Bệnh tổ đỉa ở trẻ em là tình trạng viêm nhiễm lớp thượng bì của da, khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu, lâu dài gây gầy sút cân, ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của trẻ. Do hệ miễn dịch còn non yếu nên trẻ dễ mắc bệnh và khó điều trị hơn. Để thuận lợi cho việc chăm sóc, phòng ngừa và điều trị, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bậc phụ huynh những thông tin hữu ích về nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa dứt điểm căn bệnh này.
Tổ đỉa ở trẻ em là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Bệnh tổ đỉa ở trẻ em là một dạng đặc biệt của bệnh chàm – eczema. Bệnh được đặc trưng bởi sự xuất hiện các mụn nước li ti, mọc sâu dưới lớp da dày, cứng, khó vỡ. Các mụn nước này khu trú chủ yếu ở bàn tay, bàn chân, các ngón và kẽ ngón tay, chân và không bao giờ mọc quá cổ tay, cổ chân. Lớp da bị tổn thương do bệnh tổ đỉa thường sẽ bong tróc, dày sừng, làm trẻ ngứa ngáy, khó chịu.
Với người lớn, bệnh tổ đỉa có thể không quá nguy hiểm và vẫn trong một giới hạn chịu đựng nào đó. Tuy nhiên, với trẻ nhỏ, bệnh tổ đỉa thường kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm hơn.
Các mụn nước mọc lên ngày càng nhiều khiến trẻ ngứa ngáy, quấy khóc, bỏ bú, bỏ ăn. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến sức đề kháng của trẻ giảm sút, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus tấn công gây bệnh.

Hơn nữa, do có làn da mỏng manh hơn người lớn, nên khi bị tổn thương do bệnh tổ đỉa, hàng rào bảo vệ da của trẻ dễ bị suy giảm, dẫn đến bội nhiễm.
Nghiêm trọng hơn với những trường không được can thiệp điều trị, vệ sinh đúng cách, thường xuyên cào gãi, trẻ dễ dàng đối mặt với các biến chứng:
- Tổ đỉa bội nhiễm: Da trẻ có thể bị bội nhiễm, ứ mủ, đau nhức và sưng tấy nặng, dẫn đến các triệu chứng toàn thân như nổi hạch bạch huyết, sốt cao, co giật…
- Lichen hóa: Là hệ quả do trẻ thường xuyên cào gãi, chà xát mạnh lên vùng da bị bệnh khiến da dày sừng, thâm nhiễm, nổi cộm và ngứa ngáy dai dẳng. Biến chứng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến ngoại hình, khiến trẻ tự ti, mặc cảm kéo dài.
Dấu hiệu nhận biết bệnh tổ đỉa ở trẻ em
Khác với người lớn, bệnh tổ đỉa có tính nguy hiểm và nghiêm trọng hơn đối với trẻ em. Vì vậy, cha mẹ không nên chủ quan. Ngay khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu mắc bệnh tổ đỉa dưới đây, các phụ huynh nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời:
- Nổi mụn nước trên da: Các mụn nước li ti, có màu trắng đục, kích thước nhỏ từ 1 – 3mm, mọc thành từng đám là triệu chứng đầu tiên để nhận biết bệnh tổ đỉa ở trẻ. Các mụn nước này rất khó vỡ, chỉ xẹp đi rồi chuyển sang màu vàng, khi sờ vào có cảm giác rất chắc chắn, nổi cộm trên bề mặt da trẻ.

- Vị trí nổi mụn: Mụn nước thường tập trung ở các lòng bàn tay, bàn chân, các ngón và kẽ ngón. Một số trường hợp hiếm gặp, mụn nước có thể xuất hiện ở mu bàn tay, mu bàn chân và hầu như không bao giờ vượt quá cổ tay, cổ chân.
- Ngứa ngáy: Sự xuất hiện của các mụn nước khiến trẻ ngứa ngáy khó chịu. Do chưa nhận thức được sự nguy hiểm của bệnh nên trẻ thường xuyên cào gãi khiến các mụn nước vỡ ra làm bệnh nặng hơn.
- Đỏ da: Làn da bị tổn thương thường bị sưng tấy, xuất hiện các vảy bao bọc xung quanh. Nếu trẻ gãi thường xuyên, da rất dễ bị lở loét, tổn thương, bội nhiễm.
- Nóng sốt: Thường xuất hiện trong những trường hợp bệnh nặng.
- Quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú…
Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa ở trẻ nhỏ
Mặc dù chưa thể tìm được căn nguyên chính xác gây ra bệnh tổ đỉa ở trẻ em. Tuy nhiên, những yếu tố dưới đây được cho là có liên quan trực tiếp đến sự bùng phát bệnh:
- Cơ địa dị ứng: Cơ địa dị ứng là yếu tố chính để khởi phát bệnh tổ đỉa và một số thể khác của bệnh chàm. Trẻ có cơ địa dị ứng sẽ dễ dàng nhạy cảm với một số yếu tố kích thích, tạo nên các phản ứng quá mẫn hình thành bệnh.
- Di truyền: Theo kết quả thống kê, có 8% trẻ được sinh ra bị bệnh tổ đỉa nếu người mẹ mắc bệnh này. Nếu cả bố và mẹ đều mắc bệnh, tỷ lệ di truyền này là 41%.

- Dị ứng thực phẩm, thời tiết: Thời tiết hanh khô, chuyển mùa, ẩm mốc, quá nóng hoặc quá lạnh có thể khiến làn da mỏng manh của trẻ bị kích thích, đặc biệt là ở những trẻ có cơ địa dị ứng. Bên cạnh đó, dị ứng thực phẩm như hải sản, đậu phộng… cũng có thể là nguyên nhân bùng phát bệnh tổ đỉa ở trẻ.
- Các nguyên nhân khác: Nhiễm trùng, nhiễm nấm, dị ứng thuốc, tiếp xúc với hóa chất, kim loại, tăng tiết mồ hôi quá mức…
Các phương pháp điều trị ở trẻ em
Thông thường, bệnh tổ đỉa có thể tự thuyên giảm sau 3 – 4 tuần. Tuy nhiên, do trẻ thường xuyên cào gãi vào vùng da bị tổn thương nên thường khiến việc điều trị khó khăn và da lâu lành hơn.
Mục tiêu chính của việc điều trị tổ đỉa ở trẻ em là giảm bớt các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu, cải thiện thẩm mỹ và ngăn ngừa viêm nhiễm. Để thực hiện mục đích điều trị này, phụ huynh có thể áp dụng nhiều phương pháp như:
Sử dụng các bài thuốc dân gian trị tổ đỉa cho trẻ
Do da trẻ khá nhạy cảm nên việc sử dụng thuốc Tây đôi khi mang đến nhiều rủi ro. Khi đó, mẹ có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian trị tổ đỉa tại nhà cho trẻ như:
- Sử dụng dầu khuynh diệp: Tinh dầu khuynh diệp có độ an toàn cao và khá thích hợp với trẻ nhỏ. Để cải thiện các triệu chứng bệnh tổ đỉa, mẹ có thể cho vài giọt tinh dầu khuynh diệp vào nước ấm và cho trẻ ngâm tay, chân trong khoảng 15 – 20 phút.
- Tắm lá chè xanh: Lá chè có tác dụng chống viêm, giảm ngứa và se vết thương, vết loét ngoài da. Mẹ có thể dùng 1 nắm lá chè xanh tươi, rửa sạch, đun sôi và pha nước tắm cho trẻ để giảm ngứa ngáy và ngừa viêm nhiễm cho trẻ.

- Sử dụng lá trầu không: Rửa sạch lá trầu không, vò nát rồi cho vào nồi nước sôi, đun khoảng 10 phút. Đổ nước ra chậu cho nguội bớt rồi ngâm rửa vùng da tay, chân bị tổ đỉa của trẻ trong dung dịch nước lá trầu này mỗi ngày 1 – 2 lần. Có thể lấy bã xát lên vùng da bị bệnh.
- Sử dụng lá lốt: Có thể làm tương tự như với lá trầu không hoặc giã nát lá lốt và đắp trực tiếp lên vùng da bị tổn thương.
- Sử dụng gừng tươi: Rửa sạch gừng và cắt thành từng lát mỏng cho vào nồi nước đun sôi. Sử dụng nước gừng còn ấm để ngâm rửa vùng da bị bệnh cho trẻ.
Thông thường, mẹ cần áp dụng các mẹo dân gian này ít nhất 1 tuần thì sẽ thấy các triệu chứng bệnh tổ đỉa của trẻ giảm đi rõ rệt. Tuy nhiên, những mẹo dân gian này chỉ nên áp dụng với những trường hợp bệnh tổ đỉa mới phát, triệu chứng nhẹ. Bởi hiệu quả của những bài thuốc này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là cơ địa của trẻ. Hơn nữa chúng chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không thay thế thuốc chữa bệnh. Vậy nên với những trường hợp nặng hơn, mẹ vẫn phải cho trẻ dùng thuốc.
Trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em bằng thuốc Tây
Thuốc Tây là biện pháp điều trị phổ biến nhất hiện nay với bệnh tổ đỉa. Tuy nhiên, biện pháp này không được khuyến cáo rộng rãi ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Vì vậy, việc dùng thuốc Tây điều trị tổ đỉa ở trẻ em phải được cân nhắc kỹ lưỡng.
Các loại thuốc trẻ có thể được bác sĩ chỉ định gồm:
- Dung dịch sát khuẩn bôi ngoài da: Khi mụn nước mới nổi, phụ huynh có thể dùng hồ nước, dung dịch bạc nitrat hoặc cồn BSI để làm giảm viêm, dịu da, sát khuẩn vùng da bị tổn thương. Các loại thuốc này tương đối an toàn với trẻ.
- Dung dịch Milian: Có tác dụng ức chế vi khuẩn, hỗ trợ phòng và điều trị nhiễm khuẩn da, bội nhiễm. Thuốc được dùng cho trường hợp các mụn nước rỉ dịch, lở loét nhẹ, có nguy cơ bội nhiễm cao.
- Thuốc bôi Corticoid: Dùng trong trường hợp các mụn nước đã tiêu, da khô, ngừng rỉ dịch. Thuốc có tác dụng chống dị ứng, chống viêm nhưng có thể gây mỏng da, teo da, giãn mao mạch, thậm chí hoại tử da ở trẻ nhỏ nếu dùng không đúng liều. Vì vậy, cha mẹ chỉ được dùng các loại thuốc này khi có chỉ định từ bác sĩ.

- Thuốc kháng histamin: Có tác dụng chống dị ứng và giảm ngứa. Một số thuốc kháng Histamin thế hệ 1 như Clorpheniramin dùng đường uống khá an toàn với trẻ nhỏ.
- Thuốc kháng sinh, chống nấm dùng đường uống và đường bôi ngoài da: Chỉ sử dụng khi có nhiễm khuẩn, nhiễm nấm theo chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý: Do da của trẻ khá mỏng nên khả năng hấp thụ dược chất qua da tốt hơn người lớn rất nhiều. Vì vậy, các thuốc bôi ngoài cũng có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm như dùng đường uống. Do vậy, phụ huynh không nên tùy tiện dùng thuốc bôi ngoài da và thuốc uống trị tổ đỉa cho trẻ khi không có sự chỉ định của bác sĩ.
Chăm sóc và phòng ngừa bệnh tổ đỉa ở trẻ em
Bệnh tổ đỉa ở trẻ có khả năng tái phát rất cao nếu không được chăm sóc và phòng ngừa hợp lý. Mẹ cần lưu ý một số điểm dưới đây trong quá trình điều trị bệnh để ngừa nguy cơ bội nhiễm và tái phát bệnh ở trẻ:
- Cách lý trẻ với các yếu tố có thể là tác nhân gây bệnh như hóa chất, xà phòng, côn trùng, phân hoa, đất cát, nguồn nước ô nhiễm…
- Cắt móng tay và mang bao tay cho trẻ để hạn chế trẻ cào gãi, chà xát làm vỡ các mụn nước.
- Cho trẻ mặc quần áo, đi giày dép thoáng mát, vừa kích cỡ.
- Chủ động phòng ngừa và điều trị triệt để các bệnh nhiễm trùng ở trẻ.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh thân thể cho trẻ
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh, nghỉ ngơi đầy đủ. Khuyến khích trẻ vận động, chơi thể thao thường xuyên để nâng cao sức đề kháng.
Trên đây là một số thông tin về bệnh tổ đỉa ở trẻ em, cha mẹ cần phải biết để phòng ngừa và điều trị cho trẻ. Mặc dù là bệnh viêm da lành tính, tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên chủ quan. Cần đưa trẻ đến thăm khám và chẩn đoán kịp thời với bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu ban đầu của bệnh.
Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang làm xẹp mụn nước, chấm dứt ngứa ngáy do tổ đỉa [HIỆU QUẢ - AN TOÀN]
Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang là thành tựu của công trình nghiên cứu khoa học của đội ngũ bác sĩ Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc trong nhiều năm. Đội ngũ nghiên cứu gồm nhiều bác sĩ đầu ngành, giỏi chuyên môn, dày dặn kinh nghiệm.
Bác sĩ chủ nhiệm đề tài là Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan, Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương - Hơn 40 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh.
Bài thuốc được hoàn thiện dựa trên nền tảng tinh hoa y học cổ truyền, kế thừa:
- Bài thuốc Trợ tạng bì của Y tổ Hải Thượng Lãn Ông.
- Cốt thuốc chữa viêm da bí truyền của người Tày bản địa.
- Hàng chục phương thuốc cổ phương sưu tầm khác.
THÀNH PHẦN & CÔNG DỤNG:
Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc điều trị tổ đỉa đầu tiên phối chế cùng lúc 30 vị thảo dược tạo thành 3 nhóm thuốc. Với công thức thuốc độc đáo, bài thuốc điều trị tổ đỉa toàn diện, chuyên sâu, chống tái phát. Cụ thể:
- Thuốc uống:
Thành phần: Thanh bì, Tang bạch bì, Kim ngân hoa, Ké đầu ngựa, Ô liên rô, Đơn đỏ,…
Công dụng: Điều trị căn nguyên gây bệnh tổ đỉa, giải độc, tiêu viêm, tăng cường chức năng gan thận, ổn định cơ địa, ngăn tái phát bệnh.
- Thuốc ngâm rửa:
Thành phần: Khổ sâm, đơn đỏ, hoàng liên, sài đất, xuyên tâm liên...
Công dụng: Làm sạch da, sát khuẩn, kháng viêm, giúp se vết thương, làm mềm da.
- Thuốc bôi:
Thành phần: Thiên mã hồ, Mật ong, Bí đao, Sa đằng tử, hồng hoa, kim ngân hoa, đương quy,...
Công dụng: Làm xẹp mụn nước, giảm ngứa, ngừa nhiễm trùng, phục hồi và tái tạo da, không để lại sẹo.
Lý do nên điều trị tổ đỉa bằng bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang:
- Trung tâm Thuốc dân tộc sử dụng 100% dược liệu sạch chuẩn GACP-WHO.
- Chấm dứt ngứa ngáy, bong tróc, không tái phát chỉ sau 2 -3 tháng điều trị.
- Không gây tác dụng phụ, không kích ứng da.
- Được VTV2 và nhiều báo chí uy tín đưa tin công nhận hiệu quả.
- Thăm khám 1:1 cùng bác sĩ chuyên khoa, phác đồ điều trị cá nhân hóa.
- Hỗ trợ sắc sẵn thuốc dạng cao tinh chất tiện lợi, dễ sử dụng và bảo quản.
MỘT SỐ PHẢN HỒI TỪ NGƯỜI BỆNH:
XEM THÊM: Video VTV2 giới thiệu bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang
Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang đang được kê đơn độc quyền tại Trung tâm Thuốc dân tộc. Trung tâm quy tụ nhiều chuyên gia, bác sĩ Y học cổ truyền hàng chục năm kinh nghiệm. Người bệnh quan tâm vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây để được bác sĩ tư vấn miễn phí:
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC
![]() |
Xem thêm:
- Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
- Bệnh Nhân Viêm Da Cơ Địa Phản Hồi Hiệu Quả Về Bài Thuốc Thanh Bì Dưỡng Can Thang
Đẩy lùi tổ đỉa, hết mụn nước, ngứa ngáy, khó chịu với bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang
Bài thuốc chữa tổ đỉa Nhất Nam An Bì Thang là giải pháp toàn diện trong khắc phục các vấn đề da liễu. Thuộc sở hữu độc quyền của Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam (trực thuộc Nhất Nam Y Viện), Nhất Nam An Bì Thang được phát triển từ kho tàng các bài thuốc trị bệnh về da của triều Nguyễn.
XEM VIDEO: Bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang được VTC6 giới thiệu
Nguồn gốc:
- Bài thuốc được nghiên cứu và phát triển từ các bài thuốc khắc chế bệnh viêm da cho vua Gia Long gồm bài thuốc: Lý trung thang gia vị, Phu dược phương,…
- Là thành quả của đề tài “Nghiên cứu & phục dựng tinh hoa y học cổ truyền triều Nguyễn trong xử lý Bệnh viêm da” do Thầy thuốc ưu tú Lê Phương đứng đầu chuyên môn.
Thành phần:
- Bài thuốc sử dụng tới hơn 30 thảo dược có công dụng thanh nhiệt, dưỡng huyết, khu phong, bài độc khỏi cơ thể như: Tang bạch bì, Xuyên tâm liên, Hoàng bá, Kim ngân hoa,…
- Thảo dược thu hái tại vườn dược liệu chuẩn GACP-WHO trên lãnh thổ Việt Nam, phù hợp cơ địa người Việt, không tác dụng phụ.
Công dụng:
Nhất Nam An Bì Thang mang đến hiệu quả toàn diện và ngăn ngừa tái phát cho người bệnh nhờ sự kết hợp của ba bài thuốc nhỏ (Uống – Bôi – Rửa), sự kết hợp từ trong ra ngoài cho hiệu quả tối ưu:
- Thuốc uống: Ổn định hệ miễn dịch, tăng cường chức năng gan thận, thải độc tố, lưu thông khí huyết
- Thuốc bôi: Giảm đau rát, ngứa, mụn nước, sưng tấy, cấp ẩm dưỡng da
- Thuốc rửa: Làm sạch da, se lỗ chân lông, giảm ngứa, sưng đau, ngăn bệnh lan rộng
Liệu trình điều trị:
- Giai đoạn 1: Tăng cường chức năng gan thận, thải độc, giảm ngứa, nóng rát, ngăn mọc mụn nước mới
- Giai đoạn 2: Giảm hẳn ngứa ngáy, làm xẹp mụn nước, phục hồi da
- Giai đoạn 3: Phục hồi và tái sinh tế bào da, điều dưỡng, tăng sức đề kháng, ngừa tái phát.
Hàng ngàn người bệnh đã sử dụng bài thuốc và nhận kết quả tích cực, phần lớn đều giảm triệu chứng chỉ sau 1-2 tuần dùng thuốc.
Mỗi người bệnh sẽ được xây dựng một phác đồ riêng biệt tùy thuộc vào tình trạng da, cơ địa và độ tuổi. Do đó, để được tư vấn bạn hãy liên hệ qua:
TRUNG TÂM DA LIỄU ĐÔNG Y VIỆT NAM – TRỰC THUỘC NHẤT NAM Y VIỆN
- Địa chỉ: Biệt thự 16, ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hotline: 0983 058 939
- Zalo: https://zalo.me/0983058939
- Fanpage: Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam
XEM THÊM: Thực Hư Hiệu Quả Bài Thuốc Chữa Tổ Đỉa Nhất Nam An Bì Thang
Cập nhật lúc: 4:22 Chiều , 29/11/2024