Nấm lưỡi bản đồ là tình trạng viêm lành tính của lưỡi, có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Nữ giới là đối tượng mắc bệnh nấm lưỡi bản đồ ở người lớn phổ biến hơn so với nam giới. Ở trẻ nhỏ, lưỡi bản đồ cũng là căn bệnh phổ biến nhiều bé gặp phải và trải qua từ giai đoạn nặng đến nhẹ, tuy nhiên vì là bệnh lành tính nên có thể tự khỏi và không để lại di chứng. Vậy nguyên nhân nào gây ra bệnh nấm lưỡi bản đồ ở trẻ em, ở người lớn? Dấu hiệu và cách điều trị bệnh này như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Bệnh nấm lưỡi bản đồ ở trẻ em
Nấm lưỡi bản đồ ở trẻ em là một tình trạng rối loạn lành tính ở bề mặt lưỡi. Bình thường lưỡi được bao phủ bởi nhú lưỡi, màu trắng hồng, ngắn và mịn. Ở người bị nấm lưỡi bản đồ, bề mặt lưỡi không có nhú lưỡi, thay vào đó là một khoảng đỏ, nhăn, có viền bao quanh đồ.
Ban đầu chỉ có một vết nhỏ sau đó lan rộng ra, các vết này liên tục thay đổi vị trí, hình dạng và kích thước, không có hình dạng nhất định, những gờ hình ngoằn ngoèo nên gọi là nấm lưỡi bản đồ (địa lý) hoặc nấm lưỡi di cư lành tính.
Nấm lưỡi bản đồ ở trẻ em là một tình trạng rối loạn lành tính ở bề mặt lưỡi
Nấm lưỡi bản đồ là bệnh không biến chứng, không ảnh hưởng đến sức khỏe, không truyền nhiễm và không phải là triệu chứng của nhiễm trùng hay ung thư nhưng có thể gây khó chịu và tăng độ nhạy cảm của lưỡi với một số chất, chẳng hạn như gia vị, muối, ớt… thậm chí là đồ ngọt.
Nguyên nhân bệnh nấm lưỡi bản đồ
Trẻ bị nấm lưỡi bản đồ có thể là do những sự thay đổi khi mọc răng sữa
Nguyên nhân gây nấm lưỡi bản đồ ở trẻ hiện vẫn chưa được tìm ra nên chưa có biện pháp phòng bệnh. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận thấy có những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng bị lưỡi bản đồ như:
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh nấm lưỡi bản đồ
- Người có bệnh nền là bệnh vảy nến, tiểu đường, thiếu máu, hen suyễn…
- Cơ thể trẻ thiếu các vitamin nhóm B như vitamin B1, B2, B6 và B12
- Sau khi tiêm vắc-xin, cơ thể trẻ phản ứng quá mạnh
- Trẻ bị nhiễm giun cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của bệnh nấm lưỡi bản đồ.
- Trẻ bị nấm lưỡi bản đồ có thể là do những sự thay đổi khi mọc răng sữa. Khi bé mọc xong răng sữa bệnh sẽ tự biến mất. Tuy nhiên, nếu bệnh không khỏi sau khi bé mọc răng thì là do nguyên nhân khác gây bệnh.
Phương pháp chẩn đoán bệnh nấm lưỡi bản đồ
Để chẩn đoán bệnh nấm lưỡi bản đồ, bác sĩ sẽ dựa vào các dấu hiệu lâm sàng của bệnh đồng thời thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng để phân biệt với một số bệnh ở khoang miệng.
Dấu hiệu lâm sàng
Khi bị nấm lưỡi bản đồ nhiều người sẽ xuất hiện kèm theo tình trạng nứt lưỡi
Dấu hiệu lâm sàng của bệnh nấm lưỡi bản đồ bao gồm:
- Những vết có màu đỏ, hình dáng bất thường ở rìa lưỡi hoặc đầu lưỡi.
- Những vết không có tính cố định, thường xuyên thay đổi vị trí, hình dáng, kích thước.
- Xuất hiện kèm theo tình trạng nứt lưỡi. Có khoảng 40% bệnh nhân gặp triệu chứng này, đây là tình trạng xuất hiện những rãnh sâu trên bề mặt lưỡi.
- Các tổn thương có ranh giới viền màu trắng rõ ở giữa màu đỏ và trụi gai nhú ở bề mặt lưỡi. Viền gờ màu trắng này có ngày di chuyển đến ở phần sau lưỡi, có ngày ở gần đầu lưỡi. Hình dạng bất thường giống như bản đồ.
- Khi ăn các thức ăn cay, nóng, mặn, chua hoặc ngọt sẽ có cảm giác bỏng rát, đau, khó chịu. Tuy nhiên, có những trường hợp người bệnh không bị ảnh hưởng tới vị giác, không cảm thấy đau hay khó chịu hay không gặp phiền toái về đồ ăn nhiều gia vị.
Dấu hiệu cận lâm sàng
Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây nấm lưỡi bản đồ ở trẻ em, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm để loại trừ nguyên nhân nhân gây bệnh do nấm. Trong đó, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp soi nấm để loại trừ nhiễm nấm candida.
Bác sĩ chuyên khoa tư vấn thêm cho bạn:
Nha Chu Tán – Giải pháp đặc trị cho bệnh nấm lưỡi từ thảo dược thiên nhiên
Lấy cảm hứng từ tục nhuộm răng của người dân tộc Lự ở Lai Châu trong việc phòng và chữa các vấn đề răng miệng, công thức Nha Chu Tán được các chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng Thuốc Dân tộc – Một đơn vị hợp tác của Viện Nghiên cứu & Ứng dụng Công nghệ Nha khoa Vidental nghiên cứu và phát triển nhằm mang đến một giải pháp an toàn, hiệu quả dành cho mọi người bệnh.
Hiện nay, Nha Chu Tán được ứng dụng trong điều trị các vấn đề răng miệng tại Nha Khoa ViDental. Sau khi thăm khám kỹ lưỡng, các chuyên gia tại Vidental có thể điều chỉnh phác đồ sao cho phù hợp nhất với từng người bệnh, mang lại hiệu quả toàn diện với các chứng bệnh: nấm lưỡi, nấm khoang miệng, viêm nhiễm tại khoang miệng, loét miệng, nhiệt miệng, sâu răng, hôi miệng,…
Tùy theo nhu cầu sử dụng mà người bệnh có thể lựa chọn một trong hai bộ sản phẩm Nha Chu Tán như sau:
Bộ phổ thông:
- Thuốc bột bôi: Sản phẩm sử dụng để chấm nhẹ, bôi ngoài các vùng tổn thương trong khoang miệng.
- Nước súc miệng: Súc miệng hàng ngày có tác dụng sát khuẩn, làm thơm và hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả hơn.
Bộ cao cấp:
- Cao bôi: Sử dụng dang cao bôi trực tiếp vào vùng xuất hiện nấm, tổn thương giảm nhanh tình trạng đau rát, sưng tấy trong khoang miệng.
- Nước súc miệng: Sử dụng với mục đích sát khuẩn, làm sạch khoang miệng tương tự như bộ phổ thông.
Với thành phần từ bách thảo sương, ô long vĩ, nhân trung bạch… gia thêm một số dược liệu tạo hương, có tính sát khuẩn, Nha Chu Tán được chứng minh mang lại hiệu quả chữa trị cho hơn 80% bệnh lý răng miệng nhiều cấp độ. Đồng thời đảm bảo không gây tác dụng phụ trong quá trình dùng thuốc.
Bên cạnh đó, Nha Chu Tán còn được các chuyên gia cũng như người bệnh đánh giá cao bởi hiệu quả giảm đáng kể các triệu chứng nấm lưỡi chỉ sau 7 ngày sử dụng. Tùy vào từng tình trạng cũng như mức độ bệnh, thời gian phát huy tác dụng của thuốc có thể thay đổi ít nhiều. Song nhìn chung, 98% người bệnh đều cảm thấy dễ chịu hơn, bớt ngứa ngáy, đau rát vùng lưỡi, đặc biệt là khi nuốt.
Không chỉ có tác dụng điều trị nấm lưỡi, Nha Chu Tán được biết đến như một phương thức phòng các vấn đề răng miệng, giúp ngăn ngừa các yếu tố gây bệnh về khoang miệng như vi khuẩn từ kẽ răng, tổn thương do tác động vật lý, bỏng nướu, cặn thức ăn, vi khuẩn sâu răng,… Nhờ vậy, ngày càng có nhiều người hài lòng và lựa chọn sử dụng Nha Chu Tán.
Chị Ngọc Linh (25 tuổi, Hà Nội) tìm đến Nha Chu Tán với tình trạng nhiệt miệng, nấm lưỡi:
“Tôi bị nóng trong nên bị nhiệt thường xuyên, chỉ cần ăn đồ cay nóng tí xíu là lên nhiệt ngay. Thêm vào đó là tình trạng nấm gây đau rát ở vùng lưỡi khiến tôi rất khó chịu. Tôi đã thử nhiều cách từ kem đánh răng, nước súc miệng đến các loại thuốc xịt tây y nhưng không mấy hiệu quả. Từ hồi dùng Nha Chu Tán, vừa bôi vừa súc, tôi thấy đỡ nhiệt hẳn, hơi thở lúc nào cũng thơm tho, các vết đốm trắng trên lưỡi cũng không còn gây đau rát và mờ đi đáng kể. Giờ tôi ăn uống thoải mái, trộm vía không thấy nhiệt tái lại. Tôi rất hài lòng, sản phẩm chất lượng thế này nên được giới thiệu cho nhiều người biết.”
Còn rất nhiều người bệnh đã và đang sử dụng, đánh giá cao hiệu quả của Nha Chu Tán. Nếu bạn đang gặp các vấn đề về răng miệng, hãy liên hệ trực tiếp đến Trung tâm Nha Khoa Điều trị Vidental Care để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp:
Vidental – Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha khoa Việt Nam
- Website: vidental.vn
- Facebook: Fanpage Nha Khoa ViDental
- Zalo: Viện Nha Khoa Vidental
- Hotline: 0888298102
Bệnh nấm lưỡi bản đồ có nguy hiểm không?
Nhiều phụ huynh khi thấy con mình mắc bệnh đều lo lắng, sốt ruột không biết nấm lưỡi bản đồ có nguy hiểm không, có ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của bé không? Các chuyên gia cho biết, bệnh nấm lưỡi bản đồ ở trẻ em là bệnh lành tính, không nguy hiểm và không gây biến chứng cho trẻ.
Tuy nhiên, tùy theo thể trạng, cơ địa của từng bé mà xảy ra tình trạng viêm dẫn đến nhiễm trùng, khiến lưỡi của bé bị nứt, gây đau rát, khó chịu, dẫn đến trẻ lười ăn, bỏ ăn và suy dinh dưỡng.
Ngoài ra, bệnh nấm lưỡi bản đồ là một rối loạn lành tính, không liên quan đến vi khuẩn, virus hay nấm nên không có tính chất lây lan cho người khác.
Điều trị bệnh nấm lưỡi bản đồ
Cà tím rất an toàn và đạt hiệu quả cao trong việc chữa bệnh nấm lưỡi bản đồ
Hiện nay vẫn chưa có cách điều trị nấm lưỡi bản đồ đặc hiệu ở trẻ. Nếu trẻ ăn uống bình thường, không đau, không khó chịu thì không cần điều trị, chỉ cần chú ý vệ sinh răng miệng hàng ngày, định kỳ lấy cao răng 6 tháng một lần, trong chế độ ăn uống cần hạn chế đồ ăn nóng, kích thích, nhiều gia vị, tránh đồ uống có cồn.
Trường hợp trẻ bị đau, ngứa, khó chịu, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ điều trị và kê đơn thuốc điều trị triệu chứng như: thuốc giảm đau, chống viêm, nước súc miệng có gây tê hay chất kháng histamin.
Ngoài việc sử dụng thuốc để điều trị nấm lưỡi bản đồ ở trẻ em, còn có nhiều cách chữa nấm lưỡi bản đồ bằng dân gian từ các dược liệu có sẵn trong tự nhiên như rau ngót, cà tím…
- Chữa nấm lưỡi bản đồ bằng rau ngót: Rau ngót là loại cây có công dụng thanh nhiệt cơ thể, diệt khuẩn, khắc phục tình trạng lở loét, viêm nhiễm, tái tạo và hồi phục các tế bào tổn thương… Trong rau ngót còn chứa nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể và sức như vitamin C, canxi, photpho, acid amin… Do đó, rau ngót được áp dụng như một bài thuốc lành tính, hiệu quả trong việc điều trị bệnh nấm lưỡi bản đồ ở trẻ em.
Cách làm như sau: rửa sạch rau ngót, để ráo sau đó đem đi giã hoặc xay nát rau ngót. Có thể cho thêm vài hạt muối để tăng tính sát khuẩn. Sau khi hoàn thành việc giã nát rau, thêm một ít nước đun sôi để nguội để trộn hỗn hợp. Lọc lấy nước cốt rau ngót. Sau đó sử dụng gạc y tế để lấy nước hỗn hợp, chấm gạc xuống nước rau ngót vừa chắt, nhẹ nhàng lau sạch miệng cho trẻ. Thực hiện phương pháp này từ 3 – 4 lần sau khi ăn và trước khi đi ngủ để bé mau khỏi bệnh.
- Cách chữa nấm lưỡi bản đồ bằng cà tím: Thành phần của cà tím có chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng cho cơ thể như vitamin B6, vitamin C, kali rất dồi dào, có tác dụng chống oxy hóa, tăng cường sức khỏe tim mạch và răng miệng rất tốt. Do đó, phụ huynh hoàn toàn yên tâm khi áp dụng cách chữa nấm lưỡi bản đồ bằng dân gian này tại nhà đơn giản và rất an toàn cho trẻ.
Cách làm như sau: Cà tím rửa sạch, bỏ cuống, để nguyên vỏ rồi cắt thành các lát mỏng. Sau đó, cho cà tím vào nồi nước, đun sôi từ 10 – 15 phút đến khi cà tím nhừ. Vớt ra để nguội sau đó cho vào máy xay để ép lấy nước, bỏ bã. Mẹ có thể cho trẻ uống bát nhỏ nước cà tím mỗi ngày để nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng của bệnh nấm lưỡi. Kiên trì thực hiện tối thiểu 2 tuần sẽ thấy bệnh thuyên giảm rõ rệt.
Ngoài ra, cha mẹ nên bổ sung vào bữa ăn hàng ngày của bé các loại trái cây, rau xanh, sinh tố… ăn đồ nguội, lỏng như cháo súp để giúp bé đỡ đau và mau lành tổn thương.
Bất kỳ độ tuổi hay giới tính nào cũng có thể mắc nấm lưỡi bản đồ. Khi phát hiện trẻ có biểu hiện của bệnh, nên đưa trẻ đi khám để xác định chính xác, loại trừ các bệnh lý khác và điều trị nếu trẻ đau, khó chịu, bỏ ăn.
Tư vấn thêm cho bạn