Viêm da cơ địa ở đầu là một bệnh da liễu thường gặp gây nên các triệu chứng như mẩn đỏ, ngứa ngáy, chảy dịch tại vùng da đầu… Bệnh có thể được cải thiện hiệu quả bằng dầu gội, thuốc thảo dược hay một số loại thuốc đặc hiệu được bác sĩ kê đơn. Cụ thể phương pháp điều trị ra sao, hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua nội dung dưới đây.
Tổng quan viêm da cơ địa ở đầu
Viêm da cơ địa ở đầu thuộc dạng bệnh lý mãn tính, có thể tái phát nhiều lần. Bệnh không chỉ ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt mà còn ảnh hưởng tới tâm lý người bệnh. Các triệu chứng của bệnh dễ dàng quan sát được bằng mắt thường.
Bệnh sẽ hình thành những mảng da đầu bong tróc, gây khô da, lớp da đầu có màu đỏ gây ngứa. Nhiều người lầm tưởng mình bị gàu nhưng thực tế không phải. Trong trường hợp bệnh nặng sẽ gây ngứa dữ dội, da đầu nóng rát, đôi khi chảy mủ, chảy dịch và máu.
Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở đầu
Bệnh viêm da cơ địa ở đầu hiện nay khá phổ biến, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, mọi đối tượng kể cả trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh. Cho đến nay các nhà nghiên cứu chưa đưa ra nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở đầu cụ thể. Chỉ biết chắc chắn rằng có một vài nhân tố liên quan tới bệnh và có khả năng là tác nhân gây ra tình trạng này. Đó là:
- Do di truyền: Nếu bố hoặc mẹ từng mắc viêm da cơ địa nói chung và viêm da cơ địa trên đầu nói riêng thì xác suất con mắc bệnh này khá cao. Trường hợp cả hai bố mẹ, ông bà đều mắc thì nguy cơ mắc bệnh ở thế hệ sau cao gấp nhiều lần so với người bình thường.
- Bị dị ứng với hóa chất độc hại: Tiếp xúc thường xuyên với hóa chất độc hại bao gồm cả việc sử dụng dầu gội không phù hợp, dùng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, sử dụng thuốc uốn, nhuộm tóc nhiều… đều là nhân tố tác động khiến da đầu bị kích ứng.
- Môi trường ô nhiễm: Khói bụi, nguồn nước, không khí ô nhiễm khiến da đầu nhanh bẩn, gây ra gàu, người bệnh thường xuyên gãi, chà xát da đầu. Chính những việc này khiến da đầu bị tổn thương, nhiễm trùng, đây là điều kiện thích hợp để vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.
- Cơ thể thay đổi nội tiết tố: Nội tiết tố thay đổi đột ngột khiến cơ thể không kịp phản kháng với những tác nhân gây hại từ môi trường. Rối loạn nội tiết cũng là nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng viêm da cơ địa ở đầu.
- Mắc các bệnh lý về da: Mắc các chứng bệnh về da như vảy nến, hồng ban, phát ban khiến vùng da đầu bị ngứa ngáy nổi mẩn đỏ. Những cơn ngứa buộc phải dùng tay gãi khiến da đầu bị trầy xước lâu dần hình thành tình trạng viêm da dị ứng trên đầu.
Ngoài những nguyên nhân kể trên, còn rất nhiều yếu tố khác gây nên tình trạng viêm da cơ địa ở đầu, như bị dị ứng với thực phẩm, lạm dụng thuốc gây kích ứng, đang gặp phải bệnh lý khiến hệ thống miễn dịch bị ảnh hưởng như HIV/ AIDS, bệnh Parkinson…
Dấu hiệu nhận diện viêm da cơ địa ở đầu
Viêm da cơ địa ở đầu là một bệnh da liễu mãn tính phát triển ở vùng da đầu có thể lan xuống cả mặt, cổ, vai và ngực. Đôi khi, những dấu hiệu của bệnh không rõ ràng nên nhiều người lầm tưởng bị gàu. Một số dấu hiệu nhận diện viêm da cơ địa ở đầu dưới đây sẽ giúp bạn phát hiện bệnh sớm:
- Xuất hiện các mảng da đỏ tại chân tóc, vùng gáy, trán, da khô bong tróc, gây ngứa, kèm theo đó là tình trạng rụng tóc.
- Đôi khi da bị nhờn sáp hoặc phồng rộp, có bờ rõ so với vùng da bình thường. Những mảng da phồng rộp có thể bị nhiễm trùng và đổi màu. Bệnh có thể ảnh hưởng tới vành tai gây đỏ ngứa, thậm chí chảy dịch gây hạn chế thính giác người bệnh.
- Khi bệnh viêm da cơ địa trên đầu nặng hơn xuất hiện các vết loét, nổi mẩn đỏ, da đầu sưng tấy. Cơn ngứa lên đến cao trào khi các vết thương dần hồi phục.
Người bệnh cần tới gặp bác sĩ ngay nếu bệnh có chiều hướng xấu đi và xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng như: Ngứa dữ dội, da đầu nóng rát, sờ thấy vùng da đầu bị phồng rộp, có mủ, chảy dịch, chảy máu. Bác sĩ sẽ kiểm tra da đầu của bạn để xác định tình trạng bệnh cụ thể, từ đó đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.
Viêm da cơ địa ở đầu có nguy hiểm, có lây không?
Viêm da cơ địa ở đầu không quá nguy hiểm đến tính mạng con người. Nhưng vì nó ảnh hưởng tới thẩm mỹ, cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày, người bệnh cần điều trị càng sớm càng tốt nhằm khắc phục nhanh chóng triệu chứng bệnh. Điều trị càng sớm phương pháp điều trị càng đơn giản, tiết kiệm chi phí.
Ngược lại, nếu không được điều trị nhanh chóng và đúng cách người bệnh phải chịu đựng những cơn ngứa ngày đêm, thậm chí tình trạng viêm loét da đầu kéo dài sẽ gây biến chứng nghiêm trọng:
- Cảm giác ngứa khiến người bệnh gãi liên tục khiến da đầu tổn thương nặng, nhiễm trùng. Nguy cơ bội nhiễm, lở loét do vi khuẩn. Ở trẻ em, bệnh sẽ khiến các bé quấy khóc, kém ăn kém ngủ. Ở người lớn, bệnh có thể ảnh hưởng tới công việc, học tập và sinh hoạt hàng ngày.
- Nếu không được điều trị, vùng da sẽ bị phù nề, chảy dịch, đóng vảy. Các vết xước do cào gãi có thể bị bội nhiễm vi khuẩn. Điển hình là vi khuẩn tụ cầu vàng, vi khuẩn mủ xanh tạo ra mụn mủ, thậm chí gây nhiễm khuẩn huyết.
- Khi bị viêm da cơ địa bội nhiễm, khả năng để lại sẹo rất cao.
- Các vết thương lan rộng có thể ảnh hưởng đến cả khuôn mặt và lưng của bạn.
Viêm da cơ địa ở đầu phải làm sao?
Người bệnh cần gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt nếu nghi ngờ mình bị viêm da cơ địa ở đầu. Tại cơ sở y tế các bác sĩ sẽ giúp bạn tìm rõ nguyên nhân gây bệnh bằng cách kiểm tra da, kiểm tra qua một vài câu hỏi, xét nghiệm máu.
Sau khi đã xác định được nguyên nhân, tình trạng bệnh bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp. Từ đó giúp người bệnh thoát khỏi cơn ngứa, tránh được tình trạng viêm loét trên da. Tùy vào nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng và cơ địa, người bệnh sẽ được tiến hành điều trị bằng nhiều biện pháp cụ thể dưới đây.
Điều trị bằng thuốc
Việc sử dụng các loại thuốc Tây y trong việc điều trị viêm da cơ địa trên đầu thường có tác dụng nhanh. Để đạt hiệu quả cao và an toàn nhất người bệnh cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa, thăm khám và áp dụng đúng theo chỉ định được đưa ra.
Một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị viêm da cơ địa ở đầu có thể kể đến như:
- Thuốc uống: Thuốc kháng Histamin, Fluconazole… với tác dụng kháng nấm, chống ngứa được sử dụng ngăn chặn việc phát triển của các triệu chứng viêm da cơ địa. Bên cạnh đó chúng còn giúp tăng đề kháng, hạn chế lây lan.
- Thuốc bôi: Thuốc mỡ Corticoid, thuốc Tacrolimus, pimecrolimus, thuốc kháng sinh, kháng viêm dạng kem, kem dưỡng ẩm… giúp chống viêm, chống dị ứng, làm mềm và cấp ẩm cho da.
- Thuốc rửa: Nước muối sinh lý, cồn sát trùng, kết hợp cùng thuốc đỏ hoặc thuốc tím để sát khuẩn sát trùng vùng da chống viêm nhiễm lở loét, làm khô vết thương.
Bên cạnh các loại thuốc bôi, thuốc rửa tác dụng trực tiếp người bị viêm da cơ địa ở đầu sẽ được chỉ định những loại dầu gội đặc trị, dầu gội an toàn cho da đầu:
- Các loại dầu gội đặc trị đặc biệt là những loại có chứa corticosteroid có thể giảm viêm, giảm ngứa, hạn chế bong da đầu. Tuy nhiên, cần cẩn trọng với những loại dầu gội này, vì sử dụng lâu dài có thể làm mỏng da, khô tóc. Chỉ nên sử dụng thuốc trong thời gian quy định hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Để hạn chế những kích ứng do tác động của hóa chất và thành phần trong dầu gội đầu người bệnh nên lựa chọn các loại dầu gội thảo dược. Với thành phần từ tự nhiên như tinh chất bưởi, bồ kết, hương nhu… giúp nuôi dưỡng tóc, trị ngứa đồng thời tái tạo tế bào tổn thương.
Do tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tác dụng khó lường người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không lạm dụng thuốc hoặc tự ý ngưng thuốc tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Điều trị bằng Đông y
Theo Đông y, bị viêm da cơ địa ở đầu là do phong hàn phong nhiệt, uất tích dưới da, trường vị thấp nhiệt thêm yếu tố ngoại tà xâm nhập, chức năng can thận kém. Từ đó, để khắc phục hiệu quả cần tập trung điều trị tận gốc, loại bỏ căn nguyên gây bệnh từ bên trong.
Một số bài thuốc Đông y điều trị viêm da cơ địa ở đầu bạn có thể tham khảo:
Thuốc uống:
- Bồ công anh, tang bạch bì, hoàng cầm, kim ngân hoa, kinh giới… có tác dụng giải độc gan, thanh nhiệt giảm căng thẳng mụn mẩn cũng như cải thiện tình trạng viêm ngứa da đầu.
- Các thảo dược trên thường được sử dụng bằng cách sắc lấy nước thuốc để uống.
Gội đầu:
- Chuẩn bị dâu tằm, trầu không, ô liên rô… đun những nguyên liệu này cùng nước rồi dùng để gội rửa da đầu hàng ngày.
- Giúp làm sạch lỗ chân lông ngăn những vết ngứa da đầu không lan rộng.
Thuốc để bôi ngoài da:
- Thường sử dụng trầu không, củ nghệ, củ ráy dại, cây sơn, trúc diệp. Những thành phần này có tác dụng ngăn ngừa viêm da cơ địa ở đầu, giảm viêm và sưng, giảm đi lượng chất nhờn tiết ra trên da đầu của bạn.
- Thông thường các nguyên liệu này được bôi trực tiếp hoặc kết hợp vài phụ liệu khác nấu thành cao bôi lên da. Với thuốc bôi, trước khi sử dụng bạn cần vệ sinh da đầu sạch sẽ.
Sử dụng thuốc Đông y là lựa chọn an toàn ít gây tác dụng phụ, nhưng tác dụng của thuốc Đông y không nhanh nên bạn cần kiên trì sử dụng thuốc.
Mẹo trị viêm da cơ địa ở đầu
Ngoài các loại thuốc, nhiều người áp dụng các mẹo trị viêm da cơ địa ở đầu mang lại hiệu quả không kém các loại thuốc. Hầu hết những mẹo này sử dụng các loại thảo dược có sẵn trong tự nhiên vì thế an toàn khi sử dụng, hầu như không để lại tác dụng phụ. Dưới đây là một số mẹo các chị em có thể tham khảo áp dụng tại nhà:
- Gội đầu với tinh dầu tràm trà:
Nhỏ vài giọt tinh dầu tràm trà với nước ấm sau đó dùng nước này gội đầu. Lưu ý tinh dầu tràm trà có thể gây độc hại với mắt và miệng khi tiếp xúc nên không được để nước dính vào mắt, mũi, miệng. Gội đầu 2 lần mỗi tuần với tinh dầu này giúp vết thương trên da đầu được sát trùng, điều trị vết thương, diệt khuẩn.
- Massage da đầu bằng mật ong:
Pha loãng mật ong với nước theo tỷ lên 9:1 sau đó chà sát hỗn hợp lên tóc và da đầu khoảng 2 – 3 phút. Dùng đầu ngón tay massage nhẹ nhàng xung quanh da đầu và xả sạch với nước ấm. Đây là cách điều trị viêm da cơ địa ở đầu khá hiệu quả và an toàn.
- Gội đầu với nước lá ổi:
Những búp non của lá ổi chứa khoảng 3% nhựa, 10% tanin, các chất chống oxy hóa và chống viêm khác. Bạn có thể sử dụng loại lá này gội đầu ngăn ngừa các triệu chứng của viêm da cơ địa ở đầu.
Lấy khoảng 2 – 3 nắm lá ổi, búp lá ổi non rửa sạch, ngâm với nước muối loãng trước khi sử dụng. Cho tất cả phần lá ổi vào nồi đun cùng 3 – 4 lít nước, đun sôi đến khi lá ngả màu thì tắt bếp đổ ra thau chờ nguội dùng nước này gội đầu. Ủ thêm 5 – 10 phút trước khi xả lại với nước mát. Thực hiện mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng viêm da cơ địa.
- Chữa viêm da cơ địa ở đầu bằng lá trầu không:
Rửa sạch 1 nắm lá trầu không sau đó vò nát lá để tinh dầu tiết ra nhiều hơn. Đem lá trầu không đã vò đun với 3 lít nước, đun sôi 5 phút thì tắt bếp. Đổ nước ra chậu pha thêm cùng nước mát dùng để gội đầu, cuối cùng xả lại với nước sạch.
Những mẹo dân gian chữa viêm da cơ địa trên đầu này thường áp dụng trong các trường hợp bệnh nhẹ, chúng chỉ có khả năng giảm bớt phần nào các triệu chứng. Bạn vẫn cần kết hợp cùng đơn thuốc đã được chỉ định trước đó để mang lại hiệu quả tối ưu nhất.
Các phương pháp khác
Liệu pháp ánh sáng hay liệu pháp quang học trị liệu được áp dụng khi người bệnh bị viêm da cơ địa ở đầu mãn tính hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Các bác sĩ sẽ lựa chọn bước sóng phù hợp để điều trị ngoài da, chủ yếu dùng tia UV, tia laser, helineon… Khi tổn thương được tiếp xúc với ánh sáng sẽ thay đổi nhiều hoạt động trong tế bào da đồng thời cải thiện hoạt động của hệ thống miễn dịch dưới da.
Tùy theo tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ ứng dụng ánh sáng trong điều trị khác nhau. Một số ứng dụng ánh sáng điều trị hiện nay bao gồm:
- Quang trị liệu: Giúp phân chia lượng tế bào thượng bì nhân lên dưới tác động của ánh sáng. Đa phần trường hợp sử dụng các bước sóng UVB dải rộng hoặc dải hẹp.
- Quang hóa trị liệu: Kết hợp một số chất nhạy cảm ánh sáng với một số bức xạ không ion hóa. Giúp giảm ảnh hưởng của các tế bào thượng bì, tạo liên kết cải thiện một số vấn đề về da.
Vì các liệu pháp ánh sáng sẽ khiến da tiếp xúc với tia cực tím làm tăng nguy cơ ung thư da. Vậy nên, phương pháp này cần được cân nhắc rất kỹ khi áp dụng. Phương pháp này cũng không áp dụng với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.
Chăm sóc người bệnh viêm da cơ địa ở đầu
Bệnh viêm da cơ địa trên đầu là bệnh mãn tính có thể tái phát sau 1 thời gian điều trị khỏi. Người bệnh nên vạch cho mình kế hoạch chăm sóc da đầu lâu dài, có biện pháp phòng ngừa bệnh tái phát. Một số lưu ý để có chế độ ăn uống phù hợp và lối sống sinh hoạt hàng ngày khoa học dưới đây sẽ giúp ích cho bạn:
Chế độ ăn uống
Người bị viêm da cơ địa ở đầu nên bổ sung trong khẩu phần ăn hàng ngày đầy đủ những thực phẩm giàu dinh dưỡng nhất là các loại rau xanh, trái cây tươi, rau củ giàu vitamin và khoáng chất cần thiết. Cụ thể như:
- Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A, như cà rốt, rau bina, xoài, đu đủ. Đây không chỉ là thực phẩm tốt cho mắt và sức khỏe nói chung nó còn cần thiết cho làn da, giúp tăng kháng thể, tăng cường các tế bào lympho làm giảm viêm, bảo vệ da. Nhờ vậy sẽ hạn chế những ảnh hưởng từ bên ngoài tới da tránh cho bệnh viêm da cơ địa ở đầu tái phát.
- Bổ sung những thực phẩm giàu vitamin B, như rau súp lơ, các loại nấm, đậu, chuối, bơ, các loại hạt… Nhóm thực phẩm này có khả năng tái tạo tế bào da giúp da bị tổn thương nhanh chóng phục hồi vì thế rất tốt cho người bị viêm da cơ địa ở đầu.
- Nhóm thực phẩm giàu vitamin E cũng là một trong những thực phẩm người bệnh bị viêm da cơ địa nên ăn. Vitamin E đóng vai trò như một chất chống oxy hóa giúp kháng khuẩn, chống viêm,dưỡng ẩm. Thực phẩm giàu vitamin E sẽ làm giảm đi các triệu chứng của bệnh. Bạn có thể tìm thấy vitamin E trong giá đỗ, lạc, vừng đen, lúa mạch, hạt hướng dương, cá…
- Uống đủ nước mỗi ngày (từ 2 – 2,5 lít), nước giúp tăng cường độ ẩm hạn chế tình trạng da khô bong tróc. Đây là giải pháp đơn giản nhưng rất có lợi cho những người bị viêm da cơ địa ở đầu.
Bên cạnh đó, bạn cần chú ý tránh xa một số thực phẩm sau bởi chúng có thể khiến bệnh tái phát hoặc làm bệnh trở nên nặng hơn:
- Tránh xa những thực phẩm dễ gây kích ứng, dị ứng như hải sản, đồ ăn cay nóng, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ.
- Hạn chế tối đa việc dùng các chất kích thích, đồ uống có cồn.
- Không ăn các đồ muối, đồ lên men như dưa, cà muối vì những thực phẩm này gây ảnh hưởng tới chức năng lọc và thải độc của thận. Khi độc tố tích tụ trong cơ thể sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Thay đổi lối sống
Cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi, để cơ thể và đầu óc có thời gian thư giãn, giải tỏa căng thẳng. Việc căng thẳng quá mức cũng là nguyên nhân khiến bệnh viêm da cơ địa trở nên trầm trọng hơn, và đây cũng là tác nhân khiến bệnh quay trở lại. Ngoài ra bạn cần lưu ý một số vấn đề trong sinh hoạt hàng ngày:
- Không để da đầu tiếp xúc với các hóa chất độc hại gây kích ứng da. Đồng nghĩa với đó bạn không nên làm tóc, tạo kiểu, uốn nhuộm thường xuyên nếu bị viêm da cơ địa trên đầu. Các sản phẩm, mỹ phẩm sử dụng cho tóc tốt nhất hãy dùng loại chuyên dụng với những da đầu nhạy cảm.
- Nên sử dụng nước ấm để gội đầu, không dùng nước nóng hoặc lạnh bởi nhiệt độ nước cao hoặc thấp quá có thể khiến da đầu bị khô và kích ứng gây ngứa.
- Khi gội đầu chỉ nên mát xa nhẹ nhàng bằng đầu ngón tay không dùng móng tay cào gãi tránh gây tổn thương cho da đầu.
- Trong quá trình chăm sóc người bệnh viêm da cơ địa ở đầu cần nhớ không dùng lược quá sắc, lược thưa để chải đầu tránh gây tổn thương. Lựa chọn các sản phẩm chăm sóc tóc cũng nên lưu ý sử dụng sản phẩm dịu nhẹ, an toàn, không gây kích ứng.
Trên đây là những thông tin về bệnh viêm da cơ địa ở đầu cũng như một vài biện pháp điều trị. Tuy nhiên, thông tin này không thay thế cho chẩn đoán và điều trị của bác sĩ. Điều quan trọng là người bệnh vẫn nên đi khám chuyên khoa da liễu để có hướng điều trị phù hợp nhất.
THÔNG TIN HỮU ÍCH
Nếu thế thì em cũng bị viêm da cơ địa vùng đầu rồi, tại em thấy lâu lâu nó nổi ngứa với đỏ vùng da đầu trên tai ấy khi gãi còn thấy bong vảy ra, mà không chỉ bị một lần, năm nào cũng bị em cứ để thế có hôm thì nó tự khỏi có hôm thì phải bôi ít thuốc mỡ
Bị thế sao không đi chữa cho dứt điểm bạn, mình cũng bị hơn 1 năm mà cũng như bạn, cứ để thế rồi lâu lâu mà ngứa quá thì cũng bôi bôi một tí, giờ tóc rụng quá nên phải chạy đi chữa gấp rồi này
Thế á, thế cậu chữa ở đâu thế chỉ mình với, mình vừa lên mạng kiếm mà họ bảo bệnh này không chữa khỏi được hết, lo quá, bây giờ mới biết hóa ra là bị bệnh này
Trước đây thì không chữa được chứ giờ bệnh này chỉ cần đến bệnh viện 102 nhờ bác sĩ Phương chữa là có khả năng khỏi hẳn nhé. Tôi bị di tryền từ ba nên cái bệnh này theo tôi từ nhỏ đến lớn. Hồi nhỏ thì mỗi lần ngứa hay bị nổi mẩn rụng tóc thì đều được người lớn trong nhà chăm sóc, khi lớn lên thì tự mua thuốc bôi nên tôi cũng cảm thấy nó không nghiêm trọng. Cách đây hơn 3 năm thì tôi phát hiện tình trạng bệnh đang lan dần ra các vùng da lành, tôi cũng lo nên có đi khám ở viện da liễu, được cho thuốc về uống với bôi, cũng đỡ đi nhiều, bẵng mấy tháng sau thì lại bị lại. Sau mấy lần như thế thì tôi cũng thấy cứ thế này thì không ổn, nên mới tìm về y học cổ truyền xem có chỗ nào chữa hay thì đến. Cuối cùng thì tôi cũng biết đến bác sĩ Phương, một trong những chuyên gia hàng đầu về khám chữa các bệnh theo phương pháp đông y có biện chứng, tôi thấy thế nên mới đến 102 nhờ bác sĩ khám cho luôn. Bác sĩ thăm khám kiểm tra xong thì đưa ra phác đồ điều trị cho tôi với liệu trình 3 tháng dùng thuốc đông y chữa viêm da của bệnh viện. Những ngày đầu dùng thuốc có hơi sốt ruột vì tác dụng khá chậm, nhưng khoảng tầm hơn 1 tuần sau thì thấy đỡ ngứa, da đầu cũng không có hiện tượng bong tróc nhiều. Hết tháng thứu hai thì cảm giác như bệnh đã giảm được 6-7 phần, tóc cũng không còn động tí là rụng như trước, mấy chỗ bị viêm lan ra thì đang được phục hồi, da vùng đó cũng không còn đỏ hay sần sùi. Sau 3 tháng có thể nói là hết hẳn. Từ khi tôi kết thúc liệu trình đến nay cũng gần 2 năm rồi, trong 2 năm qua thì tôi không hề thấy bệnh tái phát lần nào, vùng tóc rụng nay cũng đã mọc mà trông còn dày hơn trước. Các bạn đang trẻ thì nên đi chữa sớm, chữa sớm chừng nào thì mau khỏi chừng đấy
Chị ơi phương pháp chị được điều trị là thế nào vậy ạ, ngoài việc dùng thuốc đông y thì kết hợp với các phương pháp khác nữa à chị
Ở đây là kết hợp đông tây y trong khám chữa bệnh, khi đến thì được khám cả tây y lẫn đông y, nghĩ là được làm đầy đủ các xét nghiệm để hỗ trợ chẩn đoán chính xác hơn. Khi điều trị thì tùy người thì có người ngoài việc dùng thuốc cũng có kết hợp thêm điều trị bằng liệu pháp ánh sáng giúp nhanh lành da hơn. Ban có thể tìm hiểu về thuốc và bệnh viện ở bài này https://www.tapchiyhoccotruyen.com/phuong-phap-dieu-tri-viem-da-quan-dan-102.html
Mình muốn tìm hiểu thêm về thuốc đông y của 102 được giới thiệu trong bài viết quá, có ai có tìm hiểu rồi thì cho mình biết với, thuốc đó là thuốc thang uống tự sắc hay là thuốc bôi thế
Có cả thuốc uống với thuốc bôi, nhưng thuốc uống là dnagj bào chế sẵn rồi chứ không phải đun sắc, được chế thành dạng viên cao, mỗi lần uống thì lấy 1 viên pha với lượng nước sôi phù hợp để tan hết là uống được, ngoài ra thì có cả lá nấu để gội đầu nữa
Chị có biết muốn mua cả thể 3 loại thì hết bao nhiêu tiền không chị?
Cái này bác sĩ kê đơn phối hợp chứ không kê riêng từng loại nên giá không cố định, tại mỗi người một bệnh mà, tôi trước đây đi khám thì hết hơn 2 triệu tiền thuốc, gồm gói uống, lọ bôi với gói lá tắm, bác sĩ sẽ kê từng tháng một, sau đi khám lại thì bác sĩ sẽ dựa vào cơ địa đáp ứng thuốc rồi có thể kê đơn lại
2 tuần trước em đi nhuộm tóc lần đầu, do phải nhuộm màu sáng nên phải tẩy tóc mà về em ngứa quá, từ đó đến nay em cũng cách ngày gội đầu 1 lần rồi mà vẫn ngứa, mặc dù gội đầu như thế mà em vẫn thấy tóc có gàu với bết lắm, không biết em bị như này là bị làm sao vayyj ạ
Chắc bị dị ứng thuốc nhuộm rồi, mình cũng hay đi nhuộm tóc nhưng chưa lần nào bị ngứa lâu thế cả, chỉ ngứa một vài hôm đầu thôi, mấy hôm sau đi gội đầu là hết sạch ngứa, bạn theo dõi một thời gian nữa xem nếu không hết thì đi bệnh viện
Bạn nên đi khám xem sao, triệu chứng này có nguy cơ là bị viêm da dầu do dị ứng thuốc nhuộm rồi đó, mới chớm bị thế này thì đi chữa càng sớm càng tốt, để lâu nặng hơn là không chữa được đâu
Mình bị nguyên vùng da sau gáy luôn, kể cả chỗ chân tóc hay vùng gần xuống bả vai cũng bị, nhiều khi gãi xước cả da chảy máu mà vẫn cứ ngứa, da thì đỏ ửng lên, mấy hôm nay trời oi bức nên càng ngứa hơn, với tình trạng của mình thì dùng thuốc đông y này bao nhiêu lâu là khỏi
Cũng khoảng 2-3 tháng đó chị, em cũng bị vùng chân tóc sau gáy mà hơn 2 tháng là khỏi rồi, đấy là em kiên trì với thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ đó, chứ em thấy nhiều người không làm đủ làm đúng nên lâu hơn nữa kìa
Từng đấy thời gian mà khỏi được dứt điểm thì cũng đáng, để ngày mai tôi đi khám rồi lấy thuốc luôn. Mà nhân tiện cho hỏi, lúc đi khám thì nên đến khám bác sĩ nào là nhanh nhất, kiểu mỗi lần tôi đi các viện lớn, có phòng bác sĩ khám lâu có phòng thì nhanh lắm, đấy là chưa tính thời gian chờ đấy
T đi khám thì vào phòng bs Phương, thấy bác khám chu đáo lại tận tâm nên ai hỏi tôi cũng chỉ vào bs Phương hết à, mỗi lần bác khám chữa thì cũng giải thích với tư vấn nhiều nên cứ muốn nói chuyện với bs mãi thôi. Còn chị mà muốn đến khám luôn không phải chờ thì liên hệ trước để nhân viên xếp lịch là được, đến vào khám luôn
Ngoài bị viêm da cơ địa thì tôi còn dính cái bệnh tiểu đường với tăng huyết áp nữa thì có dùng được thuốc đông y không, có bị tác dụng phụ nào không
Có bệnh nền thì đến khám bác sĩ tư vấn luôn cô ạ, mẹ cháu hôm trước đến khám được chỉ định cả các cận lâm sàng tây y làm tại viện phát hiện tiền đái tháo đường đấy bác, lúc đó mẹ cháu được bác sĩ tư vấn tại chỗ luôn, lúc cho thuốc cũng dựa vào bệnh nền của mẹ cháu mà kê ấy bác. Thuốc của bệnh viện 102 thì toàn là thảo dược tự nhiên thôi, mẹ cháu uống 2 tháng nay rồi vẫn ăn khỏe ngủ khỏe không vấn đề gì cả
Mình dùng thuốc thấy tình trạng ngứa nặng hơn mặc dù mình dùng đúng liều lượng bác sĩ đã chỉ định. Có cách nào kiềm lại không nhờ chứ ngứa quá, hay mình bôi lọ thuốc tây trước đây mình dùng có được không
Bạn mới dùng mà bị thế thì là do công thuốc đấy, giai đoạn này khoảng mấy hôm thôi, kiểu tác dụng đẩy độc tố ra bên ngoài của thuốc nên nhiều khi sẽ thấy ngứa hơn, kiên trì vượt qua giai đoạn này là thấy tình trạng da tốt hơn nhiều. Nếu bỏ dở thuốc thì sau này dùng lại thì gặp khó khăn hơn đó, cũng đừng dùng thuốc tây làm gì, ai biết thuốc này có tác dụng với thuốc kia sinh ra phản ứng gì hay không, chắc ăn là cứ gọi cho bác sĩ để bác sĩ tư vấn thêm
Riêng mình thấy giai đoạn này chịu khó tí là qua ngay, mình có gọi điện cho bác sĩ được bác sĩ động viên nên tầm khoảng 4-5 ngày là thấy ổn liền
Các cách dân gian gội bằng các loại lá thì gội lá nào có tác dụng nhanh mà hiệu quả nhất thế, chứ nhiều quá mình không biết loại nào ra loại nào cả
Dùng lá trầu không đi, tuy cái mùi nó khó chịu nhưng được cái là gội mát da đầu lắm, ủ lâu lâu 1 tí cũng được nhé, duy trì mỗi ngày thì đỡ hẳn ra nhé
Em hỏi với, phụ nữ có thai thì có dùng được không ạ, em đang mang thai bé đầu được 22 tuần rồi mà lại bị, ngứa nên cả người cứ khó chịu không yên ấy, da sạm đi mà tóc khô xơ nữa chứ, nhiều lúc bong tróc nhìn tóc cứ chỗ trắng chỗ đen nên nhìn bẩn lắm, gội cả dầu gội trị gàu mà cũng không đỡ
Hôm trước mình đọc bài này https://vcep.vn/me-bau-9x-thoat-khoi-viem-da-co-dia-khi-mang-thai-10499.html thấy 22 tuần tuổi dùng được tốt nhé, bạn vào tham khảo, tuy bạn này bị chỗ khác nhưng cũng cùng là viêm da cơ địa cả, có gì thì cứ tham khảo cho chắc
Đang mang thai thì đừng dùng gì cả, nhiều thuốc ảnh hưởng đến thai nhi lắm, suy nghĩ kỹ đi
Công nhận là dùng thuốc sẽ ảnh hưởng không ít thì nhiều đến thai, nhưng đấy là thuốc tây y với một số loại thuốc trong đông y không dùng cho phụ nữ có thai các thứ thôi, còn ở bệnh viện 102 thì bác sĩ sẽ dựa vào toàn trạng mà phối dược, nên trong đó không có vị nào ảnh hưởng đến mẹ và thai cả, còn có thêm mấy vị bổ dưỡng với an thai nữa ấy chứ. Mới đến bác sĩ còn khám xem thể trạng của tôi đang mang thai thì có dùng được không đó, chứ không phải đến là bác sĩ cho thuốc luôn đâu, cẩn thận lắm
mua thuốc đông y như cô thanh hiền ở đâu là an toàn nhất thế, chỗ t đầy pk đông y nhưng k thân quen gì nên cũng sợ bị lừa
Bên ngoài không bán đâu, muốn dùng thì đến hẳn địa chỉ bệnh viện ở số 7 ngách 8/11 Lê Quang đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm, HN ấy, đến đó vào khám rồi bác sĩ kê đơn cho rồi mới lấy được thuốc
Ở Cao Bằng có chỗ nào không bác, chứ xa quá em ngại xuống Hà Nội khám lắm
Bạn liên hệ với bệnh viện sắp xếp lịch bác sĩ khám onl cho chứ ở cao bằng không có cơ sở nào đâu, liên hệ số 0888 598 102 nhé, hotline của bệnh viện đó, khám xong thì bác sĩ cho thuốc gửi về tận nhà luôn không phải đi đâu cả
Mua onl thế này thì có đảm bảo điều trị khỏi như mua trực tiếp không bạn
mặc dù là khám với gửi thuốc onl đấy, nhưng mà bác sĩ cũng khám kỹ càng chứ không phải hời hợt, mình ở gia lai cũng nhận thuốc về nhà để dùng đây, mình dùng 2 tuần là đã thấy hiệu quả rồi, với cả hàng tuần bác sĩ đều nhắn tin hỏi thăm tình hình điều trị như thế nào, có vấn đề gì là bác sĩ tư vấn cho luôn
Tôi bị dị ứng với thuốc nhuộm tóc thì nên chữa thế nào hả bác sĩ, hơn 1 tuần rồi mà đầu vẫn cứ ngứa mãi thôi