược từng có tiền sử dị ứng. Việc áp dụng sai cách, định lượng dược liệu không phù hợp có thể khiến bệnh nặng hơn.
Xử lý ngứa da đầu do vảy nến AN TOÀN bằng Y học cổ truyền
Theo Đông y bệnh vảy nến còn được gọi là bạch sang, hay tùng bì tiễn. Đây là một dạng bệnh mãn tính mà căn nguyên theo Y học cổ truyền là do sự tấn công của các yếu tố ngoại tà như phong, thấp, nhiệt khi chính khí cơ thể suy yếu, dẫn tới rối loạn điều hòa cơ thể, gây ra huyết nhiệt, huyết táo, không sinh dưỡng được da mà gây nên.
Đông y chú trọng điều trị bệnh từ gốc, loại trừ căn nguyên gây ra tình trạng vảy nến bằng cách tác động lên tất cả các tạng phủ, đặc biệt là gan, thận, tăng cường công năng giải độc và đào thải độc tố. Đồng thời bồi bổ cơ thể, tăng cường chính khí, nâng cao miễn dịch giúp phòng ngừa tái phát bệnh.
Trong đó, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang của Trung tâm Thuốc dân tộc được đông đảo bệnh nhân lựa chọn và giới chuyên gia đánh giá cao:
Kiểm soát cơn ngứa ngáy, loại bỏ bong tróc da đầu do vảy nến, PHỤC HỒI DA nhờ bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang
Nổi danh là đơn vị Y học cổ truyền uy tín số 1, Trung tâm Thuốc dân tộc đã hoàn thiện bài thuốc chữa bệnh vảy nến, viêm da Thanh bì Dưỡng can thang. Bài thuốc được phát triển từ cốt thuốc bí truyền của dân tộc Tày, bài Trợ tạng bì của Hải Thượng Lãn Ông, đã được nghiên cứu chuyên sâu, làm mới về công thức và gia giảm dược liệu cho phù hợp với cơ địa người hiện thời. [Chi tiết ký sự hoàn thiện bài thuốc xem TẠI ĐÂY]
Với công thức ĐỘT PHÁ, cho hiệu quả cao, đảm bảo an toàn, Thanh bì Dưỡng can thang được VTV2 Sống khỏe mỗi ngày lựa chọn đưa tin. Theo đó, chương trình ngày 16/11/2019 đã giới thiệu bài thuốc là “Giải pháp Y học cổ truyền HOÀN CHỈNH & CHUYÊN SÂU trong điều trị vảy nến, đáp ứng xu hướng trị bệnh của thế kỷ 21”.
Mời quý khán giả theo dõi chi tiết chương trình của VTV2 TẠI ĐÂY (phần giới thiệu bài thuốc tại phút 19:14) hoặc xem qua video dưới đây:
Ra đời từ đề tài nghiên cứu “Ứng dụng dược liệu quý vào điều trị viêm da tự miễn”, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang được phối chế theo công thức “3 trong 1” HOÀN CHỈNH. Đây là bài thuốc ĐẦU TIÊN & DUY NHẤT kết hợp cùng lúc 3 chế phẩm UỐNG – BÔI – NGÂM RỬA trong 1 liệu trình, tạo tác động kép giúp điều trị bệnh TỪ GỐC TỚI NGỌN.
- Bài thuốc ngâm rửa: Sát khuẩn, tiêu diệt các yếu tố gây bệnh và có thể làm phát sinh viêm nhiễm, KHOANH VÙNG TỔN THƯƠNG, tạo điều kiện cho thuốc bôi thẩm thấu sâu vào trong lớp biểu bì dưới chân tóc.
- Bài thuốc bôi: Làm mềm da, loại bỏ lớp vảy bong tróc, cung cấp các dưỡng chất tái tạo làn da, thúc đẩy quá trình tăng sinh tế bào mới, phục hồi da đầu và bảo vệ nang tóc.
- Bài thuốc uống: Đào thải độc tố từ bên trong cơ thể, tăng cường miễn dịch làn da, bảo vệ da trước các tác động xấu từ môi trường, NGĂN TÁI PHÁT vảy nến.
TIN XEM THÊM: Bài thuốc Nam chữa vảy nến của Trung tâm Thuốc dân tộc – “CỨU TINH” cho hàng nghìn bệnh nhân
Kế thừa tư tưởng “Nam dược trị Nam nhân”, Trung tâm Thuốc dân tộc đã thực hiện nhiều khảo sát và chọn ra 30 vị thuốc có tính sát khuẩn – chống ngứa – tiêu viêm – tái tạo da tốt nhất quy tụ trong Thanh bì Dưỡng can thang. Đặc biệt, 100% dược liệu chuẩn sạch GACP-WHO nên AN TOÀN – KHÔNG TÁC DỤNG PHỤ. Nổi bật nhất là kim ngân hoa, đơn đỏ, thanh bì, bạch linh, mò trắng, quế chi, ích nhĩ tử…
Bài thuốc tập trung điều trị vảy nến qua 3 giai đoạn:
- GIAI ĐOẠN GIẢI ĐỘC: Đi sâu đào thải độc tố, uất tích dưới da để loại bỏ gốc bệnh, tạo điều kiện loại bỏ hoàn toàn các triệu chứng.
- GIAI ĐOẠN KIỂM SOÁT TRIỆU CHỨNG: Đẩy lùi cơn ngứa ngáy, đau rát, bong tróc da, hỗ trợ làm mềm da và thúc đẩy tăng sinh tế bào mới để phục hồi làn da.
- GIAI ĐOẠN PHỤC HỒI, ỔN ĐỊNH CƠ ĐỊA: Khi các triệu chứng đã được đẩy lùi bài thuốc giúp tăng cường đề kháng, củng cố hàng rào miễn dịch, ngăn chặn tái phát vảy nến.
Theo thống kê tại phòng khám thương hiệu Thuốc dân tộc, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang đã điều trị thành công cho HÀNG NGÀN bệnh nhân. Trong đó, tỷ lệ lành bệnh sau liệu trình đầu là 95%, hạn chế tái phát sau 1 – 5 năm khi tuân thủ phác đồ dự phòng và kiêng khem khoa học.
Đông đảo bệnh nhân sau khi sử dụng bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang cho kết quả khả quan và đã gửi phản hồi về Trung tâm Thuốc dân tộc:
- Ông Chu Trần Nhã (57 tuổi) là một trường hợp điển hình, mắc bệnh vảy nến dai dẳng trong suốt 10 năm. Nhờ bài thuốc của Trung tâm Thuốc dân tộc ông đã thoát bệnh, hơn 2 không bị tái phát.
- Một trường hợp khác là ông Tiết Quang Tuấn (63 tuổi) lành bệnh nhờ bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang.
- Ông Peuker Steffen (55 tuổi, người Đức) cũng đã bị vảy nến nhiều năm, dù dùng qua nhiều cách nhưng chỉ được thời gian ngắn rồi bệnh lại tái phát. Được bạn bè giới thiệu, ông tìm đến Trung tâm Thuốc dân tộc và được kê đơn sử dụng Thanh bì Dưỡng can thang. Kết thúc liệu trình, triệu chứng vảy nến của người đàn ông ngoại quốc đã được kiểm soát.
ĐỪNG BỎ LỠ: Hàng ngàn bệnh nhân đã điều trị thành công vảy nến nhờ Trung tâm Thuốc dân tộc
Đông đảo trường hợp khác cũng gửi tin nhắn và cho phản hồi tích cực về Trung tâm Thuốc dân tộc:
LƯU Ý: Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc thang theo thang, cho phép LINH HOẠT GIA GIẢM thành phần, nhóm thuốc, KHÔNG DÙNG CHUNG ĐƠN THUỐC CHO MỌI ĐỐI TƯỢNG. Tùy thuộc vào cơ địa, mức độ bệnh ở mỗi người mà bác sĩ sẽ cân đối, điều chỉnh thang thuốc cho phù hợp. Với trẻ sơ sinh chỉ dùng thuốc bôi và ngâm rửa. Đăng ký nhận tư vấn TẠI ĐÂY hoặc click vào phía dưới!
Bị ngứa da đầu nên ăn gì? Kiêng gì?
Để chấm dứt tình trạng ngứa da đầu khiến bạn đang cảm thấy cực khó chịu, bên cạnh sử dụng thuốc bạn cần có một chế độ ăn uống hợp lý bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết và tránh những thực phẩm có hại.
Thực phẩm nên ăn
- Bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày, bạn có thể uống nước lọc, nước ép trái cây, sinh tố, các loại trà…
- Tăng cường thực phẩm có tính kháng khuẩn và kháng viêm vào thực đơn như tỏi, mật ong, nghệ…
- Thực phẩm giàu chất xơ nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày như các loại rau xanh, trái cây như bắp cải, súp lơ, cà rốt, táo, lê….
- Các thực phẩm giàu omega 3 phải kể tới như cá hồi, cá thu, cá mòi…
- Thực phẩm giàu Biotin cần bổ sung vào bữa ăn như: Ngũ cốc, quả óc chó, rau bina, bánh mì…
- Ăn nhiều thực phẩm giàu Vitamin A, E, D như yến mạch, cá, quả bơ, đu đủ, khoai lang, ớt chuông…
- Ngoài ra, người bị ngứa da đầu cũng nên bổ sung các thực phẩm chứa kẽm, sắt, Axit Amin, Protein…
Thực phẩm nên tránh
- Kiêng các loại sữa, chế phẩm từ sữa như phô mai, bánh sữa…
- Không ăn đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn xào rán, đồ cay nóng
- Tránh xa các loại hải sản như tôm, mực, cua, ghẹ…
- Hạn chế các thực phẩm nhiều muối hoặc đường
- Không ăn nhiều trứng, thịt bò, thịt gà hoặc các loại thịt có chứa lượng đạm cao
- Tránh xa thuốc lá, bia, rượu, nước có ga, đồ có cồn, chất kích thích…
Ngoài ra, bạn cần bỏ thói quen gãi mạnh lên da đầu gây tổn thương, không nên buộc tóc chặt, sử dụng dầu gội dịu nhẹ và để tóc khô tự nhiên. Không để da đầu và tóc tiếp xúc với nhiệt độ cao, hóa chất, các loại keo xịt tóc…
Hi vọng các thông tin trên giúp bạn có những kiến thức cần thiết để cải thiện ngứa da đầu một cách hiệu quả. Ngay khi có các triệu chứng bất thường bạn không nên chủ quan mà cần đi thăm khám sớm và điều trị đúng cách.
- Cơ sở Hà Nội: Biệt thự B31, ngõ 70, Nguyễn Thị Định – SĐT, Zalo: (024) 7109 6699 – 0983 059 582
- Cơ sở Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, P.2, Q.Phú Nhuận – SĐT, Zalo: (028) 7109 6699 – 0932 064 179
- Website: Thuocdantoc.org Fanpage: Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc
TIN HỮU ÍCH:
- VTV2 giới thiệu bài thuốc điều trị vảy nến, viêm da cơ địa của Trung tâm Thuốc dân tộc
- Bệnh nhân vảy nến lâu năm chia sẻ hành trình khỏi bệnh tại Trung tâm Thuốc dân tộc trên VTV2