Ê buốt răng hàm là hiện tượng răng bị nhảy cảm, có cảm giác buốt khi ăn các đồ nóng, lạnh, ngọt, chua hay khi hít thở trong thời tiết lạnh. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng này và làm sao để cải thiện?
1. Nguyên nhân ê buốt răng hàm
Theo các bác sĩ, có rất nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng ê buốt răng hàm. Có thể kể đến như:
1.1 Sâu răng
Khi lỗ sâu răng vào sâu phần ngà răng thì khi ăn, acid trong thức ăn làm cho mô ngà răng kích thích, dẫn đến tình trạng ê buốt.
1.2 Mòn răng
Mòn răng là hiện tượng men răng bị mài mòn do ma sát hoặc hoá chất gây nên. Khi men răng bị mất đi thì không thể thay thế được một cách tự nhiên. Răng khi bị mòn sẽ nhạy cảm hơn bình thường, gây nên hiện tượng ê buốt.
1.3 Viêm tuỷ
Tuỷ răng là một ổ chức gồm mạch máu, thần kinh…. nằm trong hốc giữa của phần ngà răng. Viêm tuỷ răng xảy ra khi tuỷ răng phản ứng lại các tác nhân gây bệnh như hoá chất, sang chấn, thay đổi áp suất môi trường,…Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh sẽ bị đau buốt dữ dội ngay cả khi không bị tác động.
1.4 Chấn thương
Răng hàm là loại răng chịu áp lực nhai lớn nhất, dễ bị chấn thương như mẻ, gãy,…Việc mất đi một phần mô răng sẽ dễ làm ngà răng và tuỷ răng lộ ra ngoài gây nên ê buốt.
1.5 Viêm lợi
Viêm lợi là bệnh lý hình thành do các mảng bám tích tụ trên răng lâu ngày. Vi khuẩn ở các mảng bám đó sẽ khiến cho lợi sưng đỏ, chảy máu, viêm nhiễm và răng nhạy cảm hơn bình thường.
1.6 Nguyên nhân khác
– Thẩm mỹ, điều trị nha khoa sai kỹ thuật
Thực hiện thẩm mỹ răng như cạo vôi răng, tẩy trắng răng không đúng kỹ thuật ở các cơ sở nha khoa không uy tín dẫn đến răng bị nhạy cảm và ê buốt.
– Chưa biết cách chăm sóc răng miệng
Đánh răng sai cách, dùng bàn chải tác động lực quá mạnh lên răng, dùng kem đánh răng có độ mài mòn cao….là những nguyên nhân khiến cho lợi bị tổn thương, răng nhạy cảm và từ đó tình trạng ê buốt xuất hiện.
– Chế độ ăn uống kém khoa học
Việc ăn quá nhiều đồ ăn có chứa lượng axit cao như dưa chua, đồ ăn chế biến sẵn thường xuyên dần dần sẽ khiến mòn răng, ê buốt và gây cảm giác khó chịu.
Bác sĩ chuyên khoa tư vấn thêm cho bạn:
- Ê buốt răng sau khi nhổ răng khôn phải làm gì?
- Đau Răng Kiêng Ăn Gì và Nên Ăn Gì Để Không Bị Đau Nhức?
- Ê buốt răng khi mang thai có nguy hiểm không? Cách xử lý như thế nào?
- Ê buốt răng sau khi sinh – Nguyên nhân và cách điều trị nhanh chóng
2. Biện pháp cải thiện tình trạng ê buốt răng hàm
2.1 Tự chăm sóc tại nhà
Để tình trạng răng hàm ê buốt được cải thiện, bệnh nhân cần thực hiện những biện pháp sau:
– Đánh răng đúng cách, lựa chọn bàn chải có kích thước phù hợp, lông bàn chải không cứng và tránh sử dụng lực quá mạnh để không gây tổn thương lợi.
– Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy hàng ngày.
– Để chăm sóc răng miệng toàn diện, cần sử dụng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng.
– Hạn chế ăn các thực phẩm các lượng đường hoặc tính axit cao.
– Hạn chế uống cà phê, bia rượu hay những đồ có chất kích thích.
– Không dùng răng để cố gắng cắn những vật cứng.
Nha chu tán – Đánh bay đau răng an toàn tuyệt đối, không tác dụng phụ
Theo thống kê, Việt Nam có hơn 90% người có bệnh về răng miệng như sâu răng, đau nhức răng, viêm lợi, viêm nha chu… và có xu hướng điều trị bằng các bài thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên.
Với sứ mệnh mang đến giải pháp chăm sóc chăm sóc sức khỏe răng miệng, Vidental là tiên phong trong ỨNG DỤNG công nghệ tân tiến và Y học cổ truyền trong điều trị và phòng ngừa các bệnh lý nha khoa. Do đó, không chỉ đơn thuần giúp khách hàng loại bỏ tình trạng đau răng, chúng tôi mong muốn được lan tỏa “kiến thức” chăm sóc răng miệng đúng cách cho mọi gia đình Việt.
Phương pháp điều trị này được đội ngũ chuyên gia tiến hành nghiên cứu chuyên sâu và tích hợp cả Đông – Tây y kết hợp trong cùng một liệu trình. Nhờ đó, quá trình điều trị tình trạng đau răng tại Vidental đảm bảo đạt được các yếu tố:
- Hiệu quả cao
- Không đau, không sưng, người bệnh có thể ăn nhai ngay sau khi điều trị
- Hạn chế tối đa khả năng tái phát
- Bảo toàn men răng
- Hạn chế tình trạng đau răng lây lan sang những răng lân cận
Với những người tình trạng đau răng mới chớm, ở mức độ nhẹ, chỉ cần điều trị bằng bài thuốc thảo mộc NHA CHU TÁN – Được lấy cảm hứng từ bài thuốc nhuộm răng đen của người dân tộc Lự Lai Châu. Sau đó, đội ngũ chuyên gia Trung tâm Thuốc dân tộc tiến hành nghiên cứu, bào chế , thử nghiệm lâm sàng.
Sau nhiều ngày tháng vất vả, bài thuốc được bào chế thành công và chuyển giao ứng dụng sang Nha Khoa ViDental – Hệ Sinh Thái Nha Khoa Phức Hợp Chuẩn Quốc Tế.
Khác với những bài thuốc Đông y trên thị trường, Nha Chu Tán là sự kết hợp hoàn hảo của 2 chế phẩm nhỏ: Nước súc miệng và cao bôi/ thuốc bột. Với những trường hợp mắc bệnh răng miệng mức độ nhẹ, bác sĩ chỉ cần thiết lập liệu trình sử dụng thuốc trị ê buốt răng cho từng người.
Sự kết hợp hoàn hảo đem đến hiệu quả điều trị cao hơn nhờ cơ chế tác động trong ngoài. Thuốc thẩm thấu vào sâu trong kẽ răng, đi thẳng vào vùng niêm mạc lợi để ngăn chặn các triệu chứng và đi sâu loại bỏ căn nguyên, phục hồi thể trạng.
Khi cơ chế ĐÌNH CHỈ – TẤN CÔNG được kích hoạt, người bệnh sẽ cảm thấy rõ mức độ tiến triển của thuốc cụ thể với những người mắc bệnh sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu như sau:
- Sau 1 – 2 ngày sử dụng: Các cơn đau nhức, tình trạng lợi bị sưng, đỏ, viêm nhiễm có dấu hiệu cải thiện rõ rệt.
- Sau 3- 5 ngày dùng: Nồng độ vi khuẩn trong khoang miệng được loại bỏ đến 50 – 60%. Vi khuẩn lúc này bị tấn công và đình chỉ không còn cơ hội tổng hợp thức ăn thừa tạo acid phá hủy men răng và bám lại trên thành nướu. Phần nội mạc bên trong miệng giảm sưng rõ rệt.
- Sau 5 – 7 ngày dùng: Tình trạng sưng tấy, đau nhức giảm đến 80%. Vi khuẩn gây bệnh, nấm trong khoang miệng bị tiêu diệt đến 80 – 90%. Hơi thở người bệnh thơm mát, sảng khoái hơn.
- Sau 7 ngày sử dụng: Vi khuẩn bị tiêu diệt tận gốc răng không còn đau nhức khó chịu, tình trạng sâu răng cải thiện trên 70%..
Thực hiện theo đúng chỉ định của chuyên gia, kết hợp vệ sinh răng miệng đúng cách chỉ sau 7 ngày bạn sẽ sở hữu một hàm răng chắc khỏe, thơm mát, đầy sức sống.
Đây cũng là giai đoạn giúp làm sạch chuyên sâu các loại vi khuẩn, mảng bám còn lại trên răng, làm sạch răng, nuôi dưỡng răng chắc khỏe, ngăn ngừa tình trạng đau răng quay trở lại. Giúp người bệnh có một hàm răng chắc khỏe.
Có rất nhiều khách hàng khác đánh giá rất cao về phương pháp trị đau răng, răng ê buốt chuyên sâu tại Vidental. Nếu bạn cũng đang gặp rắc rối với tình trạng này, đừng quên liên hệ ngay để được tư vấn kịp thời:
Thông tin liên hệ:
Vidental – Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha khoa Việt Nam
- Website: https://vidental.vn/
- Facebook: Fanpage Nha Khoa ViDental
- Zalo: Viện Nha Khoa Vidental
- Hotline: 0963 526 780
2.2 Điều trị tại các cơ sở nha khoa uy tín
Với những trường hợp bị ê buốt răng nặng, cần đến các cơ sở y tế uy tín để bác sĩ kiểm tra, tìm ra nguyên nhân gây khiến bệnh nhân ê buốt răng hàm và có phương pháp điều trị phù hợp.
Răng bị ê buốt do chấn thương hoặc mài mòn
Nếu răng bị tác động dẫn đến chấn thương hay bị mài mòn, bác sĩ nha khoa sẽ thực hiện:
Trám răng
Phương pháp này được thực hiện để khôi phục răng về trạng thái ban đầu và có chức năng như răng thật bằng cách lấp đầy các khoảng trống trên răng.
Bọc răng sứ
Kỹ thuật bọc răng sứ sẽ được thực hiện bằng cách mài đi một phần răng và sử dụng mão răng sứ để bọc bên ngoài. Qua đó sẽ lấp đi được khoảng trống răng đã mất, giảm được tình trạng khó chịu và tình trạng ê buốt răng hàm cho bệnh nhân.
Răng bị ê buốt do các bệnh lý (viêm tuỷ, sâu răng, viêm lợi…)
Dựa vào tình trạng bệnh lý cụ thể, nha sĩ có chuyên môn tại các cơ sở y tế uy tín sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Các phương pháp được sử dụng có thể kể đến như:
Cạo vôi răng
Vôi răng (cao răng) là phần mảng bám thức ăn dính ở thân răng và nướu. Theo thời gian, nếu không được loại bỏ đi, các mảng bám này sẽ bị vôi hoá, trở nên cứng và không dễ lấy đi được bằng cách vệ sinh răng miệng mà cần dùng đến phương pháp cạo vôi.
Điều trị nội nha
Khi nguyên nhân ê buốt răng có liên quan đến phần tuỷ, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ đi phần tuỷ bằng các dụng cụ nha khoa. Sau đó sẽ tiến hành bọc sứ để răng được bảo tồn.
Nhổ răng
Đây là phương án cuối cùng được hiện, sau khi đã thực hiện các biện pháp trên nhưng không có chuyển biến, bệnh nhân ê buốt răng hàm tái phát nhiều lần.
Bài viết trên đây đã mang đến những thông tin chi tiết về nguyên nhân và phương pháp cải thiện tình trạng ê buốt răng hàm. Cách tốt nhất để giữ cho răng miệng luôn khoẻ mạnh đó là khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần nhé.
Tư vấn thêm cho bạn