Bài thuốc chữa nhiệt miệng bằng Đông y nào tốt nhất hiện nay? Đông y trong điều trị nhiệt miệng nói riêng và bệnh lý khác nói chung được người bệnh vô cùng tin tưởng bởi tính an toàn, không tác dụng phụ. Đây là cách chữa nhiệt miệng tại nhà an toàn,hiệu quả, thích hợp với một số đối tượng cần hạn chế sử dụng thuốc tây như phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú hoặc những người dị ứng với thành phần của thuốc.
![Tìm hiểu bài thuốc chữa nhiệt miệng bằng Đông y hiệu quả 5 Nhiệt miệng là bệnh lý gây ra nhiều sự khó chịu cho người bệnh](https://centerforhealthreporting.org/wp-content/uploads/2020/07/nhiet-mieng-1.jpg)
Nhiệt miệng là tình trạng các vết loét ở miệng có hình tròn, oval với màu trắng vàng, viền đỏ. Chúng thường xuất hiện ở niêm mạc miệng như má trong, dưới lưỡi, nướu,…Nhiệt miệng tuy không nguy hiểm nhưng gây cho người bệnh rất nhiều phiền toái và đau nhức khó chịu.
Để điều trị chứng nhiệt miệng hiện nay có rất nhiều phương pháp cho hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, chữa nhiệt miệng bằng Đông y vẫn là biện pháp được ưu tiên sử dụng hơn cả bởi tính an toàn và hiệu quả mà chúng mang lại.
Vì sao nên áp dụng Đông y trong điều trị nhiệt miệng?
Thuốc Đông y trị nhiệt miệng là một phương pháp được áp dụng rất nhiều trong điều trị chứng nhiệt miệng từ xưa đến nay. Tuy nhiên rất nhiều người không biết hết công dụng của bài thuốc Đông y chữa nhiệt miệng như thế nào và vì sao chúng ta nên sử dụng Đông y trong quá trình chữa bệnh?
![Tìm hiểu bài thuốc chữa nhiệt miệng bằng Đông y hiệu quả 6 Bài thuốc chữa nhiệt miệng bằng Đông y nào hiệu quả](https://centerforhealthreporting.org/wp-content/uploads/2020/09/bai-thuoc-chua-nhiet-mieng-2.jpg)
Theo Đông y, nhiệt miệng được liệt vào chứng “Khẩu cam”, bệnh do nhiệt độc xâm nhập và tích tụ, hỏa hư, thấp nhiệt và kết hợp với âm hư. Bệnh không tự nhiên mà thành, chúng thường có nguy cơ cao xuất hiện khi chính khí suy giảm không chống chọi được với các tác nhân bất lợi từ bên ngoài.
Điều trị bệnh bằng Đông y, thầy thuốc sẽ kê đơn các bài thuốc sử dụng dược liệu tự nhiên 100%. Người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng thuốc, độ an toàn lành tính và không lo ngại tác dụng phụ. Đây cũng chính là lý do vì sao chữa nhiệt miệng bằng Đông y được nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn và các bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng.
Đông y chia chứng nhiệt miệng ra làm 2 nguyên nhân chính tương ứng với từng phác đồ điều trị khác nhau:
- Nhiệt miệng do Thực hỏa
- Nhiệt miệng do Hư hỏa
Có rất nhiều bài thuốc chữa nhiệt miệng Đông y chữa nhiệt miệng do thực hỏa và hư hỏa. Dưới đây, chúng tôi xin gửi đến bạn đọc những phương thuốc phổ biến nhất hiện nay và cho hiệu quả tốt.
Bác sĩ chuyên khoa tư vấn thêm cho bạn:
- Nhiệt miệng sưng môi – nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị
- 7 Loại Kem Đánh Răng Trị Nhiệt Miệng Được Ưa Chuộng Nhất
- Nhiệt miệng uống gì ? Những loại nước nên uống khi bị nhiệt miệng, loét miệng
- Nhiệt Miệng Nên Uống Vitamin Gì Để Giúp Nhanh Hồi Phục?
Những bài thuốc chữa nhiệt miệng bằng Đông y tốt nhất hiện nay
Các bài thuốc Đông y sử dụng các thảo dược từ tự nhiên, gia giảm theo công thức và tùy thuộc vào cơ địa của từng người để có thể cho ra phương thuốc tốt nhất. Dựa theo nguyên nhân gây bệnh, Đông y tập trung chủ yếu vào đẩy lùi các yếu tố gây hại đồng thời nâng cao chính khí. Từ đó giúp chúng ta cải thiện bệnh tận gốc và ngăn ngừa bệnh tái phát về sau.
Cùng tìm hiểu các bài thuốc chữa nhiệt miệng bằng thuốc Nam dưới đây để lựa chọn cho mình biện pháp chữa bệnh phù hợp nhất.
Bài thuốc chữa nhiệt miệng thuộc chứng Thực hỏa
Bệnh nhiệt miệng bắt nguồn từ chứng thực hỏa đặc trưng bởi các vết loét sưng đỏ, đau rát và tập trung nhiều thành các nốt ở vùng niêm mạc trong miệng. Đôi khi mụn mọc tại lưỡi thành các đám, nặng hơn thì có mủ trắng.
Người bệnh luôn có cảm giác đau nhói và nóng rát tại vết loét miệng, đau nhức tăng lên khi ăn thức ăn mặn, đồ chua, cay. Miệng thường trong trạng thái khô, miệng có mùi hôi, nước tiểu vàng hơn bình thường, táo bón,…
![Tìm hiểu bài thuốc chữa nhiệt miệng bằng Đông y hiệu quả 7 Bài thuốc phù hợp với các trường hợp nhiệt miệng do thực hỏa có kèm theo táo bón](https://centerforhealthreporting.org/wp-content/uploads/2020/09/bai-thuoc-chua-nhiet-mieng-3.jpg)
Bài thuốc chữa nhiệt miệng do thực hỏa sẽ tập trung vào làm giảm đau nhức ở miệng, đồng thời tiêu viêm, giải độc thanh nhiệt cơ thể, nâng cao sức khỏe. Có thể kể đến các bài thuốc như:
Bài thuốc chữa nhiệt miệng làm giảm đau:
- Chuẩn bị: Tế tân, đinh hương, cam thảo theo tỷ lệ 4 : 6 : 6.
- Đem dược liệu đi rửa sạch, sau đó hãm cùng với 50ml nước sôi (đậy kín để tinh dầu không bị bay hơi).
- Để khoảng 15 – 20 phút rồi mở nắp, để đến khi nguội bớt.
Khi uống thuốc, bạn nên uống chậm rãi từng ngụm nhỏ và ngậm trong miệng khoảng 2 – 4 phút để thuốc có thể thẩm thấu giúp làm dịu cơn đau.
Bài thuốc uống điều trị số 1:
- Chuẩn bị: Sinh địa, huyền sâm, thạch cao, ngọc trúc, cam thảo.
- Đem nguyên liệu đi rửa sạch, sắc với nước sôi cạn còn 2 bát nước thì tắt bếp.
- Uống mỗi ngày 1 thang thuốc khi còn ấm để điều trị bệnh.
- Sau khi uống liền từ 3 – 5 thang, nghỉ ngơi vài ngày rồi tiếp tục uống đợt sau.
Bài thuốc uống điều trị số 2:
- Chuẩn bị các vị thuốc: Sinh địa, mộc thông, trúc diệp, thăng ma, thạch cao, lô căn,…
- Đem sắc với nước mỗi ngày 1 thang thuốc.
- Uống thuốc khi còn ấm, sử dụng hết thuốc trong ngày và không để sang hôm sau.
Bài thuốc chữa nhiệt miệng số 2 rất phù hợp cho những bệnh nhân bị nhiệt miệng có kèm theo hiện tượng lưỡi đỏ, ngủ không sâu giấc, táo bón, tiểu tiện nóng. Kiên trì uống thuốc cho đến khi táo bón đỡ hẳn tức là bệnh đã đỡ nhiều. Sau khi bệnh đã khỏi, nên dùng dư thêm vài thang để sức khỏe được ổn định hơn.
Nha Chu Tán – Thảo dược tự nhiên xua tan nỗi lo nhiệt miệng, loét miệng
Viêm loét miệng có thể gây bởi rất nhiều nguyên nhân:
- Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori…, nhiễm virus Herpes, nhiễm nấm candida.
- Chấn thương miệng do bàn chải quá cứng, vô tình cắn vào miệng, chấn thương do chơi thể thao, can thiệp nha khoa…
- Kem đánh răng và nước súc miệng có chứa natri lauryl sulfate
Để loại bỏ tận gốc những nguyên nhân này, người bệnh có thể tham khảo bài thuốc Nha Chu Tán được nghiên cứu và phát triển từ bài thuốc cổ của người dân tộc Lự Lai Châu, được đội ngũ chuyên gia Trung tâm Thuốc dân tộc bào chế thành công.
Bài thuốc là sự kết hợp hoàn hảo từ hơn 30 vị thảo dược quý khác nhau, có công dụng điều trị bệnh cực cao như rễ cây mật gấu, hương nhu hun khói, nhân trung bạch, bách thảo sương, ô long vĩ…
Với những thảo dược kể trên, đội ngũ y bác sĩ Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã nghiên cứu tỉ mỉ từng thành phần thảo dược và cân đo từng thành phần thảo dược. Với sự đầu tư công sức và cái tâm của mình, Trung tâm Thuốc dân tộc tìm ra tỷ lệ thuốc hợp lý, đặc trị nhiệt miệng, lở loét miệng.
Với thành phần 100% các thảo dược có dược tính cao, tự nhiên, an toàn và chưa ghi nhận tác dụng phụ. Đặc biệt hơn, trong số các vị thuốc sử dụng có đến 70% được trồng tại các mô hình dược liệu sạch đạt chuẩn GACP – WHO của Thuốc dân tộc tại các tỉnh Hưng Yên, Lao Cai, Hà Giang. Chính vì thế, thuốc vô cùng lành tính, phù hợp với rất nhiều đối tượng sử dụng như trẻ nhỏ (trên 5 tuổi), người có địa yếu kém, người cao tuổi…
Ứng dụng công nghệ hiện đại, Nha Chu Tán được bào chế thành dạng thuốc bột, cao bôi, nước súc miệng. Công nghệ bào chế hiện đại giúp dược chất thấm sâu vào chân răng, khoang miệng tăng hiệu quả sử dụng.
Thông thường 1 liệu trình điều trị nhiệt miệng, lở miệng bao gồm 1 lọ nước súc miệng và 1 cao bôi. Thuốc bôi có tác dụng can thiệp trực tiếp vào ổ viêm, đẩy lùi cảm giác đau rát, căng tức và nhanh chóng tái tạo tổn thương. Trong khi đó, nước súc miệng giúp rửa trôi cặn bám, vi khuẩn trong khoang miệng, cản trở quá trình bám vào chân răng, kẽ răng.
Bằng việc kết hợp sử dụng đồng thời thuốc bôi và nước súc miệng chủ trị theo phác đồ Đình Chỉ (Kháng viêm, giảm đau) – Tấn công (Gia tăng tác động làm giảm triệu chứng).
Đây cũng có thể xem là một cơ chế tác động kép, vừa điều trị, vừa hỗ trợ phòng ngừa các bệnh lý răng miệng điển hình mà người Việt nào cũng đang gặp phải. Cũng là điểm khác biệt khiến Nha Chu Tán được tin dùng giữa vô vàn loại sản phẩm chữa bệnh răng miệng khác hiện nay.
Chỉ sau 7 ngày sử dụng rất nhiều người bị nhiệt miệng đều phản hồi hiệu quả rất tốt:
- Ngày 1 – 3: Những biểu hiện lở loét, nhiệt miệng không phát triển và lan rộng. Vết lở bắt đầu khô miệng và hồi phục
- Ngày 4 – 6: Tình trạng khu vực bị viêm cải thiện rõ rệt, việc ăn uống trở nên thoái mái.
- Sau 7 ngày: Khu vực bị lở loét khỏi hẳn, phần niêm mạc tái tạo hồng hào, hơi thở trở nên thơm mát và dễ chịu.
Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Hữu Tuấn (Làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc) nhận định về Nha Chu Tán:
“ Sau nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng trên 600 người bệnh bị viêm lợi, nha chu, hôi miệng, lở loét miệngchúng tôi nhận thấy rằng thời gian khỏi bệnh chỉ sau 7 ngày đạt đến 70%, số còn lại mức độ bệnh nặng mất từ 2 – 3 liệu trình rút ngắn thời gian sử dụng thuốc, đảm bảo được tính an toàn, dùng được cho nhiều đối tượng”.
Bài thuốc Nha Chu Tán không chỉ giúp người bệnh loại bỏ tình trạng lở lớt, nhiệt miệng; còn giúp loại bỏ nhanh chóng các yếu tố gây bệnh răng miệng; đạt hiệu quả tối ưu trong điều trị viêm lợi, ê chân răng, chảy máu chân răng, sâu răng…
Sản phẩm hiện đang được phân phối tại ViDental Care. Để biết thêm thông tin về sản phẩm, bạn có thể liên hệ theo hotline: 0888298102 hoặc TƯ VẤN CÙNG CHUYÊN GIA:
Thông tin liên hệ:
Trung Tâm Khám & Điều Trị Bệnh Răng Miệng – ViDental Care
- Website: https://videntalcare.com/
- Facebook: Trung Tâm Khám & Điều Trị Bệnh Răng Miệng – ViDental Care
- Zalo: ViDental Care
- Hotline: 0888298102
Điều trị nhiệt miệng do chứng Hư nhiệt
Tình trạng nhiệt miệng do hư nhiệt thường gặp nhiều ở những bệnh nhân có thể trạng gầy gò, miệng luôn trong trạng thái khô ráo. Vết nhiệt miệng thường không sưng, đỏ quanh miệng vết thương, nước tiểu ít đi và có màu vàng,…
![Tìm hiểu bài thuốc chữa nhiệt miệng bằng Đông y hiệu quả 8 Bài thuốc chữa nhiệt miệng do chứng hư nhiệt](https://centerforhealthreporting.org/wp-content/uploads/2020/09/bai-thuoc-chua-nhiet-mieng-4.jpg)
Bệnh nhiệt miệng trong trường hợp này thường tái phát nhiều lần, tự khỏi và đột ngột xuất hiện thường xuyên. Người bệnh nên áp dụng các bài thuốc chữa nhiệt miệng như sau:
Bài thuốc số 1:
- Chuẩn bị: Sa sâm, mạch môn, hoàng bá, sinh địa, cam thảo,… mỗi vị 4g.
- Đem sắc cùng với nước và uống thành nhiều lần trong ngày.
- Sử dụng liên tục từ 5 – 10 thang, sau đó ngưng vài ngày rồi tiếp tục.
Bài thuốc số 2:
- Chuẩn bị: Sinh địa, hoài sơn, hoàng bá, phục linh, đan bì, huyền sâm,…
- Nếu người bệnh bị mất ngủ, có thể cho thêm táo nhân sao đen, vừng đen,…
- Đem các vị thuốc đi sắc lấy nước uống.
- Mỗi ngày sử dụng 1 thang và kiên trì điều trị cho đến khi khỏi hẳn.
>>> XEM THÊM: Top 10 Loại Thuốc Nhiệt Miệng Bôi Tốt Có Hiệu Quả Nhanh
Lưu ý khi sử dụng các bài thuốc chữa nhiệt miệng bằng Đông y
Đông y giúp điều trị bệnh nhiệt miệng an toàn, hiệu quả và không lo tái phát lâu dài. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, để đạt được công hiệu tốt nhất đòi hỏi người dùng phải lưu ý những vấn đề sau:
- Thuốc Đông y sử dụng dược tính tự nhiên có trong cây cỏ, vì vậy thời gian phát huy tác dụng thuốc thường lâu hơn so với Tây y.
- Người bệnh cần kiên trì sử dụng thuốc Đông y trong thời gian nhất định, tuân thủ liệu trình thì mới có kết quả tốt. Không nên bỏ dở thuốc giữa chừng vì chúng sẽ không còn hiệu quả điều trị nữa.
- Bạn nên đến thăm khám trước tại các cơ sở Y học cổ truyền uy tín, sau đó nhận kê đơn bốc thuốc từ các thầy thuốc giàu kinh nghiệm. Không được tự ý mua thuốc kết hợp để dùng vì chúng có thể gây tác dụng phụ cho sức khỏe.
- Không nên kết hợp nhiều phương pháp điều trị khi chưa tham khảo ý kiến từ phía bác sĩ chuyên khoa.
- Trong quá trình điều trị, người bệnh cũng cần thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học. Nên bổ sung nhiều thực phẩm có lợi cho sức khỏe, những loại vitamin, dưỡng chất thiết yếu để nâng cao sức đề kháng cơ thể.
- Bổ sung vitamin C giúp làm lành các vết thương, kháng khuẩn và giảm viêm nhiễm qua cam, quýt, bưởi, dâu tây, nho,…
- Không nên ăn các loại đồ ăn cay nóng, những thực phẩm đóng hộp, đồ ăn nhiều dầu mỡ, các loại chất kích thích vì chúng gây nóng trong và khiến nhiệt miệng thêm nghiêm trọng.
- Hạn chế ăn đồ ăn mặn để tránh tổn thương niêm mạc miệng, đặc biệt là các vết thương hở.
- Một số vị thuốc Đông y cần thận trọng với phụ nữ đang mang thai hay chị em đang cho con bú, bạn nên tham khảo bác sĩ trước khi dùng.
- Trong quá trình sử dụng, nếu thấy các hiện tượng bất thường thì nên dừng thuốc luôn và thăm khám sớm để kiểm soát tình hình sức khỏe.
Tư vấn thêm cho bạn