string(0) ""

Đau răng là gì? Triệu chứng và cách ngăn ngừa đau răng hiệu quả

Nhìn chung, các vấn đề sức khỏe răng miệng đều có thể dẫn đến tình trạng đau răng. Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi sẽ giúp bạn xác định và điều trị triệt để những nguyên nhân gây nên.

Đau răng là gì?

Đau răng là đau ở trong, xung quanh răng và hàm mà sâu răng là nguyên nhân chính. Đau răng có thể xảy ra theo nhiều cách, có thể chỉ là một cơn đau thoáng qua hoặc có thể kéo dài nhiều ngày. Mức độ đau răng dao động từ nhẹ đến nặng, cơn đau có thể “rõ nét” và bắt đầu một cách đột ngột, sau đó trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm, đặc biệt là khi bạn đang nằm.

Nguyên nhân gây đau răng và cách phòng tránh

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng đau răng là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng đau răng thông thường là:

  • Đau nhói đột ngột hoặc liên tục, đau khi bạn tạo áp lực lên răng;
  • Sưng xung quanh răng;
  • Sốt hoặc đau đầu;
  • Dịch hôi thối chảy ra khỏi chiếc răng bị sâu.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đến khám bác sĩ nếu nằm trong những trường hợp sau đây:

  • Đau răng kéo dài một hoặc hai ngày;
  • Sốt;
  • Đau dữ dội và khó chịu;
  • Nướu sưng, đau khi bạn cắn, nướu đỏ hoặc chảy mủ hôi thối;
  • Khó khăn khi thở hoặc nuốt;
  • Đau tai, đau khi mở to miệng.

4 cách trị nhức răng tại nhà đơn giản nhưng cực hiệu quả | Medlatec

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng đau răng?

Nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng đau răng là sâu răng. Các loại đường và tinh bột trong thực phẩm sẽ tạo ra môi trường cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, từ đó hình thành mảng bám dính vào bề mặt răng. Bạn có thể nhận ra sâu răng khi có cảm giác đau khi ăn đồ ngọt, lạnh hoặc quá nóng.

Các nguyên nhân khác có thể gây ra đau răng bao gồm:

  • Sự tích tụ thức ăn và các mảnh vỡ giữa các răng;
  • Nhiễm trùng ở chân răng hay nướu răng;
  • Chấn thương răng, bao gồm chấn thương răng hoặc do nghiến răng;
  • Răng hoặc chân răng gãy đột ngột;
  • Răng tách ra khỏi nướu theo thời gian;
  • Mọc răng xuyên qua nướu răng;
  • Viêm xoang có thể được cảm nhận như đau răng;
  • Răng áp-xe;
  • Chuyển động lặp đi lặp lại, như nhai kẹo cao su hoặc nghiến răng.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải chứng đau răng?

Đau răng là một tình trạng khá phổ biến và có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi.
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng đau răng, chẳng hạn như:

  • Rối loạn ăn uống như chán ăn và/hoặc ăn vô độ;
  • Chế độ ăn uống có nhiều đường;
  • Khô miệng;
  • Vệ sinh răng miệng kém;
  • Không dùng chỉ nha khoa;
  • Ợ nóng – nồng độ cao của axit dạ dày có thể làm xói mòn men răng;
  • Hút thuốc, nhai trầu;
  • Thuốc và các phương pháp dùng trong điều trị ung thư.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Bác sĩ chuyên khoa tư vấn thêm cho bạn:

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bắt bệnh đau răng - nhức răng

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán chứng đau răng?

Nha sĩ sẽ khám răng cho bạn và hỏi bệnh sử về răng để giúp chẩn đoán chứng đau răng. Bạn sẽ được hỏi về cơn đau, chẳng hạn như khi nào cơn đau bắt đầu, mức độ nghiêm trọng, vị trí, điều gì làm nặng thêm và điều gì làm dịu cơn đau. Nha sĩ sẽ kiểm tra miệng, răng, lợi, hàm, lưỡi, họng, xoang, tai, mũi và cổ. Trong một số trường hợp, nha sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang cũng như các xét nghiệm khác, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra chứng đau răng.

Nha chu tán – Đánh bay đau răng an toàn tuyệt đối, không tác dụng phụ

Theo thống kê, Việt Nam có hơn 90% người có bệnh về răng miệng như sâu răng, đau nhức răng, viêm lợi, viêm nha chu… và có xu hướng điều trị bằng các bài thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên. 

Với sứ mệnh mang đến giải pháp chăm sóc chăm sóc sức khỏe răng miệng, Vidental là tiên phong trong ỨNG DỤNG công nghệ tân tiến và Y học cổ truyền trong điều trị và phòng ngừa các bệnh lý nha khoa. Do đó, không chỉ đơn thuần giúp khách hàng loại bỏ tình trạng đau răng, chúng tôi mong muốn được lan tỏa “kiến thức” chăm sóc răng miệng đúng cách cho mọi gia đình Việt. 

Phương pháp điều trị  này được đội ngũ chuyên gia tiến hành nghiên cứu chuyên sâu và tích hợp cả Đông – Tây y kết hợp trong cùng một liệu trình. Nhờ đó, quá trình điều trị  tình trạng đau răng tại Vidental đảm bảo đạt được các yếu tố:

  • Hiệu quả cao
  • Không đau, không sưng, người bệnh có thể ăn nhai ngay sau khi điều trị
  • Hạn chế tối đa khả năng tái phát
  • Bảo toàn men răng
  • Hạn chế tình trạng đau răng lây lan sang những răng lân cận

Với những người tình trạng đau răng mới chớm, ở mức độ nhẹ, chỉ cần điều trị bằng bài thuốc thảo mộc NHA CHU TÁN – Được lấy cảm hứng từ bài thuốc nhuộm răng đen của người dân tộc Lự Lai Châu. Sau đó, đội ngũ chuyên gia Trung tâm Thuốc dân tộc tiến hành nghiên cứu, bào chế , thử nghiệm lâm sàng.

Sau nhiều ngày tháng vất vả, bài thuốc giảm đau răng được bào chế thành công và chuyển giao ứng dụng sang Nha Khoa ViDental – Hệ Sinh Thái Nha Khoa Phức Hợp Chuẩn Quốc Tế

Khác với những bài thuốc Đông y trên thị trường, Nha Chu Tán là sự kết hợp hoàn hảo của 2 chế phẩm nhỏ: Nước súc miệng và cao bôi/ thuốc bột. Với những trường hợp mắc bệnh răng miệng mức độ nhẹ, bác sĩ chỉ cần thiết lập liệu trình sử dụng thuốc cho từng người.

Sự kết hợp hoàn hảo đem đến hiệu quả điều trị cao hơn nhờ cơ chế tác động trong ngoài. Thuốc thẩm thấu vào sâu trong kẽ răng, đi thẳng vào vùng niêm mạc lợi để ngăn chặn các triệu chứng và đi sâu loại bỏ căn nguyên, phục hồi thể trạng.

Khi cơ chế ĐÌNH CHỈ – TẤN CÔNG được kích hoạt, người bệnh sẽ cảm thấy rõ mức độ tiến triển của thuốc cụ thể với những người mắc bệnh sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu như sau:

  • Sau 1 – 2 ngày sử dụng: Các cơn đau nhức, tình trạng lợi bị sưng, đỏ, viêm nhiễm có dấu hiệu cải thiện rõ rệt.
  • Sau 3- 5 ngày dùng: Nồng độ vi khuẩn trong khoang miệng được loại bỏ đến 50 – 60%. Vi khuẩn lúc này bị tấn công và đình chỉ không còn cơ hội tổng hợp thức ăn thừa tạo acid phá hủy men răng và bám lại trên thành nướu. Phần nội mạc bên trong miệng giảm sưng rõ rệt.
  • Sau 5 – 7 ngày dùng: Tình trạng sưng tấy, đau nhức giảm đến 80%. Vi khuẩn gây bệnh, nấm trong khoang miệng bị tiêu diệt đến 80 – 90%. Hơi thở người bệnh thơm mát, sảng khoái hơn.
  • Sau 7 ngày sử dụng: Vi khuẩn bị tiêu diệt tận gốc răng không còn đau nhức khó chịu, tình trạng sâu răng cải thiện trên 70%.. 

Thực hiện theo đúng chỉ định của chuyên gia, kết hợp vệ sinh răng miệng đúng cách chỉ sau 7 ngày bạn sẽ sở hữu một hàm răng chắc khỏe, thơm mát, đầy sức sống.

Đây cũng là giai đoạn giúp làm sạch chuyên sâu các loại vi khuẩn, mảng bám còn lại trên răng, làm sạch răng, nuôi dưỡng răng chắc khỏe, ngăn ngừa tình trạng đau răng quay trở lại. Giúp người bệnh có một hàm răng chắc khỏe. 

Có rất nhiều khách hàng khác đánh giá rất cao về phương pháp trị đau răng, ê buốt răng chuyên sâu tại Vidental. Nếu bạn cũng đang gặp rắc rối với tình trạng này, đừng quên liên hệ ngay để được tư vấn kịp thời:

Thông tin liên hệ:

 Vidental – Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha khoa Việt Nam

Những phương pháp nào dùng để điều trị chứng đau răng?

Khi nha sĩ xác định được nguyên nhân gây ra chứng đau răng, họ có thể chọn phương pháp điều trị. Nếu là do sự xuất hiện lỗ sâu, nha sĩ có thể sẽ trám vào lỗ sâu hoặc nhổ răng. Nếu cơn đau răng là do bệnh nhiễm trùng từ dây thần kinh của răng thì cần hút tủy răng. Bác sĩ có thể sẽ cho sử dụng kháng sinh nếu bạn bị sốt hoặc sưng quai hàm. Nếu nguyên nhân là do trám lỏng lẻo hoặc bị hỏng, bác sĩ sẽ loại bỏ mẫu trám và trám lại chỗ đó.

Nếu bạn bị đau và có viêm kèm theo, nha sĩ có thể khuyên sử dụng liệu pháp ánh sáng laser lạnh, thường sẽ kết hợp với một phương pháp khác nữa. Thuốc giảm đau không kê toa hoặc thuốc chống viêm không steroid cũng có thể được sử dụng. Trong trường hợp các phương pháp điều trị không hiệu quả hoặc răng bị chen giữa bởi một chiếc răng khác và xương hàm, răng của bạn có thể cần phải được nhổ bỏ.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của tình trạng đau răng?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Súc miệng bằng nước ấm;
  • Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ các hạt thức ăn hoặc mảng bám nằm ở hai hàm răng;
  • Thoa ít dầu đinh hương vào một mảnh bông nhỏ rồi đưa trực tiếp đến chỗ răng lợi đau để làm dịu chỗ đau;
  • Lấy một miếng gạc lạnh để bên ngoài của má trong trường hợp đau răng do chấn thương;
  • Hạn chế ăn những thức ăn ngọt và nước giải khát;
  • Sử dụng kem đánh răng có chứa florua ít nhất hai lần một ngày;
  • Bỏ thuốc lá.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Tư vấn thêm cho bạn

Cập nhật lúc: 12:00 Chiều , 09/03/2023

Tin liên quan

Ê buốt răng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị ê buốt răng

Ê buốt răng là một bệnh về răng miệng quen thuộc, thường xảy ra khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên, hiện tượng này hoàn toàn có thể...

Trẻ bị đau răng cha mẹ phải làm gì? Có cần đến gặp bác sĩ không?

Đau răng khiến bé khó chịu, ăn uống khó khăn và hay quấy khóc. Vậy khi trẻ bị đau răng thì mẹ phải làm gì, có cần phải đi bác sĩ...

Đau răng khôn phải làm gì để hết đau nhanh nhất?

Đau răng khôn là nỗi ám ảnh mà nhiều người gặp phải, cơn đau có thể xuất hiện khi răng khôn bắt đầu mọc hoặc răng khôn bị sâu, chèn...

Đau răng hàm và cách chữa đau răng hàm theo từng nguyên nhân

Đau răng hàm là tình trạng không phải hiếm gặp nhưng để điều trị tận gốc được bệnh cần xác định được nguyên nhân gây bệnh. Cùng các chuyên gia...

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *