Mề đay là một căn bệnh dị ứng, có xu hướng lây lan mạnh toàn thân khi người bệnh gãi hoặc bị nhiễm lạnh. Chính vì vậy, nhiều bệnh nhân thắc mắc “nổi mề đay có được tắm không? Tắm loại lá nào cho hiệu quả tốt nhất? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin để bạn có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Nguyên nhân gây nổi mề đay?
Trước khi giải đáp nổi mề đay có được tắm không, bạn cần nắm được đôi chút thông tin và căn bệnh này, đặc biệt là nguyên nhân gây bệnh. Nổi mề đay là căn bệnh ngoài da khá phổ biến có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, không phân biệt giới tính nhưng thường xuất hiện ở trẻ em hoặc phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.
Nổi mề đay là khi cơ thể xuất hiện những đốm màu hồng hoặc đỏ trên bề mặt da. Đôi khi có những mụn nhỏ li lit hoặc mụn nước gây ngứa khiến người bệnh liên tục cảm thấy ngứa ngáy và gãi liên tục. Nổi mề đay ngoài nổi cục nó còn kèm theo tình trạng sốt cao, rối loạn tiêu hóa, người bệnh khó thở, nôn mửa nặng hơn khi sốc phản vệ.
Nổi mề đay thường xuất hiện đột ngột, các nốt sần có thể nổi ở bất kỳ vị trí nào, có kích thước và hình dạng khác nhau và thậm chí lan rộng ra khắp cơ thể. Có những nốt xuất hiện vài tiếng là biến mất nhưng có những nốt kéo dài đến vài ngày.
Theo BS. Trần Văn Bình, chuyên khoa Da liễu, bệnh viện Da liễu Huế có rất nhiều nguyên nhân gây nổi mề đay, trong đó có thể kể đến như:
- Dị dị ứng với thời tiết.
- Do những yếu tố bên ngoài như bị chấn thương, cọ sát.
- Do di truyền.
- Bị dị ứng với những thực phẩm, các chất kích thích, thuốc men.
- Do các bệnh lý có hệ thống như lupus đỏ, cường giáp trạng,…
- Do ký sinh trùng tồn tại trong cơ thể.
- Vệ sinh da không đúng cách.
- Sức đề kháng kèm.
Chính vì vậy, việc tìm hiểu và biết được chính xác nguyên nhân gây bệnh là cơ sở góp phần ngăn ngừa bệnh nổi mề đay hiệu quả.
Nổi mề đay có được tắm không?
Nổi mề đay xuất hiện khiến người bệnh ngứa và gãi liên tục nhưng hành động này lại không khiến bệnh được cải thiện mà làm chúng trở nên nghiêm trọng hơn. Khi gặp vấn đề này nhiều người băn khoăn nổi mề đay có được tắm không? Có người thì cho rằng người bệnh cần kiêng gió, kiêng nước nên không được tắm, nhưng có người thì lại cho rằng tắm không ảnh hưởng gì đến bệnh.
Theo BS. Trần Văn Bình, chuyên khoa Da liễu, bệnh viện Da liễu Huế, làn da của cơ thể bị nổi mề đay là lúc đã bị tổn thương nên rất dễ nhiễm khuẩn nếu tiếp xúc với gió, khói bụi bên ngoài. Nên người bệnh cần phải kiêng gió.
Còn việc kiêng nước là quan niệm không đúng bởi khi bị nổi mề đay da sẽ tiết nhiều bã nhờn, tế bào chết đọng trên da, kèm theo đó là lớp khói bụi bẩn hình thành môi trường sống thích hợp để vi khuẩn, nấm trú ngụ. Nếu người bệnh không tắm rửa sẽ khiến tuyến bã nhờn càng tiết ra nhiều gây tắc, bít lỗ chân lông khiến tình trạng bệnh ngày càng thêm nặng.
Vì vậy, với câu hỏi nổi mề đay có được tắm không? Câu trả lời là có. Khi bị nổi mề đay bạn cần phải tắm rửa sạch sẽ hàng ngày. Nếu kiêng không tắm, bệnh không những không khỏi mà tình trạng da bị viêm nhiễm, mẩn ngứa còn trở nên nghiêm trọng hơn.
Hướng dẫn cách tắm cho người bị nổi mề đay
Bên cạnh thắc mắc nổi mề đay có được tắm không? Người bệnh cũng băn khoăn tắm thế nào cho đúng để cải thiện tình trạng ngứa da cũng như giữ vệ sinh da được sạch sẽ. Sau đây là một số hướng dẫn giúp bạn có thể chăm sóc làn da được tốt nhất khi bị mẩn ngứa, mề đay.
Không được chà xát quá mạnh
Bị nổi mề đay hay bất cứ bệnh lý nào về da khi tắm rửa hoặc vệ sinh bạn tuyệt đối không được chà xát quá mạnh vì điều này sẽ khiến cho làn da bị tổn thương nặng. Việc gãi cũng khiến cho da bị trầy xước, dễ bị nhiễm trùng và ngứa rát.
Nước tắm có nhiệt độ phù hợp
Khi bị nổi mề đay bạn nên tắm hoặc làm sạch da ở mức nhiệt độ phù hợp. Không được để làn da nhạy cảm với nước nhất là lúc đang cực kỳ ngứa và khó chịu.
Nếu nước tắm nóng có thể gây khô da, da bị mất độ ẩm khiến người bệnh bị ngứa lâu hơn và có thể gây xót vì trước đó gãi nhiễu. Nếu tắm nước quá lạnh sẽ khiến cơ thể bị sốc nhiệt, hại cho làn da và sức khỏe. Do vậy, nên pha nước ở nhiệt độ bình thường, không quá nóng hoặc quá lạnh sẽ là phù hợp nhất để tránh gây kích ứng cho làn da.
Thời gian tắm phù hợp
Người bệnh chỉ nên tắm từ 5 – 10 phút đủ để vệ sinh sạch sẽ các vùng khác trên cơ thể một cách nhẹ nhàng. Việc này giúp loại bỏ bụi bẩn trên da, không nên ngâm mình quá lâu vì sẽ khiến da mất đi độ ẩm tự nhiên, làm da bị khô, tróc da, ngứa ngáy hơn.
Sử dụng sản phẩm chăm sóc da đúng cách
Khi bị nổi mề đay người bệnh cần đặc biệt lưu ý đến các sản phẩm chăm sóc, làm sạch da như tẩy tế bào da chết, sữa tắm, xà phòng tắm. Bởi các sản phẩm đó đều có chứa hóa chất, chất tẩy gây hại cho da.
Bạn nên ưu tiên dùng các loại có thành phần từ thiên nhiên, không gây kích ứng cho làn da. Tốt nhất bạn có thể tự đun các loại thảo dược như: Lá chè, mướp đắng, muối, chanh để có thể vừa làm sạch da, lại có tính sát khuẩn tự nhiên an toàn.
Những người có làn da nhạy cảm nên cẩn thận khi sử dụng sản phẩm chăm sóc da hàng ngày vì có nguy cơ gây kích ứng do mỹ phẩm và khiến tình trạng nổi mề đay tăng lên. Trường hợp này bạn nên sử dụng các sản phẩm tự nhiên như: Mật ong, dầu dừa, dầu gấc,… để chăm sóc da.
Nổi mề đay tắm lá gì để bớt mẩn ngứa?
Ngoài thắc mắc, dị ứng nổi mề đay có được tắm không? Bị nổi mề đay nên tắm lá gì cũng là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Thực tế, có nhiều biện pháp dân gian có thể giúp người bệnh tự chữa bệnh tại nhà, an toàn, lành tính, tiết kiệm chi phí. Dưới đây là một số loại lá có tác dụng chữa bệnh mề đay được nhiều chuyên gia khuyên dùng.
1. Tắm nước lá khế giúp trị nổi mề đay
Tắm nước lá khế giúp điều trị bệnh mề đay được nhiều người áp dụng hiện nay. Bởi trong loại lá này có chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chống oxy hóa có tác dụng rất tốt trong việc phục hồi các mô da bị tổn thương, tăng cường sức đề kháng và nâng cao khả năng ức chế các loại vi khuẩn gây hại.
Cách thực hiện:
- Bạn lấy một nắm lá khế tươi đem rửa sạch với nước muối pha loãng nhằm loại bỏ bụi bẩn và tạp chất.
- Cho lá đã chuẩn bị vào nồi đun sôi cùng 2 lít nước trong khoảng 15 phút thì tắt bệnh.
- Đổ nước ra chậu đợi đến khi nước ấm thì sử dụng để tắm và vệ sinh cơ thể.
- Sử dụng phần bã lá khế chà xát lên vùng da bị nổi mề đay để nâng cao hiệu quả chữa bệnh.
- Thực hiện 2 – 3 lần/tuần để có được kết quả nhưng mong muốn.
2. Chữa nổi mề đay bằng lá ổi
Nổi mề đay có nên tắm không? Nổi mề đay nên tắm và nếu tắm bằng lá ổi sẽ rất tốt trong việc điều trị các bệnh da liễu thường gặp, trong đó có mề đay. Trong lá ổi chứa nhiều hoạt chất có khả năng đẩy lùi phản ứng viêm và giám ngứa rất tốt. Thêm vào đó, thành phần Berbagai trong lá ổi còn khả năng chống oxy hóa, giúp làm lành các tổn thương trên da và bảo vệ da khỏi những tác nhân gây hại.
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị một nắm lá ổi non đem ngâm nước muối pha loãng khoảng 15 phút để loại bỏ mọi bụi bẩn và sát khuẩn.
- Đun sôi khoảng 2 lít nước, sau đó thả lá ổi vào đun tiếp 10 phút để thành phần dược liệu tan hết vào nước.
- Đổ nước ra chậu cho bớt nguội thì sử dụng tắm, vệ sinh cơ thể.
- Dùng phần bã chà nhẹ nhàng lên vùng da bị nổi mề đay, kết hợp massage nhẹ nhàng để nâng cao hiệu quả.
- Áp dụng cách này 3 – 4 lần/tuần để nhanh chóng mang lại hiệu quả chữa bệnh.
3. Chữa mề đay hiệu quả bằng lá ngải cứu
Tinh dầu trong lá ngải cứu chứa nhiều hoạt chất có khả năng kháng khuẩn và kháng viêm tốt như Artabsin adenin, Flavonoid,… Khi sử dụng chữa mề đay mẩn ngứa sẽ giúp các hoạt chất thấm qua da đẩy lùi cơn ngứa, sưng đỏ do bệnh gây ra. Loại lá này lành tính, an toàn đối với sức khỏe, không chỉ giúp chữa nổi mề đay mà còn có tác dụng giải độc và hỗ trợ nhiều bệnh lý khác nhau.
Cách thực hiện:
- Lấy một nắm lá ngải cứu tươi đem rửa sạch rồi đun với nước trong khoảng 10 – 15 phút.
- Đổ nước ra chậu, pha thêm một ít muối biển, đợi đến khi bớt nguội rồi dùng để tắm.
- Phần bã bạn có thể dùng để chà xát vào bên ngoài vùng da bị nổi mề đay để nâng cao hiệu quả trong trị bệnh.
4. Tắm nước lá trầu không giúp giảm ngứa
Hoạt chất như tinh dầu, Tanin, Flavonoid,… bên trong lá trầu không có khả năng chống oxy hóa, giúp ức chế hoạt động vi khuẩn gây hại và làm lành tổn thương trên da rất tốt. Để điều trị mề đay mẩn ngứa, người bệnh chỉ cần sử dụng loại thảo dược này để nấu nước tắm mỗi ngày.
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị một nắm lá trầu không bánh tẻ đem rửa sạch với nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất, vớt ra rổ để ráo.
- Cho lá trầu không và 2 lít nước vào nồi, bắc lên bếp đun sôi khoảng 10 phút thì tắt bếp.
- Đợi đến khi nước bớt nguội thì bạn có thể tắm và ngâm rửa vùng da bị mề đay.
- Kiên trì tắm nước lá trầu không để có thể mang lại hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.
5. Nổi mề đay có được tắm không? Lá kinh giới giúp giảm ngứa, kháng viêm
Theo y học hiện đại, thành phần vitamin và khoáng chất trong lá kinh giới rất dồi dào, giúp tăng cường sức đề kháng của da để có thể ức chế lại hoạt động của các loại vi khuẩn gây hại. Khi bị nổi mề đay, bạn có thể sử dụng loại thảo dược này để nấu nước tắm mỗi ngày sẽ giúp nhanh chóng đẩy lùi được triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ trên da.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một nắm lá kinh giới (loại bỏ những lá úa, héo, sâu bệnh) rồi rửa sạch với nước.
- Đổ 3 lít nước vào nồi đun sôi, sau đó cho là kinh giới đã chuẩn bị vào và cho lửa nhỏ lại, đun 15 phút thì tắt bếp.
- Đổ nước ra chậu và pha với một ít muối hạt. Đợi đến khi nước ấm thì bạn sử dụng để tắm rửa hoặc vệ sinh da sạch sẽ.
Những lưu ý khi chữa mề đay mẩn ngứa tại nhà
Vấn đề nổi mề đay có được tắm không đã được bác sĩ giải đáp rõ ràng, nhưng để áp dụng cách chữa nổi mề đay mẩn ngứa tại nhà đạt hiệu quả cao, bạn cũng cần lưu ý những điểm sau:
- Chỉ áp dụng với trường hợp nổi mề đay nhẹ, chưa có bội nhiễm và không đi kèm với các biểu hiện sưng mí mắt, sưng cổ họng, hạ huyết áp,…
- Cần tuân thủ đúng bài thuốc, thực hiện đều đặn và liên tục tại nhà để đạt được hiệu quả tối ưu.
- Cần tránh dùng tay gãi, cào lên vùng da bị ngứa. Nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái và vệ sinh cơ thể đúng cách nhằm giảm ma sát và hạn chế tổn thương da bùng phát.
- Nghỉ ngơi khoa học và tránh các hoạt động có cường độ mạnh (đá bóng, đánh tennis, chạy bộ,…) trong thời gian điều trị.
- Không sử dụng các loại thực phẩm và đồ uống có khả năng gây dị ứng cao như hải sản, rượu bia, các loại đậu,… vì những loại thức ăn này có thể gây kích thích mề đay mẩn ngứa lan rộng và gây ngứa dữ dội.
- Sau 2 – 3 ngày điều trị tại nhà, nếu bệnh không thuyên giảm bạn nên tìm gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám và có biện pháp can thiệp chuyên sâu chữa dứt điểm để không xảy ra biến chứng không mong muốn về sau.
Mong rằng với những thông tin trên, bạn có thể giải đáp được thắc mắc nổi mề đay có được tắm không? cũng như các loại lá chữa bệnh hiệu quả tại nhà. Người bệnh nên chọn lọc những thông tin để việc điều trị bệnh lý đúng hướng và không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cập nhật lúc: 5:14 Chiều , 03/06/2024