string(0) ""

Da Mặt Bị Dị Ứng Nổi Sần Ngứa: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Kinh nghiệm chữa khỏi mề đay sau sinh của chị Võ Hồng Nhung (27 tuổi, Hải Dương).

Da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa là hiện tượng thường gặp ở những bệnh nhân có cơ địa nhạy cảm. Tác nhân gây bệnh có thể do dị ứng với mỹ phẩm, thời tiết, thuốc hoặc thực phẩm. Mặc dù không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng nó lại khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Theo dõi bài viết dưới đây để biết được chi tiết nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh hiệu quả.

Da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa là hiện tượng gì?

Da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa là tình trạng làn da bị phản ứng với các chất gây kích ứng hoặc dị ứng. Lúc này người bệnh sẽ có cảm giác ngứa ngáy, xuất hiện các nốt mẩn đỏ, sần sùi trên da. Các nốt mẩn đỏ này có kích thước nhỏ nhưng lại gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.

Da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa là tình trạng làn da bị phản ứng với các chất gây kích ứng
Da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa là tình trạng làn da bị phản ứng với các chất gây kích ứng

Bên cạnh đó người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như sau:

  • Bề mặt da nổi sần sùi, thô ráp, nhăn nheo.
  • Làn da ngứa ngáy khó chịu.
  • Mặc có thể nổi mảng mề đay, sưng phồng.
  • Da khô nẻ, bong tróc, kém mịn màng.
  • Môi sưng đỏ.
  • Mắt đỏ, chảy nước mắt hoặc ngứa mắt.
  • Lưỡi sưng, đau rát.

Nguyên nhân gây dị ứng nổi sần ngứa trên mặt

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa, người bệnh cần nắm rõ để có phương pháp điều trị phù hợp.

  • Dị ứng mỹ phẩm: Trong thành phần của một số loại mỹ phẩm hiện nay có chứa cồn, hương hiệu, chất bảo quản, parabens hoặc corticoid,… Những chất này rất dễ gây ra tình trạng dị ứng, nổi mẩn đỏ cho da, khiến làn da bị bong tróc, sần sùi.
  • Dị ứng thời tiết: Không khí lạnh, khô hanh, nồm ẩm, nóng bức…. cũng có thể dẫn đến tình trạng dị ứng da, khiến làn da bị kích ứng, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, phù nề. 
  • Làn da bị thiếu nước: Cơ thể thiếu nước sẽ dẫn đến làn da bị khô, mất đi độ đàn hồi. Nếu bạn không cấp ẩm kịp thời cho da sẽ dẫn đến tình trạng da bị khô, nứt nẻ, xỉn màu hoặc ngứa ngáy.
  • Do nội tiết tố: Phụ nữ trang thời kỳ mang thai, sinh con, tiền mãn kinh, chu kỳ kinh nguyệt hoặc giai đoạn dậy thì… đều rất dễ bị nổi mụn, da khô, kích ứng,… Nguyên nhân là do nội tiết tố trong cơ thể thay đổi khiến cho tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ. Điều này làm bít tắc lỗ chân lông và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Dị ứng thực phẩm: Một số loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng mẩn ngứa như hải sản, giá đỗ, trứng, sữa, các loại đậu,… Ở những người có cơ địa dị ứng, cơ thể sẽ giải phóng histamin cũng như các chất trung gian hoá học khác. Từ đó dẫn đến hiện tượng da bị ngứa nổi mẩn đỏ.
  • Căng thẳng, stress: Căng thẳng kéo dài làm thay đổi nội tiết tố và gây suy giảm miễn dịch. Điều này khiến cơ thể dễ bị các yếu tố bên ngoài tấn công và gây bệnh.
  • Bệnh lý: Một số trường hợp cơ thể mắc bệnh da liễu hoặc các bệnh liên quan đến gan, thận, rối loạn chuyển hóa… cũng có thể gây ra tình trạng da mặt ngứa, sần sùi, bong tróc vảy. 
  • Vệ sinh mặt sai cách: Làn da mỗi ngày đều phải tiếp xúc với nhiều bụi bẩn, mồ hôi, mỹ phẩm, tia UV,… Vì vậy nếu bạn vệ sinh da mặt không đúng cách sẽ khiến làn da dễ bị tổn thương, kích ứng và hình thành các nốt sẩn ngứa.
  • Do dị ứng thuốc: Một số loại thuốc Tây như Penicillin, ampicillin, streptomycin, sulfonamide… có chứa các thành phần gây dị ứng. Biểu hiện rõ thấy nhất đó là da bị ngứa ngáy, nổi mẩn, thậm chí còn bị sưng môi, sưng mắt,…
  • Do lão hóa: Bước sang độ tuổi 30, làn da của con người đã bắt đầu có dấu hiệu lão hóa. Lúc này quá trình tổng hợp lipid của cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Làn da trở nên mỏng, yếu, xuất hiện nếp nhăn, nổi mụn, mẩn đỏ, ngứa ngáy.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa

Da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa là bệnh gì?

Một số căn bệnh da liễu sau đây có thể liên quan đến tình trạng da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa:

  • Nổi mề đay: Da mặt nổi mẩn ngứa, sẩn phù có thể là triệu chứng của nổi mề đay. Mề đay trên mặt thường mọc thành từng mảng hoặc nằm rải rác trên mặt. Bệnh xuất hiện từng đợt và dễ tái phát. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do dị ứng thực phẩm hoặc dị ứng thời tiết.
  • Viêm da cơ địa: Đây là một bệnh lý chủ yếu do di truyền. Khi bị viêm da cơ địa, người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng như nổi mụn nước, ngứa ngáy, dày sừng, bong tróc, da bị thay đổi sắc tố….
  • Viêm da tiết bã: Tuyến bã nhờn dưới da hoạt động quá mức sẽ khiến làn da bị ngứa ngáy, nóng rát, mẩn đỏ. Sự hoạt động quá mức này có thể do rối loạn nội tiết tố hoặc do di truyền. Tùy từng mức độ nghiêm trọng của bệnh mà tình trạng nổi mẩn đỏ trên mặt của mỗi người sẽ khác nhau.
  • Vảy nến: Vảy nến là bệnh da liễu gây ra bởi sự hoạt động quá mức của hệ miễn dịch. Bệnh khiến làn da bị nổi sần, bong tróc, ngứa ngáy, đóng vảy gây khó chịu. Bệnh vảy nến rất dễ tái phát và khó điều trị triệt để.
  • Viêm da dị ứng: Viêm da dị ứng xảy ra khi cơ thể bị phản ứng với mỹ phẩm, đồ ăn, chất tẩy rửa hoặc thời tiết. Triệu chứng thường gặp của bệnh như: Da nổi mẩn đỏ, kèm theo mụn nước, da khô, sần sùi, ngứa ngáy khó chịu.

Dị ứng nổi sần ngứa trên da có nguy hiểm không?

Thực tế, tình trạng da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa không gây nguy hiểm đến tính mạng và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe . Tuy nhiên nếu người bệnh chủ quan, lơ là trong việc điều trị, bệnh sẽ có xu hướng tái phát nhiều lần, gây ra nhiều tác động tiêu cực như:

  • Da mặt bị tổn thương: Cảm giác ngứa ngáy, bong tróc trên da khiến bạn có xu hướng chạm tay lên mặt hoặc gãi liên tục. Điều này vô tình khiến da bị tổn thương nghiêm trọng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, tăng nguy cơ viêm nhiễm và nổi nhiều mụn.
  • Lão hóa da sớm: Khi da bị tổn thương trong thời gian dài, cấu trúc da cũng sẽ bị phá hủy. Điều này sẽ khiến làn da của bạn nhanh bị lão hóa sớm, dễ nhăn nheo và khô ráp.
  • Ảnh hưởng tới thẩm mỹ: Da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa có thể kèm theo các vết mụn li ti, da khô sạm, bong tróc hoặc để lại sẹo thâm gây mất thẩm mỹ.
Tình trạng dị ứng gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ của người bệnh
Tình trạng dị ứng gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ của người bệnh

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần chủ động tới gặp bác sĩ để được kiểm tra nếu như thấy xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Da mặt bị nổi mẩn đỏ, ngứa rát trong thời gian dài, dù đã áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà nhưng vẫn không thuyên giảm, thậm chí còn trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Tại vị trí nổi mẩn đỏ có dấu hiệu bị chảy dịch, nhiễm trùng.
  • Làn da có cảm giác nóng rát, ngứa ngáy vô cùng khó chịu, ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt.
  • Đau nhức da mặt kèm theo tình trạng sốt cao, cơ thể mệt mỏi.

Phương pháp điều trị da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa

Có rất nhiều cách giúp khắc phục tình trạng da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa, bạn có thể dựa theo nguyên nhân gây bệnh và tình trạng sức khỏe để lựa chọn cho mình một phương pháp phù hợp.

Sử dụng mẹo dân gian

Sử dụng nguyên liệu tự nhiên để cải thiện tình trạng da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa là một phương pháp được rất nhiều người bệnh áp dụng. Những mẹo dân gian này rất dễ thực hiện, lại vô cùng an toàn, lành tính, ít tác dụng phụ mà ai cũng có thể áp dụng. Một số biện pháp điều trị được dùng phổ biến như:

Sữa tươi và cám gạo: Cả hai nguyên liệu này đều có tác dụng rất tốt đối với làn da. Chúng có tác dụng giúp cấp ẩm, giảm khô ráp sần sùi, đồng thời nuôi dưỡng và tái tạo lại tế bào da bị tổn thương. Ngoài ra, việc thường xuyên sử dụng hỗn hợp này còn giúp làn da của bạn được trắng sáng, mịn màng và khỏe mạnh hơn.

  • Chuẩn bị 2 thìa cám gạo, một ít sữa tươi không đường.
  • Đem trộn với nhau để tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
  • Sau khi rửa mặt thật sạch, người bệnh thoa hỗn hợp này lên da.
  • Giữ nguyên trong vòng 15-20 phút rồi rửa mặt lại.
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 lần cho đến khi tình trạng dị ứng mẩn ngứa được cải thiện.
Mặt nạ từ bột cám gạo và sữa tươi giúp giảm dị ứng, nổi sẩn ngứa
Mặt nạ từ bột cám gạo và sữa tươi giúp giảm dị ứng, nổi sẩn ngứa

Mật ong và bột yến mạch: Mật ong có tác dụng kháng khuẩn, chữa lành tổn thương trên da. Trong khi đó bột yến mạch giúp chống oxy hóa, làm trắng da, cấp ẩm và ngăn ngừa tình trạng da mặt bị tổn thương, sẩn ngứa.

  • Chuẩn bị 10g bột yến mạch và 2 thìa mật ong.
  • Trộn đều mật ong và bột yến mạch với nhau để tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
  • Rửa mặt thật sạch sau đó thoa đều hỗn hợp trên lên da.
  • Giữ nguyên trên da khoảng 20 phút rồi rửa mặt lại với nước mát.
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần trước khi đi ngủ bạn sẽ thấy làn da được cải thiện.

Đắp mặt nạ dưa leo: Dưa leo (dưa chuột) là một loại thực phẩm rất giàu vitamin và khoáng chất như vitamin A, C, kali, sulfat, silica…. Mặt nạ từ dưa leo sẽ giúp dưỡng ẩm, làm mát da, chống viêm, ngăn ngừa mụn, loại bỏ tế bào chết, giảm bít tắc lỗ chân lông. Đồng thời nó cũng hỗ trợ giảm đau, làm dịu tình trạng mẩn đỏ, kích ứng da.

  • Chuẩn bị 1 quả dưa leo, sau đó rửa sạch và cắt lát mỏng.
  • Rửa mặt với sữa rửa mặt, lau khô da rồi đắp dưa leo lên.
  • Giữ nguyên lớp mặt nạ trong vòng 15-20 phút rồi rửa mặt lại với nước ấm.
  • Kiên trì áp dụng đều đặn mỗi tuần 3-4 lần tình trạng mẩn ngứa, dị ứng trên da mặt sẽ được cải thiện.

Dùng thuốc Tây y

Đối với các trường hợp da bị dị ứng nổi sẩn ngứa, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng một số loại thuốc sau:

  • Thuốc kháng histamin H1: Loại thuốc này có tác dụng giúp ngăn chặn giải phóng histamin và các chất hóa học dưới da. Từ đó giúp cải thiện các triệu chứng như ngứa da, nổi mẩn đỏ, phù nề,… Một số loại thuốc được dùng phoorbieens như: Clorpheniramin, Diphenhydramin, Loratadin, Cetirizin, Brompheniramine maleat,… Thuốc có thể gây buồn ngủ vì vậy người bệnh nên chú ý khi sử dụng.
  • Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp làn da bị bội nhiễm, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng thuốc kháng sinh. Một liệu trình dùng thuốc thường kéo dài từ 5-7 ngày dựa theo mức độ nặng nhẹ của người bệnh. Trong quá trình dùng thuốc người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như tiêu chảy, đau bụng, nhạy cảm với ánh nắng mặt trời,….
  • Thuốc kháng viêm có steroid: Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng một số loại thuốc chống viêm không steroid để cải thiện tình trạng da bị ngứa ngáy, mẩn đỏ, sưng phù do dị ứng mỹ phẩm. Nhóm thuốc này có tác kháng viêm và chống dị ứng mạnh mẽ, phổ biến nhất là thuốc Prednisolone.
  • Vitamin C liều cao: Người bệnh nên bổ sung viên uống vitamin C để giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ chữa lành những tổn thương trên da. Từ đó giúp làm giảm thâm sẹo và giúp làn da sáng mịn hơn. Trong quá trình dùng vitamin C, người bệnh nên uống nhiều nước vì vitamin C có thể gây sỏi thận.
  • Thuốc corticoid: Loại thuốc này thường được dùng cho những trường hợp bị dị ứng da mặt nghiêm trọng. Mặc dù thuốc có tác dụng kháng viêm mạnh mẽ tuy nhiên nó lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Vì vậy người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng loại thuốc này.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Thuốc ức chế miễn dịch được dùng để kiểm soát hệ miễn dịch của cơ thể. Thuốc được sử dụng cho những trường hợp da mặt bị dị ứng nghiêm trọng, giúp ngăn chặn hệ miễn dịch giải phóng histamin. Từ đó làm giảm được triệu chứng viêm da, nhiễm trùng, sẩn ngứa,… Loại thuốc này cũng gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng nên cần trong quá trình sử dụng cần có sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ. 
Thuốc Tây y giúp điều trị viêm da hiệu quả
Thuốc Tây y giúp điều trị viêm da hiệu quả

Thuốc Đông y trị dị ứng nổi sần ngứa

Đối với những trường hợp da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa do bệnh lý như viêm da cơ địa, viêm da dị ứng,… người bệnh có thể tham khảo sử dụng một số bài thuốc sau: 

Thuốc dùng ngoài da

  • Chuẩn bị: Lá kinh giới.
  • Cách thực hiện: Lá kinh giới đem rửa sạch, phơi khô và sao nóng. Sau đó bọc lá kinh giới vào vải mỏng, chà nhẹ lên vùng da bị ngứa. Thực hiện trong vòng 15-20 phút sẽ giúp giảm ngứa ngáy, mẩn đỏ. Chú ý để tránh gây bỏng da.

Thuốc uống:

  • Chuẩn bị: Kinh giới 8g, trúc diệp 8g, đậu xị 10g; bạc hà 12g, kim ngân hoa 10g, liên kiều 10g, cam thảo 10g, cát cánh 12g, ngưu bàng tử 12g.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu trên, đem sắc với nước và uống mỗi ngày một thang. Nên chia thành 3 lần và uống trong ngày. Sử dụng liên tục trong vòng 2-3 lần để đạt được hiệu quả như ý.

Thuốc xông: 

  • Chuẩn bị: Củ ráy dại (đã gọt vỏ, thái lát mỏng), thổ phục linh, lá ba chạc.
  • Cách thực hiện: Các nguyên liệu trên đem đun với 2 lít nước. Khi nước sôi thì đổ nước ra một chậu sạch. Ghé sát mặt vào xông hơi, sử dụng thêm một chiếc khăn bông sạch trùm lên đầu để giữ cho hơi nước không bị thoát ra ngoài. Thực hiện mỗi tuần 2-3 lần và kết hợp thêm với các bài thuốc uống để tăng hiệu quả điều trị.
Sử dụng thuốc Đông y cũng là phương pháp được nhiều người áp dụng
Sử dụng thuốc Đông y cũng là phương pháp được nhiều người áp dụng

Phòng ngừa và lưu ý trong quá trình điều trị bệnh

Trong quá trình điều trị tình trạng da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Tạm thời nên ngưng sử dụng các loại mỹ phẩm trang điểm trong thời gian điều trị bệnh.  
  • Nên bôi kem dưỡng ẩm mỗi ngày để giúp cải thiện tình trạng dị ứng, bong tróc, khô ráp da.
  • Cần làm sạch da bằng nước tẩy trang, sữa rửa mặt có thành phần dịu nhẹ và tẩy tế bào chết mỗi tuần từ 1-2 lần.
  • Bôi kem chống nắng mỗi ngày trước khi ra ngoài để bảo vệ da khỏi tác động từ ánh nắng mặt trời.
  • Cần đeo khẩu trang khi dọn dẹp nhà cửa, đi xe máy hoặc tiếp xúc với nơi đông người để hạn chế bụi bẩn, nấm mốc, khói xe, phấn hoa,… tác động tới da mặt.
  • Uống nhiều nước, đặc biệt là các loại nước trái cây, detox thải độc hoặc trà thảo mộc để giúp thanh lọc cơ thể.
  • Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, ngũ cốc, các loại hạt,… để bổ sung thêm nhiều vitamin và khoáng chất giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.
  • Tránh sử dụng những thực phẩm gây dị ứng, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, thực phẩm chứa nhiều đường hóa học và các chất kích thích…
  • Giảm lo âu, căng thẳng bằng việc thư giãn tinh thần và duy trì lối sống lành mạnh như đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc, ăn uống đủ chất, luyện tập thể dục thể thao đều đặn.

Trên đây là những thông tin về tình trạng da mặt bị dị ứng nổi sần ngứa. Hy vọng thông qua bài viết của DrVitamin, người bệnh sẽ có thêm được nhiều kiến thức hữu ích. Tuy nhiên để biết chính xác nguyên nhân gây bệnh và biện pháp điều trị, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và kiểm tra.

MỀ ĐAY ĐỖ MINH – GIẢI PHÁP CHO NGƯỜI BỊ DỊ ỨNG, MỀ ĐAY

Được nghiên cứu từ công thức gia truyền, bài thuốc đặc trị tình trạng dị ứng, mề đay của nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã liên tục được tối ưu để phù hợp với nhịp sống hiện đại nhưng vẫn đảm bảo phát huy được hiệu quả điều trị theo đúng nguyên tắc của YHCT.

Bài thuốc Mề đay Đỗ Minh là sự tổng hòa của 3 phương thuốc trong cùng một liệu trình: Thuốc đặc trị mề đay, dị ứng; Thuốc bổ thận giải độc; Thuốc bổ gan dưỡng huyết cho tác dụng vượt trội, điều trị bệnh từ sâu căn nguyên bên trong:

  • Tiêu viêm, giảm ngứa, loại bỏ triệu chứng nổi mề đay.
  • Giải độc, thanh nhiệt, cải thiện chức năng thận.
  • Tăng cường sức đề kháng, phục hồi cơ thể.

ĐỌC NGAY: Bài thuốc gia truyền 155 năm Mề đay Đỗ Minh dứt điểm mề đay, dị ứng

Tác dụng bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh

Những ưu điểm của bài thuốc:

  • Cơ chế trị bệnh chuyên sâu, vừa phục hồi sức khỏe, tăng cường đề kháng cho cơ thể, mang lại hiệu quả lâu dài.
  • Dược liệu sử dụng trong bài thuốc đều được ươm trồng, chăm sóc và thu hái tại các vườn dược liệu đạt chuẩn của nhà thuốc Đỗ Minh Đường, đảm bảo không thuốc trừ sâu, không thuốc bảo quản,dược tính cao.
  • Người bệnh được thăm khám 1 – 1 với các lương y, bác sĩ giàu kinh nghiệm.
  • Áp dụng liệu trình điều trị CÁ NHÂN HÓA, được gia giảm dược liệu phù hợp với cơ địa và mức độ bệnh của từng người.
  • Nhà thuốc hỗ trợ bào chế bài thuốc thành dạng cao, rất dễ sử dụng chỉ cần pha cùng nước ấm, thuận tiện mang theo đi xa, hạn chế tình trạng bỏ thuốc giữa chừng.
  • Bài thuốc đã giúp hàng ngàn người thoát khỏi mề đay, mẩn ngứa.
  • Thuốc an toàn, lành tính, phù hợp với mọi đối tượng. Hơn 155 năm ứng dụng chưa có trường hợp nào gặp phải tác dụng phụ.
  • Bài thuốc từng được giới báo chí, truyền hình đưa tin, khen ngợi. Tiêu biểu có thể kể tới chương trình sức khỏe  “Cơ thể bạn nói gì” trên VTV2, đã nhắc tới bài thuốc như một giải pháp vượt trội điều trị tận gốc dị ứng, mề đay bằng thảo dược lành tính.

Thành phần sạch thuốc Mề đay Đỗ Minh

Ngoài ra, nhà thuốc Đỗ Minh Đường - Đơn vị nghiên cứu, bào chế bài thuốc Mề đay Đỗ Minh là địa chỉ  khám chữa bệnh bằng YHCT uy tín, được Sở Y tế cấp phép hoạt động. Đơn vị từng nhận được nhiều giải thưởng cao quý, gần đây nhất có thể kể tới giải thưởng “Top 10 thương hiệu mạnh quốc gia năm 2024”.

Sau hơn 155 năm ứng dụng, hiện tại bài thuốc đã giúp hàng triệu người bệnh lấy lại được sức khỏe, đẩy lùi mề đay mẩn ngứa một cách toàn diện. Nổi bật, chương trình Cơ thể bạn nói gì - VTV2 cũng đã có một số phát sóng riêng để giới thiệu giải pháp này đến đông đảo người bệnh trên khắp cả nước,

XEM THÊM: Kênh truyền hình VTV2 nói gì về bài thuốc trị dị ứng, mề đay Đỗ Minh Đường

Hiện tại thuốc Mề đay Đỗ Minh được kê đơn ĐỘC QUYỀN tại Đỗ Minh Đường. Nếu bạn muốn được sử dụng điều trị bệnh, vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp các địa chỉ bên dưới để được tư vấn, thăm khám MIỄN PHÍ và bốc thuốc đúng tình trạng bệnh.

Liên hệ chuyên gia nhà thuốc Đỗ Minh Đường

ĐỌC NGAY: Phản hồi tích cực từ bệnh nhân về bài thuốc chữa mề đay Đỗ Minh Đường

Cập nhật lúc: 3:51 Chiều , 16/01/2025

Tin liên quan

Bệnh mẩn ngứa trên da

TOP 10 Thuốc Trị Mẩn Ngứa Được Bác Sĩ Khuyên Dùng

Các loại thuốc trị mẩn ngứa không chỉ giúp cải thiện tình trạng da mẩn đỏ mà còn làm giảm cảm giác ngứa ngáy và khó chịu, đồng thời đem...

Bệnh mẩn ngứa khắp người

Cách Chữa Mẩn Ngứa Khắp Người: Mẹo Dân Gian Đơn Giản Tại Nhà

Hiện nay, có một loạt các phương pháp chữa trị mẩn ngứa khắp người, bao gồm cả thuốc Tây y, Đông y và các mẹo dân gian tại nhà. Tùy...

Mẩn Ngứa Ở Trẻ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Mẩn ngứa ở trẻ là một vấn đề thường gặp và khiến bé khó chịu. Việc hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị sẽ giúp giảm nhẹ...

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *