Viêm Da Tiếp Xúc Ở Trẻ Em – Nhận Biết, Chăm Sóc & Điều Trị

VTV2 Sống khỏe mỗi ngày lựa chọn đưa tin về công tác khám chữa viêm da tự miễn tại Trung tâm Thuốc dân tộc nhờ bài thuốc thảo dược quý hơn vàng. [XEM NGAY KẺO LỠ]

Trẻ em, trẻ sơ sinh là những đối tượng dễ bị viêm da tiếp xúc. Viêm da tiếp xúc ở trẻ em thường có mức độ nhẹ nhưng dễ tiến triển nặng và gây biến chứng nếu cha mẹ không biết cách chăm sóc và điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin hữu ích về căn bệnh này, cha mẹ hãy tham khảo ngay.

Viêm da tiếp xúc ở trẻ em là gì? Các dấu hiệu nhận biết

Viêm da tiếp xúc là một dạng tổn thương da thường gặp khi tiếp xúc trực tiếp với các chất dị ứng, chất kích thích bên ngoài. Các tổn thương do viêm da tiếp xúc thường khởi phát ngay tại vị trí tiếp xúc, gây cảm giác ngứa rát, mẩn đỏ, mụn nước, ngứa ngáy, khó chịu. Đây là một dạng viêm da thường gặp, phổ biến ở những người có làn da nhạy cảm, mỏng manh như da trẻ em.

Theo một số nghiên cứu thống kê, có tới hơn 50% trẻ em mắc các bệnh viêm da trong những năm đầu đời, đặc biệt là giai đoạn 6 – 9 tháng tuổi. Trong đó, phổ biến nhất là viêm da dị ứng và viêm da tiếp xúc. 

Các triệu chứng viêm da tiếp xúc ở trẻ thường chỉ xảy ra ngay tại vị trí tiếp xúc
Các triệu chứng viêm da tiếp xúc ở trẻ thường chỉ xảy ra ngay tại vị trí tiếp xúc

Để nhận biết và phân biệt viêm da tiếp xúc với các bệnh da liễu liên quan, cha mẹ có thể dựa vào một số triệu chứng sau:

  • Vùng da tiếp xúc bắt đầu xuất hiện các mảng ban đỏ có dạng hình tròn hoặc dài với kích thước không đồng đều.
  • Vùng da bị tổn thương thường có dấu hiệu hơi sưng nề, gồ ghề, kèm theo cảm giác râm ran ngứa.
  • Sau khoảng vài giờ, tại vị trí các ban đỏ xuất hiện những bọng nước hoặc mụn nước mọc rải rác hoặc thành cụm.
  • Hầu hết trẻ đều cảm thấy bỏng rát kèm cảm giác đau nhức, bứt rứt và ngứa ngáy tại vùng da tổn thương. Tình trạng khó chịu này khiến trẻ thường xuyên dùng tay chà xát, cào gãi, khiến da dễ trầy xước, tăng nguy cơ bội nhiễm, nhiễm trùng. Biểu hiện là sự xuất hiện các mụn mủ, sưng nóng, đỏ, đau và chảy mủ.
  • Sau khoảng 3 ngày, các mụn nước có xu hướng tự vỡ và hình thành vảy tiết, mảng bong tróc da. 

Các triệu chứng viêm da tiếp xúc ở trẻ sơ sinh có thể rầm rộ và trầm trọng hơn do làn da trẻ rất mỏng và dễ kích ứng. Nếu không được can thiệp và điều trị sớm, tình trạng này dễ lan rộng, tiến triển nặng và khó kiểm soát hơn.

Tại sao trẻ dễ bị viêm da tiếp xúc dị ứng

Viêm da tiếp xúc chỉ xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh. Đó là:

  • Chất gây kích ứng (chiếm khoảng 80%): Bao gồm các hóa chất và những thành phần có trong chất dị ứng. Những chất này gây tổn thương da thông qua các phản ứng dị ứng.
  • Chất dị ứng (chiếm khoảng 20%): Bao gồm các tác nhân như lông động vật, phấn hoa, thời tiết lạnh… gây tổn thương da thông qua việc kích thích hệ miễn dịch của da giải phóng các hóa chất trung gian gây dị ứng như IgE, histamin, Prostaglandin… gây ra các triệu chứng lâm sàng.

Các tác nhân gây bệnh bao gồm:

  • Đồ chơi, các vật dụng làm bằng cao su.
  • Bị côn trùng đốt.
  • Núm ti giả.
  • Quần áo, tã và giày dép
  • Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, giảm đau, hạ sốt.
  • Hóa chất, nước xả vải, bột giặt, kem dưỡng ẩm, kem trị hăm….
  • Phấn hoa
  • Tiếp xúc với kim loại như niken, bạc, inox, sắt,…
  • Viêm da tiếp xúc ánh sáng
Sử dụng tã, bỉm sai cách, ít thay có thể là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị viêm da tiếp xúc
Sử dụng tã, bỉm sai cách, ít thay có thể là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị viêm da tiếp xúc

Những trẻ có nguy cơ mắc viêm da tiếp xúc cao hơn:

  • Các bé gái: Theo một số kết quả thống kê, viêm da tiếp xúc ở trẻ em có tỷ lệ xuất hiện ở các bé gái cao hơn các bé trai.
  • Trẻ sinh non: Trẻ sinh non, thiếu tháng có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, khả năng đề kháng kém hơn nên dễ bị kích thích bởi các tác nhân bên ngoài.
  • Trẻ có cơ địa nhạy cảm: Những trẻ có cơ địa nhạy cảm, cơ địa dị ứng, có tiền sử mắc các bệnh liên quan đến cơ địa như viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa, hen suyễn, lupus ban đỏ… có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Trẻ có cha mẹ mắc bệnh: Nếu bố hoặc mẹ hoặc cả bố và mẹ đều có tiền sử mắc các bệnh lý liên quan đến cơ địa thì khả năng trẻ mắc bệnh sẽ cao hơn.

Viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ em có nguy hiểm không?

Về bản chất, viêm da tiếp xúc ở trẻ em không phải là bệnh lý nguy hiểm. Các triệu chứng thường có mức độ nhẹ, khu trú, ít lan tỏa và thường đáp ứng tốt với các biện pháp điều trị. Mặc dù ít ảnh hưởng đến sức khỏe những bệnh cũng khiến trẻ quấy khóc, khó chịu, bỏ ăn, bỏ bú trong khoảng thời gian mắc bệnh. Tình trạng này nếu kéo dài có thể dẫn tới chứng biếng ăn, chậm lớn, kém phát triển.

Ngoài ra, trong một số trường hợp trẻ có cơ địa yếu, điều trị muộn hoặc không đúng cách, bệnh có thể diễn tiến nặng và gây ra những biến chứng nguy hiểm:

  • Biến chứng viêm da tiếp xúc bội nhiễm: Là biến chứng thường gặp do trẻ thường xuyên cào giã, chà xát gây ra các vết thương hở, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm xâm nhập. Bệnh lý này khác nguy hiểm và có thể dẫn tới nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết nếu không được can thiệp, điều trị kịp thời.
Nhiễm trùng, bội nhiễm vi khuẩn gây mụn mủ, mụn viêm có thể gặp ở những trẻ bị viêm da không được chăm sóc điều trị đúng cách
Nhiễm trùng, bội nhiễm vi khuẩn gây mụn mủ, mụn viêm có thể gặp ở những trẻ bị viêm da không được chăm sóc điều trị đúng cách
  • Hoại tử da: Là biến chứng khi viêm da tiếp xúc bội nhiễm không được điều trị kịp thời, khiến vùng da bị tổn thương mất chức năng sinh lý bình thường và cần phải cắt bỏ. Đây là biến chứng khá nặng nề, là điều kiện có thể dẫn tới nguy cơ ung thư da. 

Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị viêm da tiếp xúc phải làm sao?

Viêm da tiếp xúc ở trẻ em thường có diễn tiến nhanh và dễ biến chứng nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời. Các biện pháp điều trị có thể giúp trẻ cải thiện nhanh những triệu chứng khó chịu, ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn. Lựa chọn các biện pháp điều trị phù hợp, cha mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở khám chữa uy tín để được chẩn đoán xác định bệnh và hướng dẫn cách điều trị đúng đắn.

Một số giải pháp điều trị viêm da tiếp xúc ở trẻ em cha mẹ có thể tham khảo gồm:

Cách chăm sóc trẻ bị viêm da tiếp xúc tại nhà

Trẻ em là nhóm đối tượng nhạy cảm, dễ gặp tác dụng phụ khi dùng thuốc. Vì vậy, trong những trường hợp nhẹ, các biện pháp chăm sóc tại nhà dưới đây có thể giúp trẻ cải thiện triệu chứng mà không cần dùng đến thuốc Tây.

  • Tắm nước mát: Ngay sau khi phát hiện tình trạng viêm da tiếp xúc, cha mẹ nên cho trẻ tắm nước mát. Cách làm này có thể giúp rửa trôi các tác nhân gây bệnh, đồng thời làm dịu da, cải thiện sự ngứa ngáy, khó chịu trên da trẻ. Để tăng hiệu quả, mẹ có thể cho thêm 1 vài giọt tinh dầu khuynh diệp hoặc tràm, hoặc bạc hà để sát trùng và giảm ngứa ngáy.
  • Thoa kem dưỡng ẩm: Kem dưỡng ẩm cung cấp các dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh. Thoa kem dưỡng ẩm ngay sau khi làm sạch da có thể giúp giảm mức độ tổn thương do viêm da tiếp xúc. Cha mẹ cần cân nhắc lựa chọn các loại kem dưỡng ẩm có thành phần kháng khuẩn, làm dịu da an toàn, không chứa cồn hoặc hương liệu dễ gây kích ứng.
kem dưỡng ẩm có tác dụng làm dịu da và bảo vệ làn da trẻ khỏi các tác nhân gây bệnh
kem dưỡng ẩm có tác dụng làm dịu da và bảo vệ làn da trẻ khỏi các tác nhân gây bệnh
  • Uống nhiều nước: Nước giúp tăng cường quá trình thanh lọc và thải độc cơ thể, điều hòa hoạt động miễn dịch, giúp cải thiện và ngăn ngừa các tổn thương trên da hiệu quả.
  • Ăn uống đủ chất và an toàn: Một chế độ dinh dưỡng tốt có thể giúp thúc đẩy và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần tránh cho trẻ sử dụng một số thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, thịt đỏ, các loại đậu phộng… vì chúng có thể khiến các tổn thương nặng hơn.
  • Hạn chế cào gãi, chà xát lên da: Các tác động này chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và bội nhiễm da. Với những trẻ nhỏ chưa nhận thức rõ mức độ nghiêm trọng, mẹ có thể giúp trẻ giảm ngứa ngáy bằng cách áp lạnh (chườm lạnh) lên vùng da bị tổn thương.
  • Cho trẻ mặc quần áo thông thoáng: Việc làm này nhằm hạn chế tối đa các ma sát lên vùng da tiếp xúc.
  • Bảo vệ da trẻ: Bằng cách hạn chế cho trẻ vui chơi ngoài trời, ở những khu vực đông người hoặc các khu vực bị ô nhiễm. Nên thoa kem chống nắng để hạn chế các tác động của tia UV.

Các biện pháp trên đây không chỉ có hiệu quả cải thiện triệu chứng trong những trường hợp, mà với các trường hợp nặng hơn, chúng có thể hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt.

Áp dụng các mẹo dân gian

Phương pháp này sử dụng các loại thảo dược có sẵn, an toàn, lành tính để cải thiện các triệu chứng ngoài da. Một số mẹo chữa viêm da tiếp xúc cho trẻ mẹ có thể tham khảo như:

  • Tắm nước lá thảo dược: Các loại nước tắm từ lá khế, tía tô, sài đất… có tác dụng sát khuẩn nhẹ, làm sạch da, làm dịu da và cải thiện triệu chứng bệnh ngoài da hiệu quả. Mẹ chỉ cần rửa sạch nguyên liệu rồi cho vào nồi đun cùng nước sôi. Sau đó, chắt lấy nước và pha loãng với nước lạnh đến nhiệt độ vừa phải. Thực hiện mỗi tuần 3 – 4 lần để cải thiện triệu chứng tốt nhất.
Sử dụng một số loại lá cây để tắm rửa giúp làm dịu da và cải thiện các triệu chứng bên ngoài
Sử dụng một số loại lá cây để tắm rửa giúp làm dịu da và cải thiện các triệu chứng bên ngoài
  • Thoa nước lá ổi: Lấy 5 – 7 lá ổi tươi, rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước. Dùng khăn vải mềm hoặc bông gòn thấm nước lá ổi thoa nhẹ lên vùng da bị viêm.
  • Dùng tỏi ngâm rượu: Lấy một vài tép tỏi, bóc vỏ, ngâm với rượu trong khoảng 7 – 10 ngày hoặc cho đến khi thấy rượu trong bình đổi sang màu vàng. Dùng bông gòn hoặc tăm bông thấm rượu tỏi và chấm, thoa lớp mỏng lên vùng da bị viêm.

Điều trị viêm da tiếp xúc ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bằng thuốc tây

Với những trường hợp viêm da tiếp xúc có mức độ tổn thương nặng hơn, có xu hướng lan tỏa, cha mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được khám và dùng thuốc điều trị. Các loại thuốc trẻ có thể được dùng gồm:

Thuốc bôi ngoài da:

  • Dung dịch sát khuẩn ngoài da: Dung dịch Jarish, hồ nước, thuốc tím…
  • Thuốc bôi chứa corticoid: Bao gồm Hydrocortison, Fluocinolone… có tác dụng chống viêm, giảm ngứa, co mạch nhanh.  Nhóm thuốc này gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho trẻ nên chỉ được sử dụng khi thực sự cần thiết dưới sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Không được dùng quá 4 tuần.

Thuốc uống:

  • Thuốc kháng histamin: Được bào chế dạng dung dịch hoặc viên nén tiện sử dụng, khá an toàn với trẻ nhỏ để giảm ngứa.
  • Thuốc kháng sinh: Được sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ trong các trường hợp viêm da tiếp xúc bội nhiễm hoặc có nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn.
  • Thuốc khác: Bao gồm thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt…
Thuốc điều trị viêm da tiếp xúc cho trẻ chỉ nên sử dụng khi có đơn thuốc của bác sĩ
Thuốc điều trị viêm da tiếp xúc cho trẻ chỉ nên sử dụng khi có đơn thuốc của bác sĩ

Trẻ em là đối tượng rất dễ gặp các tác dụng không mong muốn của thuốc Tây. Do vậy, cha mẹ chỉ nên sử dụng thuốc điều trị viêm da tiếp xúc ở trẻ khi có đơn thuốc của bác sĩ. Với các loại thuốc bôi không được tự ý sử dụng, cho dù lần trước đã có đơn của bác sĩ thì những lần tái phát sau vẫn cần đi khám và chỉ định lại mới được dùng.

Chữa viêm da tiếp xúc ở trẻ em bằng thuốc Đông y

Đây là phương pháp sử dụng thảo dược tự nhiên khá an toàn và hiệu quả với trẻ nhỏ. Nhờ áp dụng nguyên tắc tác động vào căn nguyên, loại bỏ tác tác nhân gây bệnh từ trong ra ngoài nên phương pháp này thường cho hiệu quả lâu dài và toàn diện.

Một số bài thuốc chữa viêm da tiếp xúc ở trẻ em gồm:

  • Bài thuốc Ngân kiều tán: Kinh giới 4 – 6g, đậu cổ 8 – 12g, kim ngân hoa 8 – 12g, cát cánh 6 – 12g, ngưu bàng 8 – 12g, cam thảo 5g,  liên kiều 8 – 12g, lá tre 6 – 8g, bạc hà 6 – 10g, mộc thông 10g, bạch truật 8g. Uống mỗi ngày 1 thang, cho trẻ uống thành 3 lần, sau bữa ăn ít nhất 30 phút.
  • Bài thuốc Thanh ôn bại độc ẩm: Tê giác 2 – 4g, huyền sâm 8 – 16g, thạch cao 40 – 80g, sinh địa 16 – 20g, cam thảo 4 – 8g, cát cánh 8 – 12g, đan bì 8-12g, hoàng cầm 8 – 12g, sơn chi 8 – 16g, tri mẫu 8 – 12g, hoàng liên 4 – 12g, liên kiều 8 – 12g, trúc diệp 8 – 12g. Uống mỗi ngày 1 thang, cho trẻ uống thành 3 lần, sau bữa ăn ít nhất 30 phút.

Hàm lượng và thành phần các bài thuốc này cần được gia giảm theo độ tuổi, thể trạng và thể bệnh của mỗi trẻ. Do vậy, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở khám chữa YHCT để được chân bệnh và bốc thuốc phù hợp.

Phòng bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ em

Viêm da tiếp xúc thường dễ tấn công những đối tượng có làn da mỏng, yếu như trẻ em và gây ra rất nhiều ảnh hưởng. Do vậy, cha mẹ cần có những biện pháp để phòng tránh căn bệnh da liễu này. Một số phương pháp phòng bệnh có hiệu quả:

  • Hạn chế để trẻ tiếp xúc, vui chơi tại các khu vực có nhiều cây cối, côn trùng, hóa chất, nhựa…
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, môi trường sống, học tập và vui chơi của trẻ.
  • Lựa chọn các sản phẩm kem dưỡng ẩm để bảo vệ và tăng cường khả năng đề kháng của da.
  • Lựa chọn tã, bỉm, quần áo có chất liệu mềm, dễ thông thoáng, có kích thước phù hợp.
  • Xây dựng thực đơn dinh dưỡng đủ chất, hạn chế sử dụng các thực phẩm dễ gây kích ứng, dị ứng.
  • Khuyến khích trẻ uống nhiều nước, tích cực hoạt động thể chất để rèn luyện và nâng cao thể chất.

Viêm da tiếp xúc dị ứng ở trẻ là một tình trạng phổ biến, lành tính nhưng cũng có thể trở nên nguy hiểm nếu cha mẹ chủ quan, không có biện pháp điều trị đúng đắn, kịp thời. Bài viết trên đây đã chia sẻ những thông tin hữu ích giúp cha mẹ biết cách chăm sóc, điều trị và phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả. Trong những trường hợp nghiêm trọng, hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được được điều trị đúng cách.

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Cập nhật lúc: 11:09 Sáng , 30/11/2024

Tin liên quan

3 Phương Pháp Điều Trị Viêm Da Tiếp Xúc Thông Dụng Nhất

Điều trị viêm da tiếp xúc là biện pháp cần thiết để bảo vệ sức khỏe, tránh biến chứng. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý và thể trạng mỗi...

Bệnh Viêm Da Tiếp Xúc Ở Mặt Do Đâu? Cách Trị An Toàn, Hết Sẹo

Viêm da tiếp xúc ở mặt là một bệnh ngoài da phổ biến gây nên nhiều triệu chứng khó chịu như da khô nứt nẻ, ngứa rát, sưng tấy và...

viêm da tiếp xúc cần kiêng gì

Viêm Da Tiếp Xúc Cần Kiêng Gì? Nên Làm Gì Để Bệnh Nhanh Khỏi Nhất

Viêm da tiếp xúc là căn bệnh phổ biến và có thể dễ dàng khởi phát ở nhiều đối tượng khác nhau. Chủ quan trong điều trị và phòng ngừa...

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *