Loét áp tơ, hay còn gọi là nhiệt miệng, là một trong những bệnh lý thường gặp ở niêm mạc miệng. Trung bình khoảng 20% dân số mắc bệnh và tái phát nhiều lần. Thường gặp nhất là trường hợp người bệnh có một vết loét ở niêm mạc môi, má. Vết loét gây đau nhiều, đặc biệt khi chạm phải, tiếp xúc với thức ăn có vị chua, cay. Người bệnh thường gặp khó khăn trong ăn nhai, nói. Do đó làm ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống. Một số trường hợp nặng hơn, bệnh kéo dài làm suy kiệt sức khỏe.
Loét áp tơ là gì?
Nhiệt miệng hay còn được gọi với nhiều tên như loét áp-tơ (aphthous ulcer), lở miệng. Đây là bệnh lý ở niêm mạc miệng, gây đau, tái phát nhiều lần. Bệnh có đặc trưng là vết loét hình tròn hay bầu dục, đáy màu trắng xám.
Bệnh được chia thành 3 thể:
- Áp-tơ đơn giản.
- Áp-tơ khổng lồ.
- Áp-tơ dạng Herpes.
Số lượng vết loét, thời gian lành vết thương, độ nặng phụ thuộc vào tùy thể bệnh.
Nguyên nhân gây loét áp tơ
Mặc dù bệnh khá phổ biến, hiện nay nguyên nhân gây nhiệt miệng chưa được xác định rõ ràng. Tuy vậy, khoa học đã biết được bệnh liên quan đến cơ chế miễn dịch của cơ thể. Một số yếu tố kích thích, tác động đến cơ chế miễn dịch, có thể gây khởi phát bệnh bao gồm:
1. Chấn thương tại chỗ
Chấn thương nhỏ do cắn môi, má, chải răng, do hàm giả cũng là yếu tố nguy cơ gây loét áp-tơ.
2. Stress
Nhiều nghiên cứu cho thấy loét áp-tơ thường gặp ở người bị stress, căng thẳng kéo dài.
3. Dinh dưỡng
Cơ thể thiếu một số vitamin (B1, B2, B6, B12, C), canxi, kẽm, sắt, axit folic cũng có thể gây nhiệt miệng.
4. Dị ứng thức ăn
Một số thức ăn, nước uống, hóa chất có khả năng gây kích thích, khởi phát bệnh.
5. Nội tiết tố
Thay đổi nội tiết tố có mối liên quan đến nhiệt miệng.
6. Nhiễm khuẩn
Một số tạp khuẩn hệ đường ruột trong miệng được coi là yếu tố nguy cơ.
7. Bệnh lý
Hội chứng Behcet, bệnh Celiac, Reiter’s… có triệu chứng là tình trạng nhiệt miệng.
8. Yếu tố khác
Thuốc, di truyền, tuổi, giới tính… là những yếu tố nguy cơ gây nhiệt miệng.
Bác sĩ chuyên khoa tư vấn thêm cho bạn:
- Cách chữa nhiệt miệng bằng MẬT ONG
- 4 Cách Chữa Nhiệt Miệng Bằng Nha Đam Hay, Dễ Thực Hiện
- Chữa Nhiệt Miệng Bằng Cà Tím Dễ Dàng Nhờ Mẹo Dân Gian
- Chữa Nhiệt Miệng Bằng Rau Diếp Cá Thế Nào Hiệu Quả, An Toàn?
Phân loại triệu chứng loét áp tơ
Tùy theo thể bệnh mà triệu chứng bệnh sẽ khác nhau. Biểu hiện bệnh rất quan trọng để bác sĩ chẩn đoán bệnh. Dù thể bệnh nào thì nhiệt miệng cũng thường xuyên tái phát. Đau nhiều, đặc biệt khi sờ chạm hay ăn thức ăn cay, nóng, mặn, chua, ngọt.
Áp-tơ đơn giản
Đây là thể bệnh thường gặp nhất, chiếm 80-90% loét áp-tơ. Biểu hiện bệnh thường là 1 vết loét (hiếm khi 2), hình tròn hay bầu dục. Vết loét gây đau nhiều, bờ viêm đỏ, đáy trắng xám, đường kính nhỏ hơn 1cm. Vị trí thường gặp là ở niêm mạc môi, má, lưỡi, sàn miệng. Thông thường vết loét sẽ tự lành sau 7 – 14 ngày và không để lại sẹo.
Áp-tơ khổng lồ
Đây là thể bệnh nặng nhất, chiếm khoảng 10% tổng số bệnh. Thường gặp vết loét rất đau ở môi, khẩu cái mềm, trụ amidan. Nhiều vết loét (5 – 10) sâu, bờ vết loét gồ, đáy trắng, kích thước 1-3cm. Thời gian lành thương lâu hơn thể đơn giản (từ 2 – 6 tuần), hay để lại sẹo. Thể bệnh này thường gây tái phát liên tục và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe toàn thân.
Áp-tơ dạng Herpes
Chiếm khoảng 1-10% loét áp-tơ. Bệnh biểu hiện với nhiều vết loét nông (từ 10 – 100), thành từng chùm. Đường kính vết loét khoảng 2 – 3mm, gây đau. Bệnh tái phát sau khoảng thời gian ngắn kể từ khi lành thương, liên tục trong khoảng 3 năm. Thông thường bệnh sẽ khỏi sau 2 tuần, có thể để lại sẹo.
Khi nào bạn nên đi gặp bác sĩ?
Đa phần các trường hợp nhiệt miệng sẽ tự khỏi trong khoảng 2 tuần mà không cần uống thuốc. Tuy nhiên bạn nên đến gặp bác sĩ, nếu có kèm thêm một trong các triệu chứng sau:
- Sốt cao.
- Chảy máu nướu răng.
- Vét loét có đáy sờ cứng.
- Vết loét ngày càng lớn, có mủ.
- Loét miệng không lành sau 2 tuần.
- Đường kính vết loét lớn hơn 1cm, tái phát liên tục.
- Xuất hiện những mảng trắng hay đỏ tại lưỡi, niêm mạc miệng.
- Vết loét gây đau nhiều, ảnh hưởng đến hoạt động ăn, nhai, nói, nuốt, không chải răng được.
Chấm dứt nỗi đau nhiệt miệng, lở loét nhớ thảo dược Nha Chu Tán
Nhiệt miệng, lở loét trong miệng là tình trạng viêm nhiễm nhỏ nhưng gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Đặc biệt, đau tăng khi ăn các đồ nhiều gia vị, do đó bất kỳ ai nào cũng mong muốn tìm được giải pháp dứt điểm tình trạng này.
Bài thuốc Nha Chu Tán được đánh giá là hiệu quả vượt trội trong các trường hợp nhiệt miệng, lở loét trong miệng tái đi tái lại nhiều lần. Với thành phần chủ yếu là thảo dược thiên nhiên nên hầu hết các chế phẩm của Nha Chu Tán được phân phối và ứng dụng tại Viện nha khoa Vidental đều có mùi thơm dễ sử dụng. Đặc biệt với nước súc miệng, người dùng sẽ cảm thấy thoáng mát, sạch thơm khoang miệng chỉ sau một vài lần vệ sinh.
Bài thuốc có thành phần 100% thảo dược tự nhiên, đạt chuẩn GACP – WHO, có dược tính cao đi sâu vào xử lý các triệu chứng gây bệnh, loại bỏ tận gốc các căn nguyên gây đau răng như sâu răng, viêm nha chu, viêm lợi… Đặc biệt bài thuốc vô cùng lành tính, an toàn, dùng được cho trẻ trẻ trên 5 tuổi.
So với những loại thuốc tây y và đông y trên thị trường, Nha Chu Tán đã chứng minh được công dụng cao gấp nhiều lần thông thường. Tuân thủ đúng theo các chỉ dẫn từ chuyên gia, bác sĩ, người bệnh có thể loại bỏ dứt điểm nhiệt miệng, loét miệng chỉ sau MỘT LIỆU TRÌNH.
Sau khi thuốc thẩm thấu, sẽ kích hoạt cơ chế ĐÌNH CHỈ (giảm đau kháng viêm) – TẤN CÔNG (tiêu diệt vi khuẩn, nấm khoang miệng), đồng thời tập trung vào việc tái tạo mô nướu, tăng sức đề kháng để phòng bệnh tái phát từ bên trong giúp chấm dứt triệu chứng lại loại bỏ hoàn căn nguyên.
Thông thường, người bệnh gọi điện đến Vidental thăm khám và điều trị bệnh nhiệt miệng sẽ được bác sĩ chỉ định phác đồ Nha Chu Tán bao gồm:
- Nước súc miệng
- Cao bôi
Khi sử dụng theo đúng phác đồ bác sĩ chỉ định, sản phẩm mang lại cơ chế đặc trị từ trong ra ngoài vừa xử lý các triệu chứng hôi miệng, đau nhức, ê buốt răng vừa làm hồng hào, chắc khỏe mô lợi và TẤN CÔNG TẬN GỐC vi khuẩn, nấm gây bệnh chỉ sau 7 ngày. Từ đó vết viêm loét miệng nhanh chóng hồi phục và không phát triển rộng giúp người sử dụng tiết kiệm thời gian điều trị.
Bài thuốc được bào chế dưới dạng thuốc bột, gel bôi, nước súc miệng nên vô cùng tiện lợi cho người sử dụng. Ngoài ra, bài thuốc còn có tác dụng chống viêm lợi, trị hôi miệng, viêm nha chu, nấm lưỡi, sâu răng, giúp tăng khả năng bảo vệ răng miệng.
Dưới đây là một số phản hồi của khách hàng:
Chị Nguyễn Thu Thảo (29 tuổi – Đà Nẵng), tạm biệt nhiệt miệng, chảy máu chân răng từ khi biết đến Vidental và bài thuốc Nha Chu Tán.
“Thấy ai mách dùng cái gì để giảm nhiệt miệng, chảy máu chân răng tôi đều làm theo nhưng không cải thiện được nhiều. Thế mà từ khi dùng Nha Chu Tán, các triệu chứng cũng giảm hẳn. Nước súc miệng có mùi thơm nhè nhẹ của dược liệu, một ngày dùng 2 lần mà thấy miệng sạch thơm thích lắm. Bạn bè tôi nhiều đứa hay nhậu nhẹt cũng bị nhiệt miệng suốt, tôi mách cho dùng, đứa nào cũng khen. Công nhận bài thuốc này hay quá!”
Hiện nay, Nha Chu Tán là giải pháp chữa nhiệt miệng an toàn được mọi người khuyên dùng. Bài thuốc đã chuyển giao thành công sang Nha Khoa ViDental được phân phối tại đây và các phòng nha liên kết. Hãy gọi ngay để được tư vấn liệu trình phù hợp.
CHẤM DỨT NHIỆT MIỆNG, LỞ LOÉT MIỆNG NGAY HÔM NAY
Thông tin liên hệ:
Trung Tâm Khám & Điều Trị Bệnh Răng Miệng – ViDental Care
- Website: https://videntalcare.com/
- Facebook: Trung Tâm Khám & Điều Trị Bệnh Răng Miệng – ViDental Care
- Zalo: ViDental Care
- Hotline: 0888298102
Quá trình chẩn đoán loét áp tơ
Thông thường, các xét nghiệm không cần thiết phải thực hiện. Bác sĩ sẽ chẩn đoán nhiệt miệng thông qua hỏi bệnh và triệu chứng khi thăm khám trong miệng.
Bên cạnh triệu chứng, những gì bạn trả lời với bác sĩ rất quan trọng để chẩn đoán đúng. Ví dụ như bạn đã từng bị trước đây, đau nhiều, bệnh tự lành sau khoảng 2 tuần. Đây là những biểu hiện quan trọng để nghĩ đến chẩn đoán loét áp-tơ.
Ở thể bệnh áp-tơ khổng lồ, cần 2 – 6 tuần để vết loét lành. Điều này thường gây cho người bệnh tâm lý lo sợ vì nghĩ đó là bệnh ác tính. Lúc này, cần có chẩn đoán và hướng dẫn điều trị từ bác sĩ để trấn an bệnh nhân.
Cách điều trị loét áp tơ
Đa phần các trường hợp áp-tơ đơn giản sẽ tự khỏi sau 2 tuần mà không cần dùng thuốc. Một số trường hợp nặng, áp-tơ khổng lồ, hay áp-tơ dạng Herpes cần sử dụng thuốc, các biện pháp bổ trợ khác. Điều này giúp nhanh lành thương, giảm triệu chứng và tránh tái phát nhiều lần. Những thuốc này chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ.
Thuốc
Thuốc giảm đau thường được chỉ định nhất giúp giảm triệu chứng. Thuốc tê bôi tại chỗ được sử dụng để giảm đau tại vết loét. Một số thuốc dạng mỡ, gel bôi giúp che chở vết loét, giảm nhạy cảm đau khi ăn, nhai. Kháng viêm corticoids dạng bôi tại chỗ, hay súc miệng cũng thường được kê toa. Trường hợp áp-tơ khổng lồ nặng, corticoids dạng uống dùng kết hợp với đường tại chỗ được chỉ định.
Trong trường hợp có nhiễm trùng kèm theo, kháng sinh hoặc thuốc kháng virus có hiệu quả tốt. Ngoài ra, việc bổ sung vitamin, khoáng chất, axit Folic cũng được lưu ý.
>>> XEM THÊM: Top 10 Loại Thuốc Nhiệt Miệng Bôi Tốt Có Hiệu Quả Nhanh
Laser
Trong những phương pháp hiện nay, laser được coi là phương pháp hiện đại và hiệu quả. Phương pháp này đang từng bước áp dụng rộng rãi trong điều trị nhiệt miệng.
Những cách chăm sóc tại nhà
Biện pháp tự chăm sóc tại nhà rất hữu ích, vì đa phần nhiệt miệng sẽ tự khỏi. Bạn có thể tham khảo một số biện pháp sau đây:
Giữ vệ sinh răng miệng
Dùng bàn chải với lông mềm, tránh loại kem chải răng gây kích ứng.
Thuốc súc miệng
Nên dùng nước muối hoặc thuốc súc miệng chứa chất kháng khuẩn như chlohexidine. Tránh dùng thuốc súc miệng chứa cồn.
Hạn chế thực phẩm
Ăn, uống những thực phẩm có vị mạnh, chua, cay, ngọt, mặn, nóng, đồng thời không nhai kẹo sing-gum cho đến khi lành vết thương.
Chế độ ăn
Lành mạnh, đủ chất, nhiều rau củ. Mật ong, nha đam bôi lên vết loét giúp tránh kích ứng, hạn chế nhiễm trùng, nhanh lành thương.
>>> XEM THÊM: Các Cách Chữa Nhiệt Miệng Tại Nhà Hiệu Quả Nhất
Biện pháp phòng ngừa loét áp tơ
Chìa khóa để phòng ngừa nhiệt miệng là hạn chế tối đa những yếu tố nguy cơ. Một số biện pháp bạn có thể áp dụng như sau:
- Chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý để hạn chế stress.
- Chế độ ăn uống đủ chất, bổ sung vitamin và các chất khoáng.
- Giữ vệ sinh răng miệng tốt, hạn chế xáo trộn hệ vi khuẩn trong miệng.
- Tránh tổn thương niêm mạc miệng, chải răng nhẹ nhàng, sửa chữa hàm giả khi không còn khít sát, không cắn môi, má.
Tư vấn thêm cho bạn